“Người lái đò” nhiệt tâm, hết mình vì học trò vùng cao Điện Biên
Suốt 19 năm gắn bó với học trò vùng cao, cô Nguyễn Thị Hà, giáo viên Trường Trung học phổ thông Phan Đình Giót (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) luôn trăn trở mỗi khi nghe các em nói về ước mơ được ăn no, mặc ấm.
Ước mơ áo ấm cho em…
Năm 2004, sau khi tốt nghiệp ra trường, cô giáo trẻ Nguyễn Thị Hà về nhận công tác tại trường THPT Phan Đình Giót. Mặc dù nằm trong lòng thành phố Điện Biên Phủ, nhưng trường vẫn có 70% học sinh là con em các dân tộc thiểu số.
“Các em tới từ các huyện vùng sâu, vùng xa trong tỉnh như Tủa Chùa, Mường Nhé, Nậm Pồ, Điện Biên Đông, Mường Chà. Đa số đều có hoàn cảnh khó khăn như gia đình đông con, hộ nghèo, mồ côi. Có em còn mắc các căn bệnh hiểm nghèo”, cô Hà chia sẻ.
Trong quá trình công tác, có những ngày mùa đông, đứng trên bục giảng nhìn thấy các em co ro trong manh áo mỏng, hoặc những ngày đầu năm học đón các tân học sinh đen gầy, nhút nhát… cô giáo trẻ bỗng thấy chạnh lòng.
Cô Nguyễn Thị Hà (bên trái) trao học bổng cho học sinh. (Ảnh: NVCC)
Cô tâm sự: Ở Điện Biên, bà con dân tộc thiểu số có cuộc sống khó khăn, có những bản vùng sâu, vùng xa có 100% là hộ nghèo, cận nghèo. Nhiều gia đình đông con, có tới 9 thậm chí là hơn 10 người con.
Cuộc sống của họ thường chỉ dựa vào nương sắn, nương ngô, lúc được, lúc mất. Có được mùa thì đường xá đi lại khó khăn, bà con phải mất cả ngày trời mới mang nông sản ra vùng trung tâm bán được. Còn nếu để thương lái vào tận nhà thu mua thì giá lại vô cùng rẻ. Chính vì thế, thu nhập chính cũng chẳng có đáng bao nhiêu. Việc thiếu ăn, thiếu mặc cứ thế tiếp nối từ ngày này sang ngày khác.
“Vì ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, môi trường sống lại tạm bợ, chịu đủ mưa gió và rét buốt nên sức khoẻ, vóc dáng bị ảnh hưởng. Có những em học sinh cấp 3 mà người chỉ bé nhỏ như học sinh lớp 4, lớp 5 ở vùng thuận lợi. Nhiều em bị mắc các căn bệnh như má.u trắng, lách to, viêm nhiễm nặng và các dị tật bẩm sinh”, cô Hà tiếp lời.
Không chỉ thế, các em còn thiếu tự tin, ngại giao tiếp, thụ động, không có chí tiến thủ, không có ước mơ. Nhiều em không thích đi học hoặc gia đình không muốn cho đi học mà bắt ở nhà làm việc. Số ít em ước mơ được đến trường thì gia cảnh nghèo khó, không có đủ chi phí để học tập.
Với mong muốn đồng hành, hỗ trợ các em học sinh dân tộc thiểu số tại Điện Biên tiếp tục đi học, phát triển toàn diện về tinh thần và thể chất, sống có hoài bão, có ước mơ, thoát khỏi sự nghèo khó và các hủ tục lạc hậu., từ năm 2022, cô Nguyễn Thị Hà dần hình thành dự án “Hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số Điện Biên”.
Với mong muốn đồng hành, hỗ trợ các em học sinh dân tộc thiểu số tại Điện Biên tiếp tục đi học, phát triển toàn diện về tinh thần và thể chất, sống có hoài bão, có ước mơ, thoát khỏi sự nghèo khó và các hủ tục lạc hậu., từ năm 2022, cô Nguyễn Thị Hà dần hình thành dự án “Hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số Điện Biên”.
