Người lạ tặng 12 tỷ đồng cho bé gái bị ung thư
Trong câu chuyện kỳ diệu của cô bé mắc bệnh ung thư dũng cảm này, ông già Noel không hề đến từ Bắc Cực, cũng không chui qua ống khói, mà chính là một mạnh thường quân giấu tên đã giúp em có cơ hội “được sống”.
Câu chuyện phi thường của cô bé Anna Drysdale
Cô bé Anna Drysdale sống tại hạt Oxfordshire, Vương quốc Anh được chẩn đoán mắc một loại ung thư xương hiếm vào tháng 2 năm 2017, khi chỉ vừa 5 tuổi. Kể từ thời điểm đó, cuộc sống của Anna là những chuỗi ngày chiến đấu không ngừng nghỉ với căn bệnh quái ác này.
Được biết, Anna đã trải qua một ca phẫu thuật dài để loại bỏ khối u ác tính đã phát triển tương đối lớn. Tiếp theo, cô bé còn phải gồng mình để chống chọi với những đợt hóa trị liệu diễn ra liên tiếp, thứ có thể bẻ gãy sức mạnh và ý chí của cả những người khỏe mạnh nhất. Cùng với đó, các bác sĩ cũng buộc phải loại bỏ một phần xương ở vai trái và tay rồi thay thế nó bằng xương mác từ chân phải.
Hệ quả của sự thay thế này là Anna phải ngồi xe lăn và cần được tập luyện vật lý trị liệu mỗi ngày để có thể đi lại, cũng như cử động cánh tay. Những thử thách mà Anna phải đối mặt với căn bệnh ung thư chưa hề dừng lại ở đó. Được biết, cô bé đã từng bị gãy chân, mà nguyên nhân chính đến từ việc các hóa chất để điều trị ung thư khiến xương của cô bé trở nên rất yếu.
Cô bé dũng cảm Anna Drysdale.
Sau nhiều nỗ lực điều trị, vào năm ngoái căn bệnh ung thư đã biến mất khỏi cơ thể của Anna, kể từ thời điểm đó cô bé có sự hồi phục đáng kinh ngạc, em trở nên khỏe mạnh và năng động thấy rõ. Tuy nhiên, niềm vui này chỉ đến với gia đình Anna trong một thời gian ngắn, bởi chỉ vài tháng sau đó, các bác sĩ lại phát hiện một khối u khác ở trong mô mềm trên vai cô bé.
“Tôi cảm thấy đau nhói khi phải nói với con bé rằng, ung thư đã quay trở lại. Khi nghe được tin này con bé đã rất sợ hãi vì nghĩ đến việc phải mất đi mái tóc đẹp của mình và vì sắp phải trải qua những liệu trình điều trị đau đớn như trước đó.” – Keeley, mẹ của Anna nhớ lại.
Mùa Giáng sinh năm trước quả là một kỷ niệm buồn với gia đình Anna, bởi ngay trước dịp lễ, cô bé đã phải trải qua một ca phẫu thuật để loại bỏ khối u và kế đó là 5 đợt điều trị bằng hóa chất, cùng với 6 tuần xạ trị liên tục.
Điều ước Giáng Sinh thành hiện thực
Sau những đợt điều trị này, Anna lần thứ 2 chiến thắng ung thư. Tuy nhiên, theo chẩn đoán của các bác sĩ, xác suất quay trở lại của căn bệnh quái ác này là rất cao. Với mong muốn con gái mình sẽ không còn phải chịu đựng căn bệnh này thêm một lần nào nữa, bố mẹ của Anna đã đăng ký một phương pháp điều trị ung thư mới của Trung tâm Ung thư Sloan Kettering.
Trở ngại lớn nhất đối với gia đình nhỏ này chính là chi phí. Theo đó, trước mắt cô bé sẽ cần 400.000 bảng Anh (hơn 12 tỷ đồng) để trang trải cho liệu trình điều trị cơ bản. Khả năng tài chính không cho phép, bố mẹ Anna quyết tâm thực hiện một chiến dịch kêu gọi gây quỹ cho con gái mình.
Video đang HOT
Nhiều người nổi tiếng đã chung tay kêu gọi cộng đồng quyên góp cho Anna.
Điều kỳ diệu đã đến với gia đình cô bé Anna dũng cảm, khi ngay trước thềm Giáng Sinh, một mạnh thường quân giấu tên đã giúp điều ước của cả gia đình trở thành hiện thực, khi quyên tặng cô bé dũng cảm này đúng số tiền khổng lồ mà em đang cần: 400.000 bảng Anh.
“Đến bây giờ, chúng tôi vẫn không tin được điều này là sự thật. Tôi thực sự rất biết ơn người đã tài trợ cho Anna, bởi nhờ số tiền đó con gái của chúng tôi có cơ hội được sống một cuộc sống không còn ung thư, đây chính là món quà Giáng Sinh tuyệt vời nhất không chỉ với Anna mà còn cả 2 vợ chồng chúng tôi” – Keeley chia sẻ trong niềm hạnh phúc.
