“Người lạ” lùng cây cà gai leo “trị ung thư”
Tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, từ khi có tin đồn cây cà gai leo chữa được bệnh ung thư gan, cộng với việc thương lái từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đổ xô vào lùng mua đã biến loại cây vốn mọc dại ở bìa rừng trở nên “đắt như tôm tươi”…
Những ngày gần đây, người dân các xã, phường của TP.Tam Kỳ, Quảng Nam đang đổ xô lên núi, lên rừng đào, chặt cây cà gai leo (người địa phương gọi là cây cà quýnh) để bán cho thương lái từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc vào mua với giá 5.000 đồng một ký. Cây cà gai leo thường mọc nhiều ở vùng đồi cát. Thân cây có gai, đến mùa sẽ ra hoa và ra quả màu đỏ. Trước đây người dân ở quê hay dùng cây cà gai leo để làm hàng rào các đám ruộng hoa màu cho trâu, bò khỏi phá.
Trẻ em ở xã Tam Phú và phường An Phú, TP.Tam Kỳ đổ xô chặt cây cà gai leo bán cho thương lái ở phía Bắc vào mua
Thông tin trên mạng internet cho biết, cây cà gai leo có tên tên khoa học là Solanum hainanense Hance Solanaceae. Còn có tên khác là cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, gai cườm. Theo đề tài “Nghiên cứu thuốc từ cà gai leo làm thuốc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan” của tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Khai cho biết: Kinh nghiệm của dân gian cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt. Tác dụng bảo vệ tế bào gan mạnh đến nỗi khi uống rượu chỉ cần chà răng hoặc nhấm rễ cà gai leo sẽ tránh được say, nếu bị say uống nước sắc của rễ hoặc thân lá sẽ nhanh chóng tỉnh rượu, ngoài ra còn dùng chữa rắn cắn, đau nhức xương khớp. Từ những kết quả nghiên cứu trên có thể kết luận cà gai leo làm thuốc chữa viêm gan đặc biệt là viêm gan B mãn tính thể hoạt động.
Chiều qua (3/1), trên đường Bạch Đằng ở phường Phước Hòa, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam, một chiếc xe ô tô tải loại nhỏ mang biển số 30Z-8372 đậu trên đường này để thu gom toàn bộ cây cà gai leo do phụ nữ, đàn ông, kể cả trẻ em chở bằng xe máy, xe đạp lên bán.
Theo ghi nhận, những người đi trên chiếc xe ô tô 30Z-8372 là người nói giọng miền Bắc. Khi người dân chở bao nhiêu cây cà gai leo lên là được họ cân mua hết với giá 5.000 đồng/1 ký tươi. Rồi nhồi nhét vào hết thùng xe tải để chở đi đâu không ai biết.
Chị Tâm, nhà ở xã Tam Phú, TP.Tam Kỳ nói: “Mấy ngày nay bỗng rộ lên chuyện mua bán cây cò gai leo với giá 5.000 đồng/1 kg. Người dân đổ xô cầm dao, rựa vào rừng, nổng cát chặt sạch để chở lên Tam Kỳ bán. Ban đầu chỉ ít người đi chặt cây cà gai leo nhưng sau đó thì từng đoàn người đi chặt cây về bán. Kể cả trẻ em cũng đi chặt rồi bỏ lại bỏ lên xe đạp lên Tam Kỳ bán cho đầu nậu thu gom”.
Khi chúng tôi hỏi có biết đậu nậu mua cây cò gai leo về làm gì không? Một số người dân đang chở cây cà gai leo chỉ nói: “Không biết mua làm gì hết. Chỉ thấy họ mua 5.000 đồng 1 kg, thấy người đi chặt nhiều nên cũng đi chặt chở đi bán thôi”. Còn một số người dân khác lại cho rằng: “Nghe mấy người thu gom nói là cây này chữa được bệnh ung thư gan!”. Còn em Sơn (14 tuổi) đang chở một bó cây cà gai leo khoảng 10 kg trên yên xe đạp phía sau nói: “Thấy người lớn đi chặt nhiều, bọn em cũng đi chặt chở đi bán kiếm tiền tiêu vặt chứ không biết họ mua về làm gì hết”.