Video đang HOT
Ban đầu, ở nhà có quần áo, giầy dép, sách vở cũ, cô đều gói gém cẩn thận mang cho các em nhỏ. Cuối tuần rảnh cô lại làm một vài món ăn, khi thì kho nồi cá, khi rang ít thịt… Dần dần, cô vận động thêm từ bạn bè, người thân và đồng nghiệp. Lần nào cũng phải nói rất khéo để các em đỡ ngại khi nhận…
“Điểm mới là dự án từng bước chinh phục các em học sinh cũng như lan toả đến các nhà hảo tâm bằng trái tim chân thành, sự ấm áp, yêu thương của nhà giáo qua những cử chỉ, hành động, giao tiếp hàng ngày và sự thấu hiểu, sẻ chia với các khó khăn; lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của các em học sinh”, cô Hà thông tin thêm.
Người mẹ thứ hai của những học sinh vùng cao
Giải thích thêm về Dự án Hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số Điện Biên, cô Hà cho biết: Dự án bao gồm 8 tiểu phần. Đầu tiên là các tiểu dự án “Con nuôi vùng cao”, “Tủ sách cũ, tri thức mới”, cung cấp các nhu yếu phẩm hàng ngày: gạo, mì, mắm, muối, dầu ăn, tép cá khô…; các đồ dùng học tập: sách, vở, bút, cặp… để các em “no cái bụng” và yên tâm đến trường.
Các tiểu dự án: “Sữa lên vùng biên”, “Bữa cơm có đạm” nhằm bổ sung chất dinh dưỡng, phát triển thể chất và vóc dáng cho tr.ẻ e.m người dân tộc thiểu số vùng cao. Những cốc sữa mỗi sáng đến trường được các thầy cô giáo tự tay đun nước, pha sữa cho các em uống. Ly sữa đủ ấm áp để các em cảm nhận được sự thương yêu, chu đáo của thầy cô dành cho các em.
Thỉnh thoảng vào cuối tuần “Bữa cơm có đạm” được tổ chức ngon hơn cả bữa cơm ngày Tết của các em. Những món ăn đẹp mắt, hợp khẩu vị và đầy đủ dưỡng chất thu hút sự thích thú của các em. Qua đó, khoảng cách giữa cô trò cũng trở nên gần gũi, thân mến hơn.
Ảnh: NVCC.
“Túi thuố.c học đường vùng cao” gồm những loại thuố.c thông dụng như đau bụng, đau đầu, ợ hơi, vitamin C, lọ lăn chống côn trùng cắn, dầu gió… được để tại các điểm trường, nơi hầu như không được trang bị thuố.c men cũng không có hiệu thuố.c ở đó.
Dự án “Học bổng vùng cao”, “Lớp Tiếng Anh miễn phí cho trẻ dân tộc thiểu số” nhằm động viên, khích lệ các em cố gắng, vươn lên trong học tập. Dự án thể hiện sự sẵn lòng đồng hành với các em trong môn học khó nhất- môn Tiếng Anh (thứ ngoại ngữ thứ 3 các em phải học).
Dự án “Đồ chơi về bản” tạo sự vui chơi, giải trí cho tr.ẻ e.m vùng cao. Bản là nơi thức ăn chưa đủ, quần áo còn thiếu thì việc bố mẹ mua cho các con những món đồ chơi yêu thích quả là xa xỉ. Dự án ra đời đã mang về bản hàng nghìn món đồ chơi cho các em nhỏ vùng cao.
“Tôi vận dụng châm ngôn ‘cô giáo như mẹ hiền’ để triển khai, duy trì dự án. Tôi tin rằng, những điều chân thành từ trái tim của tôi đã chạm tới trái tim của không chỉ các em học sinh người dân tộc thiểu số vùng cao Điện Biên mà còn chạm tới trái tim của cộng đồng trong và ngoài các tỉnh, trên toàn quốc cũng như nước ngoài”, cô Hà tổng kết.