Đến nay đã có gần 4000 tấm lòng hảo tâm đã chung tay gây quỹ cho cô bé Anna.
Được biết bên cạnh vị mạnh thường quân giấu tên này, đến nay đã có gần 4000 tấm lòng hảo tâm khác cũng đã chung tay gây quỹ cho cô bé Anna với số tiền gần 200.000 bảng Anh, đồng thời chung tay vào việc kêu gọi gây quỹ cho Anna.
Theo infonet
Tưởng chừng chỉ bị hạch bạch huyết thông thường, hóa ra người phụ nữ này bị ung thư đã 5 năm
Trong năm đầu tiên ở trường y, Diana Cejas đã đi đến bác sĩ vì cô thấy một cục u trên cổ. Bác sĩ nói cô đừng lo lắng về điều này và thuốc kháng sinh sẽ chữa khỏi bệnh...
Bài viết này là một phần trong loạt bài của Health, Misdiagnoses, kể về những câu chuyện từ những người phụ nữ thực sự có các triệu chứng y khoa như ung thư bị loại bỏ hoặc chẩn đoán sai:
Và dưới đây là câu chuyện của Diana Cejas:
Vào năm 2007, tôi cảm thấy trên cổ mình xuất hiện một cục u ở cổ trong những năm đầu tiên ở trường y tại Đại học Howard ở Washington DC. Tôi cố gắng trấn an bản thân không phải lo lắng nhưng thực sự không loại trừ được cảm giác không yên.
Sau một ngày học, tôi chỉ cho bạn bè xem và hỏi xem họ nghĩ gì về khối u này. Họ khuyến khích tôi kiểm tra nó, điều mà tôi cảm thấy đây dường như là một lời khẳng định khối u ở cổ tôi chẳng bình thường chút nào.
Tuy nhiên, bác sĩ ở trung tâm y tế trường lại chẩn đoán khác. Anh ấy nói, có lẽ chỉ là bệnh hạch bạch huyết. Do đó, tôi không cần phải quá lo lắng về điều này và kê đơn thuốc kháng sinh cho tôi. Tôi uống thuốc và chờ đợi, rồi khối u biến mất.
Trong vài năm sau đó, tôi vẫn không thực sự yên tâm. Cho nên, khi đi khám sức khỏe, tiêm vắc-xin hay điều trị bệnh cúm, tôi đều nhờ bác sĩ hoặc y tá xem trên cổ mình có ổn không. Và họ luôn chỉ nói một lời: Tôi bị sưng hạch bạch huyết, không có gì phải lo lắng cả.
Triệu chứng ung thư ngày càng lan rộng
Điều đáng nói là khối u dường như ngày càng phát triển. Vào năm thứ 4 tại trường y, tôi được học sang chuyên ngành phẫu thuật đầu và cổ. Trong suốt quá trình học, tôi rất muốn nói chuyện với các bác sĩ về tình trạng của mình. Các bác sĩ tại trường y tế tiếp tục nói với tôi rằng tôi không cần phải lo lắng. Vào ngày cuối cùng khi theo lớp học, tôi đã tìm được bác sĩ giảng dạy tại khoa bày tỏ lo lắng về căn bệnh mình thực sự mắc và câu trả lời vẫn là đừng lo lắng.
Điều đáng nói là khối u dường như ngày càng phát triển.
Khi tôi tốt nghiệp trường y, tôi chuyển đến làm việc tại Trung tâm y tế Tulane. Chuyển đến một thành phố mới có nghĩa là tôi phải có một bác sĩ mới chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, khi tôi có cuộc hẹn đầu tiên, tôi đã hỏi bác sĩ mới của mình nếu cô ấy có thể nhìn vào khối u trên cổ tôi, bây giờ có kích thước bằng quả óc chó. Cô ấy, không ngạc nhiên, nói với tôi rằng điều này không có gì phải lo lắng.
Tuy nhiên, trong những tháng sau cuộc hẹn đó, tôi bắt đầu có nhiều triệu chứng hơn. Khối u bắt đầu gây đau, người hơi lâng lâng, choáng váng khi cơn đau quằn lên. Một đêm nọ, khi tôi về nhà sau ca trực 28 giờ, tôi không thể ngủ được vì cục u quá khó chịu. Tôi đã quay lại gặp bác sĩ và được chẩn đoán triệu chứng lúc này có vẻ bất thường nhưng không cần quá lo lắng. Tôi cảm thấy có gì đó sai sai và cần câu trả lời cuối cùng nên được sắp xếp chụp CT.