Thương lái ở Hà Nội chạy xe ô tô vào thu gom mua cây cà gai leo mấy ngày nay ở Tam Kỳ
Video đang HOT
Trong khi đó, từ khi xuất hiện thông tin cho rằng cây cà gai leo chữa được bệnh ung thư gan, tại các chợ ở TP.Tam Kỳ cũng “ăn theo” tin đồn khi có nhiều người chặt cây cà gai leo tươi ra thành 3cm – 4cm để rao bán là cây thuốc chữa được bệnh ung thư gan. Vì vậy số người dân đi chợ nghe cũng đã mua cả chục ký về để dành. Chị Ngọc ở xã Tam Phú nói: “Mấy ngày nay tôi đi chợ bỗng thấy người dân bán loại cây này nói là về nấu uống chữa được bệnh ung thư gan nên mua chục ký về nấu uống. Chỉ nghe họ nói vậy chứ chưa dám nấu uống vì sợ nó có chữa, ngừa được ung thư gan hay không. Vì hồi nhỏ đến nay chưa nghe nói cây cà gai leo này chữa được bệnh ung thư gan gì cả”.
Tại các xã ở huyện Núi Thành, huyện Thăng Bình, Quảng Nam, người dân cũng bắt đầu đổ xô lên núi chặt cây cà gai leo để bán cho thương lái.
Cây cà gai leo không có tên trong danh mục dược liệu của Bộ Y tế để quản lý
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Hai, Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam cho rằng, cây cà gai leo có tên trong danh mục cây thuốc cổ truyền. Nhưng về dược liệu thì không có tên trong danh mục được quản lý của Bộ Y tế nên cho đến nay không thể đánh giá cây cà gai leo có tác dụng chữa được loại bệnh gì hay không. Vì vậy, Sở Y tế Quảng Nam không quản lý loại cây cà gai leo trước việc mua bán của thương lái và người dân được.
Trước đây, một thời ngắn cũng tại Quảng Nam cũng rộ lên chuyện mua cây mật nhân để chữa bệnh ung thư. Thấy vậy, người dân đã đổ xô lên núi, trèo rừng đào bới, chặt lấy cây mật nhân về chặt ra từng khúc nhỏ phơi khô để bán cho thương lái. Tuy nhiên, sau đó thương lái “giấu mặt” này lặn mất tăm luôn khiến cho hàng tấn mật nhân được người dân phơi khô phải làm… củi nấu ăn.
Theo 24h
Cả thôn đua nhau xây biệt thự gỗ tiền tỉ
Ở xã Tà Pơơ, huyện Nam Giang (Quảng Nam) có một thôn gần đây người dân đua nhau làm nhà sàn bằng gỗ trị giá vài tỉ đồng trong nhà, nội thất đắt tiền cái gì cũng có.
Từ trung tâm huyện Nam Giang (Quảng Nam), chúng tôi vượt rừng khoảng 40 km thì về tới thôn 2, xã Tà Pơơ. Thôn có 100% người dân là đồng bào dân tộc Cơ Tu này nằm lọt thỏm giữa rừng già với một bên là sông Bung khô rộc vì thủy điện chặn dòng.
Những ngôi biệt thự gỗ giữa rừng
Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là một trạm barie dựng ngay đầu thôn. Phía xa xa là những ngôi nhà sàn bằng gỗ cao vút được phun sơn PU láng coóng. Ánh nắng mặt trời rọi vào làm cho những ngôi nhà này thêm sang trọng và choáng ngợp. Vào sâu trong thôn là cả một đại công trường đủ các loại gỗ nằm ngổn ngang. Tiếng máy cưa, máy xẻ, máy bào... của những gia đình đang dựng nhà thay nhau gầm rú xé tan sự im ắng của núi rừng.
Hơn một năm nay, hàng chục thợ mộc từ Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng... đã lên đây dựng lều trại, xưởng mộc phục vụ theo yêu cầu của người dân. "Bọn tôi lên đây làm vì tiền công được trả cao hơn rất nhiều so với dưới xuôi. Nhận thầu liên tục mà đến giờ vẫn chưa hết việc. Có rất nhiều gia đình đang dựng nhà" - một thợ người Đà Nẵng nói.
Trước đây, hơn 50 hộ dân thôn 2 sống trong vùng trũng này hầu như hoàn toàn cách trở với bên ngoài. Muốn vào thôn cũ phải vạch rừng đi bộ 2 tiếng đồng hồ. Sau khi thủy điện Sông Bung 4 chặn dòng thì các hộ dân này được đền bù, có người được gần cả chục tỉ đồng - một con số vô cùng lớn đối với đồng bào. Vì vậy, khi chuyển đến thôn mới (đã có sẵn hạ tầng giao thông, điện, nước) thì người dân thi nhau vung tay tiêu pha. Tiểu thương từ dưới xuôi đưa hàng bán cho người dân thôn 2 cũng tha hồ chặt chém.
Những ngôi nhà trị giá bạc tỉ ở thôn 2, xã Tà Pơơ, huyện Nam Giang (Quảng Nam).