Tôi mong muốn Dự án “Hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số Điện Biên” ngày một phát triển, có thêm nhiều nhà hảo tâm, các mạnh thường quân đồng hành để có thêm thật nhiều em học sinh được thụ hưởng dự án. Hiện tại, dự án đang được triển khai tại hơn 20 trường, điểm trường trong tỉnh Điện Biên. Dự kiến mỗi quý sẽ phát triển thêm 3 đến 5 trường điểm trường. Hướng tới 100% huyện thị trong tỉnh đều có trường, điểm trường được hỗ trợ nếu thu hút thêm nhiều nhà hảo tâm, mạnh thường quân tham gia.
Với phương châm: Ở đâu có học sinh cần giúp đỡ, ở đó sẽ có tình yêu; cho đi là còn mãi để không ai bị bỏ lại phía sau, trong suốt gần 3 năm qua, các hoạt động trong dự án đã dần tạo được sức lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng, được nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm, đồng hành, hỗ trợ.
Nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ này, tới nay đã có gần 100 lượt học sinh được thụ hưởng chương trình “Con nuôi vùng cao”. Ngoài ra, các em học sinh thuộc 6 trường, điểm trường được uống sữa hằng ngày; hàng nghìn suất cơm có đạm được đưa tới các bản làng; hàng nghìn cuốn sách giáo khoa được thu gom tặng cho học sinh vùng cao.
Chương trình cũng đã kết nối được 23 túi thuố.c học đường vùng cao dành tặng 20 trường, điểm trường. Hơn 100 lượt tr.ẻ e.m dân tộc thiểu số được học Tiếng Anh miễn phí. Nhiều em học sinh được nhận “Học bổng vùng cao”. Nhiều điểm trường được trang bị đồ chơi…
Đặc biệt, Dự án “Hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số Điện Biên” đã được triển khai tới 22 trường, điểm trường, mang lại động lực học tập và giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống của hàng nghìn học sinh.
Nhìn lại hành trình gần 3 năm qua, cô Hà chia sẻ: Điều cô nhận được lớn nhất khi thực hiện dự án chính là những nụ cười hạnh phúc của các em khi được “tiếp sức”.
Nhìn lại hành trình gần 3 năm qua, cô Hà chia sẻ: Điều cô nhận được lớn nhất khi thực hiện dự án chính là những nụ cười hạnh phúc của các em khi được “tiếp sức”. Thậm chí, có những em đã vượt qua khó khăn để về Hà Nội học đại học. Ngày gặp lại, các em gọi cô Hà theo cách thân thương nhất: Mẹ…
Với những nỗ lực vì học trò và cộng đồng, năm 2021, cô Nguyễn Thị Hà đã vinh dự được Bộ giáo dục tặng Bằng khen và vinh danh nhà giáo tiêu biểu nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Năm 2022, cô được Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua, Cụm thi đua 7 tỉnh miền núi biên giới phía bắc năm 2022.
Sốc trước bữa ăn lèo tèo của học sinh 1 trường tiểu học: 43 nghìn/ngày, chỉ đậu phụ và vỏn vẹn 5 miếng thịt mỡ
Một số quy định về hoạt động của bếp ăn bán trú đều không được nhà trường thực hiện đúng quy trình.
Bữa ăn bán trú là một trong những yếu tố giúp níu chân học trò vùng cao. Đây là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và hỗ trợ, miễn phí hàng năm để giúp các em học sinh đủ ấm, đủ no tới trường. Tuy nhiên, một số phụ huynh lại cảm thấy chưa hài lòng và yên tâm về sức khỏe của các con, bởi chất lượng khẩu phần ăn chưa được nhà trường chú trọng.