Chụp CT chẩn đoán ung thư rồi nhanh chóng vào phòng phẫu thuật
Cầm kết quả trên tay, vị bác sĩ nói rằng tôi có thể bị bệnh động mạch cảnh hoặc paraganglioma, đó là sự phát triển của khối u trên cổ ở khu vực mà động mạch cảnh tách ra thành các mạch máu nhỏ hơn mang máu đến não. Nó có một loại khối u hiếm gặp và hầu như lành tính.
Ít lâu sau, vào tháng 7 năm 2012, tôi đã phẫu thuật cắt bỏ khối u. Tôi được cho biết rằng cuộc phẫu thuật đã diễn ra tuyệt vời, và tôi cảm thấy nhẹ nhõm hẳn.
Khối u bắt đầu gây đau, người hơi lâng lâng, choáng váng khi cơn đau quằn lên là dấu hiệu cảnh báo ung thư hạch bạch huyết rõ ràng.
Chẩn đoán mắc bệnh ung thư hiếm gặp
Tuy nhiên, điều ấy chỉ trong thời gian ngắn ngủi. Một tuần sau, khi tôi đi khâu vết thương, bác sĩ thông báo tin xấu: Khối u là ung thư và các tế bào ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết. Họ quyết định thực hiện một thủ thuật gọi là bóc tách cổ triệt để, trong đó các hạch bạch huyết và các mô khác dưới cổ được loại bỏ. Nếu nó hoạt động, tôi sẽ không bị ung thư. Nếu không, tôi sẽ phải trải qua hóa xạ trị.
Ca phẫu thuật thứ hai đã không thành công cũng như lần đầu tiên. Khi tôi thức dậy, bác sĩ phẫu thuật nói với tôi rằng sau khi anh ấy cắt bỏ các hạch bạch huyết và các mô khác, anh ấy nhận thấy động mạch cảnh trong Để ngăn chặn rò rỉ, bác sĩ phẫu thuật của tôi đã quyết định đặt một mũi khâu vào thành động mạch nhưng càng cố gắng thì động mạch lại càng vỡ ra.
Không chỉ ung thư, sau phẫu thuật, bệnh nhân còn bị đột quỵ.
Họ ngay lập tức gọi một bác sĩ phẫu thuật mạch máu đến phòng phẫu thuật để đặt mảnh ghép như một động mạch nhân tạo. Sau đó, các bác sĩ nói mọi chuyện đã ổn. Nhưng ngay sau đó, tôi cảm thấy mình như bị đột quỵ. Y tá của tôi nhận thấy những gì đang xảy ra và gọi các bác sĩ. Họ đưa tôi trở lại phòng phẫu thuật và phát hiện có một cục máu đông lớn trong động mạch nhân tạo mà họ đã đặt trong khi phẫu thuật, gây ra đột quỵ. Sau đó tôi thức dậy trong phòng chăm sóc đặc biệt. Tôi đang thở với sự trợ giúp của máy thở, và bên trái cơ thể tôi cảm thấy tê liệt. Tôi không thể di chuyển.
Phục hồi cơ thể từ bệnh ung thư và đột quỵ
Tôi bắt đầu tập vật lý trị liệu khi tôi đang ở trong bệnh viện, và vì cánh tay của tôi bị ảnh hưởng nhiều hơn chân nên mất nhiều thời gian để bắt đầu đi lại. Ngoài ra, vì tôi chỉ mới 30 tuổi, cơ thể tôi đã lành lại phần nào nhanh chóng hơn. Tôi đã được xuất viện hơn một tuần sau đó.
Chân tôi đã khỏe lại nhanh chóng, nhưng cánh tay và lời nói của tôi mất nhiều thời gian hơn. Nhờ đột quỵ, lưỡi của tôi bây giờ vĩnh viễn chỉ sang phải, vì vậy tôi phải học lại cách nói, nhai và nuốt... Phải mất hơn một năm tôi mới cảm thấy giống mình một lần nữa.
Sau câu chuyện của mình, tôi hiểu tại sao bệnh nhân tức giận với bác sĩ của họ khi đang có bệnh trong người. Bất cứ ai có các triệu chứng không giải thích được nên tiếp tục nói chuyện với các bác sĩ. Hãy tiếp tục đặt câu hỏi, tiếp tục tìm kiếm ngay cả khi bạn gặp phải rào cản để nhanh chóng tìm lại sức khỏe cho chính mình.
Nguồn: Health/baodansinh
Làm cách nào giảm thiểu biến chứng sau đột quỵ? Đột quỵ gây tử vong đứng hàng thứ ba, sau các bệnh ung thư và tim mạch. Loại bệnh này đứng hàng đầu trong các bệnh thần kinh để lại nhiều di chứng, gây nên tàn tật nặng nề dẫn đến tàn phế, đặc biệt về vận động. Phục hồi chức năng thần kinh sau đột quỵ (BVCC). Các biến chứng của bệnh...