Người làm dâu trăm họ phải sáng tạo
Từ anh thợ cơ khí, bếp trưởng Phan Xuân Vũ của nhà hàng Rạng Đông chuyển hẳn sang nghề bếp. Bởi theo anh, hai nghề tưởng chừng như không có bà con này lại có một điểm chung: sáng tạo.
Món mang cho khách là món độc chiêu
Câu chuyện về nghề của bếp trưởng Phan Xuân Vũ được bắt đầu trong gian bếp mới tinh và hơi ngợp vì… khói. Anh cho biết: “Hầm xương bằng than để tiết kiệm. Đạo đức của người làm bếp là không gian tham của khách và biết tiết kiệm cho doanh nghiệp”.
Phan Xuân Vũ nhớ lại, hồi đó sáng đi làm cơ khí, tối về phụ nhà hàng cho người anh kết nghĩa. Là thợ cơ khí lành nghề, được đào tạo bài bản nhưng lại không có vốn mở tiệm. Trong khi đó, anh phát hiện mình có năng khiếu làm bếp và rồi mê bếp lúc nào không hay. Anh quyết định gắn bó đời mình với bếp mà không một chút hối hận.
Anh Vũ nói: “Cơ khí và bếp đều đòi hỏi sự sáng tạo. Đứng nấu, nêm gia vị này kia để có món mới. Có lẽ tình yêu bếp đã nhiễm trong máu tôi rồi”.
Video đang HOT
“Phải biết cách sử dụng lửa, chảo phải cực nóng để hạt cơm khô ráo, săn chắc. Thích nhất là nhìn lửa cuộn vô trong cơm”, bếp trưởng Vũ nhớ lại món cơm chiên Dương Châu lần đầu tiên được nấu sau một năm làm phụ bếp.
Sau 24 năm trong nghề, học hỏi đồng nghiệp, trường lớp, tu nghiệp nước ngoài… Đến nay, bếp trưởng Vũ có trong tay trên 1.000 món ăn, anh tự tin về sở trường chế biến các món Việt, Âu – Á, Hoa.
Bếp trưởng Vũ, hiện đang là chuyên gia ẩm thực, có nhiệm vụ quản lý ba nhà hàng chi nhánh của Rạng Đông. Theo anh, công việc của đầu bếp là sáng tạo món ăn mới, còn phong cách phải tuân theo chuẩn của nhà hàng. Đầu bếp cần phải có kỹ thuật, kỹ năng để tiếp xúc được nhiều hạng khách. Làm dâu trăm họ để vừa lòng tất cả khách hàng. Khách hàng mỗi người mỗi tính, làm sao để khách đều hài lòng về món ăn mình nấu. Phải giao lưu với khách hàng, ghi nhận ý kiến khách hàng để cho ra sản phẩm mới.
“Với một người đầu bếp, phải đặt hết tâm huyết vào món ăn cho dù đó là món dân dã hay cao cấp. Làm sao phải thật xuất sắc để mỗi món ăn khi mang ra thực khách đều là món độc chiêu”, anh chia sẻ.
Làm mới món cũ
Món đơn giản nhưng lắm công phu: ốc bươu nướng tiêu xanh.
Một số món ăn quen thuộc được bếp trưởng Vũ làm mới lại mà nhiều thực khách ưa chuộng có thể kể đến là ếch ủ muối, ốc bươu nướng tiêu, kim chi Việt Nam, bún riêu ngon nhất… Món kim chi Hàn Quốc được biến tấu chút ít về gia vị để thành kim chi Việt Nam, phù hợp với khẩu vị, khí hậu Việt Nam và người Hàn Quốc cũng có thể dùng được. Kim chi Việt Nam còn được dùng kết hợp với các nguyên liệu để ra món kim chi nghêu, cá, hải sản, bò… Món bún riêu ngon nhất có thêm bánh phồng mè, hải sản, nước lèo nấu từ cua đồng nguyên chất. Trong khi đó, món ốc bươu nướng tiêu xanh nhìn có vẻ đơn giản nhưng chế biến lại khá kỳ công. Những con ốc bươu đồng mập, miệng đầy, nặng, nướng tiêu xanh thơm phức. Công phu ở chỗ làm sao để ốc sạch nhớt, khi lôi ra thịt ốc vẫn còn nguyên vẹn và canh ngọn lửa nướng sao cho thịt ốc săn chắc và thấm gia vị.