Mới đây, chương trình Chuyển động 24h phát trên Đài truyền hình quốc gia VTV1 phản ánh suất ăn trưa bán trú "lèo tèo" tại trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Nậm Ty, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La với hơn 530 học sinh.
43 nghìn đồng cho một ngày, thay vì nhận về những bữa ăn no đủ thì thực đơn chủ đạo trong tuần của các em học sinh ở đây chỉ gồm cơm canh cùng với "món mặn" là 2 quả trứng vịt luộc hoặc 2 chiếc xúc xích rán hoặc 1 quả trứng và 1 chiếc xúc xích. Ngoài ra có bữa, học sinh được cải thiện với món thịt. Hai tháng nay, nhà trường cũng đã đưa sữa ra khỏi thực đơn ăn hàng ngày của học sinh.
Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Nậm Ty, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La
Anh Vừ Xìa Pó, một phụ huynh có con học tại trường cho biết, con chán và không thích thức ăn ở trường. Anh Vừ A Dia, một ông bố khác cũng chia sẻ, khoảng thời gian trở lại đây, hầu như vào chiều thứ 3 hay thứ 4 con hay kêu thường ăn đậu phụ, con không ăn được. Anh mong khẩu phần ăn của con được cải thiện.
Chiều thứ 4 ngày 27/11, phóng viên Chuyển động 24h đã theo chân học sinh đi lấy cơm bán trú. Với món chính là thịt và đậu, dù nói là bữa cơm có thịt nhưng chỉ có khoảng 5 miếng thịt mỡ trong cặp lồng của các em.
Ảnh VTV24
Trên bảng ba công khai của trường, bảng thực đơn niêm yết mới nhất là ngày 6/11, tức đã gần 3 tuần trôi qua. Nhiều em học sinh cảm thấy không thích thú với món ăn, có em còn cho biết có mùi trong xúc xích. Một số quy định về hoạt động của bếp ăn bán trú đều không được nhà trường thực hiện đúng quy trình.
Với món chính là thịt và đậu, dù nói là bữa cơm có thịt nhưng chỉ có khoảng 5 miếng thịt mỡ trong cặp lồng của các em.
Bà Nguyễn Thị Hà, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, dù chưa có phiếu định lượng hàng ngày nhưng thực tế thì các cháu được cho ăn đầy đủ. Tuy nhiên, các giấy tờ bà Hà đưa ra không thể hiện được bảng kê khai tài chính theo quy định.
Được biết, từ đầu năm học 2024 - 2025, bữa ăn bán trú của học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Nậm Ty đã tăng từ 720 nghìn đồng lên 936 nghìn đồng/tháng/học sinh. Nếu chia bình quân, bữa ăn hàng ngày của các em gần 43 nghìn đồng.
Sau khi nhận được thông tin, Phòng giáo dục đào tạo và UBND huyện Sông Mã đã có chỉ đạo khẩn, rà soát lại bữa ăn bán trú của trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Nậm Ty nói riêng và tất cả các trường học trên địa bàn nói chung.
Theo biên bản kiểm tra thì trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Nậm Ty chưa thực hiện công khai suất ăn bán trú; chưa niêm yết công khai nhà cung ứng thực phẩm, gia vị để phục vụ công tác nấu ăn bán trú. Ngoài ra thì thực đơn công khai tài chính nấu ăn bán trú vào ngày thứ 5, 28/11/2024 chưa thực hiện chi đủ số tiề.n đã được quy định.
Ấm lòng những bữa cơm cho trò nghèo Học sinh vùng cao, không phải em nào cũng đủ điều kiện để được hưởng chế độ ăn những bữa cơm bán trú, nội trú theo quy định của Nhà nước. Và trong thời gian qua, nhờ có những tấm lòng hảo tâm của các tổ chức, cá nhân, các em vẫn có bữa cơm, đầy đủ chất dinh dưỡng tại trường. Sự...