Đam mê của bếp trưởng Vũ chính là sáng tạo, pha phối gia vị mang lại hương vị mới cho món ăn cũ. “Một bếp trưởng thành công là phải có đạo đức, tác phong, cái tâm, quyết đoán trong công việc. Nhiệt tình, lăn xả với anh em. Khi có sự cố phải là người đầu tiên nhận trách nhiệm, nhận cái khó trước”, Vũ tâm sự.
Theo LĐO
Sò lụa Sông Cầu
Thị xã Sông Cầu (Phú Yên) nằm bên bờ vịnh Xuân Đài, nơi được Bộ VH-TT-DL công nhận là danh lam thắng cảnh cấp quốc gia vào năm 2011. Do địa hình vịnh đầm trải dài nên Sông Cầu có nhiều loài hải sản tươi ngon nổi tiếng cả nước như ghẹ, tôm, ốc, cá và đặc biệt hơn là các loại sò.
Ngon ngọt sò lụa hấp - Ảnh: Tấn Trực
Đến Sông Cầu, có thể ngồi trong những quán nhỏ dưới rừng dừa xanh, hoặc theo ngư dân ra tận bờ vịnh đầm để tham quan thắng cảnh, thưởng thức món ngon. Riêng món sò lụa, thưởng thức ở quán nào, nấu thế nào cũng có vị nồng thơm ngon ngọt của nó. Đặc điểm của sò lụa cũng như sò huyết, chỉ có điều vỏ trơn không sọc. Sò được ngư dân bắt ngâm dưới đầm rồi sau đó chế biến thành nhiều món, nhưng sò lụa hấp vẫn giữ được vị trí "độc tôn" vì nó ngon cả phần thịt, ngọt lẫn phần nước.
Cả gia đình cùng nhau quây quần, phía trước là đầm nước mênh mông, sóng dợn nghìn trùng. Chỉ trong tích tắc, chủ quán đã chế biến xong món sò lụa hấp. Khách có thể yêu cầu hấp một nồi to một lần mấy kg, cứ thế cả nhà mở bung nắp vung hơi bốc nghi ngút, múc ra từng tô ăn cho nóng. Từng con sò lụa há nắp để lộ bên trong phần thịt trắng hồng, ăn vừa dai vừa thơm ngọt. Ăn sò hấp nóng chấm với muối giã kèm ớt xanh có pha sữa tươi được để trong từng chiếc đĩa nhỏ làm cho bữa ăn ngon lại càng ngon hơn.
Một phần rất ngon không thể bỏ qua nữa là nước sò. Đây được xem là nước cốt, trong veo nguyên chất vì khi hấp không hề chế nước mà nước này tự tiết ra ở mỗi con sò trong quá trình áp nhiệt. Ta dùng muỗng hoặc dùng vỏ sò múc húp mới diễn tả hết độ ngon. Nếu thích cũng có thể lấy phần nước này đem nấu cháo, hấp dẫn không cưỡng được.
Đến Sông Cầu vừa được nghỉ mát vừa được ăn hải sản ngon rẻ, ai cũng thích. Có lẽ sự hòa hợp nhiều yếu tố nên vùng đất Sông Cầu mới có những món hải sản ngon như thế.
Theo TNO
[Chế biến]- Tôm nướng chanh Để tôm hùm được ngon, ngọt và thịt mềm, bạn nên vặn nóng lò trước khi cho tôm vào, khi nướng dùng dụng cụ phết dầu ăn để phết xốt bơ tỏi cho thấm, đều. Món ăn này dùng chung với rượu vang trắng rất ngon. Nguyên liệu Tôm hùm: 500g Bơ: 100g 150g măng tây, 1 thìa cà phê ngò tây băm...