Chưa hết choáng ngợp với vẻ bề ngoài của những ngôi biệt thự gỗ tiền tỉ, chúng tôi phải há hốc mồm trước những đồ nội thất sang trọng, cao cấp bày biện trong nhà. Nào là tủ lạnh, tivi siêu mỏng, dàn karaoke, bàn ghế salon, hệ thống đèn led... thứ gì cũng có. Không chỉ thế, nhà nào cũng xây bể nước, cổng chào to tổ chảng cùng tường rào bao quanh. Phụ nữ trong thôn đeo nữ trang trĩu cổ. Thanh niên choai choai thì chạy những chiếc xe máy đắt tiền như Exciter, Air Blade, Nouvo.
Theo ước tính của chúng tôi, bình quân mỗi ngôi nhà tại thôn này phải ngốn 30-35 m3 gỗ. Tổng khối lượng gỗ của cả làng dùng để làm nhà không dưới 1.500 m3. Thậm chí gỗ dùng không hết còn vứt chỏng chơ khắp nơi.
Không chịu thua ai
Bà Phạm Thị Như, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Giang, cho biết: "Họ được đền bù nhiều vì mỗi nhà sở hữu tới vài chục hecta đất. Không chỉ đền bù đất sản xuất, họ còn được đền bù đất trồng cây ăn trái, vật kiến trúc, nhà cửa hỗ trợ lương thực, việc làm, con giống, khuyến nông... nên số tiền nhận được là rất lớn".
Blúp Coóc (22 tuổi) và cha mình được đền bù 8 tỉ đồng. Coóc quyết định sẽ làm nhà 3 tỉ đồng cho mình với tiền công trả thợ là 550 triệu đồng. Một tổ thợ gần chục người từ Hà Tĩnh, Nghệ An do anh Lê Ngọc Thuần (quê huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) làm thợ trưởng trúng thầu. Tổ thợ của anh Thuần nhanh chóng đưa máy móc về nhà Coóc để dựng nhà. Ngôi nhà sàn hai tầng được làm toàn bằng gỗ quý như lim, gõ, dỗi, kiền kiền... với khối lượng dự tính khoảng 100 m3. Nếu thiếu Coóc sẽ mua thêm. Anh Thuần tấm tắc: "Tui chưa thấy nơi mô giàu có và đua nhau làm nhà tiền tỉ như thôn ni. Cả đời tui đi làm thợ cho người ta cũng không dám mơ làm được một góc nhà như của họ. Tiền mô mà nhiều kinh khủng!". Anh Thuần cho biết khi anh đến nhận nhà thì Coóc giao mọi việc để thợ làm. Thỉnh thoảng Coóc mới ghé qua xem. Nhóm thợ của anh Thuần làm nhà cho Coóc từ đầu năm đến nay vẫn chưa xong vì có quá nhiều công đoạn và phải làm rất tỉ mỉ.
Nhà sàn của Blúp Coóc có giá trị khoảng 3 tỉ đồng.
Ở thôn 2, hộ nhận tiền đền bù nhiều nhất phải kể đến là Ploong Dương. Ploong Dương được đền bù tới 12 tỉ đồng. Nhà của Ploong Dương cũng được làm to đùng không dưới 3 tỉ đồng và nằm án ngữ ngay đầu thôn. Những biệt thự gỗ khác của BờNướch AChóc (trưởng thôn), Alăng Biên, Ploong A Hiềm, ZơRâm Tình... cũng có giá toàn tiền tỉ.
A Lăng Páh nói: "Tui nghèo khó nhất, lại già cả nữa nên không thể làm nhà to bằng họ được. Tui làm nhà và mua đất chỉ khoảng 700 triệu đồng thôi à!". Với Hốih Đen cũng vậy, anh tự hào vì làm được nhà to dù không bằng bạn bè. Hốih Đen hào hứng kể: "Nhà mình làm hết 1,5 tỉ đồng. Làm như thế nhưng vẫn không nhằm nhò gì so với những gia đình khác". Tuy nhiên, theo các hộ dân thôn 2, Hốih Đen không làm nhà to bằng người khác nhưng lại chơi ngông nhất làng. "Nó tự bỏ ra gần 150 triệu đồng để làm cả thủy điện chỉ để phục vụ riêng cho gia đình. Trong nhà nó có tới hai đường dây điện. Nếu cả thôn mất điện thì nhà nó vẫn có điện từ thủy điện nó tự làm" - một người dân kể.
Xài hết thì... đi vay!
Chúng tôi hỏi Hốih Đen: "Hốih Đen làm nhà to thế hết tiền biết lấy gì ăn?". Hốih Đen cười: "Có tiền đền bù là mình làm nhà, mua sắm hết luôn. Mình sợ sau này không làm được, con cái không có chỗ ở. Tiền ăn thì không hết được đâu. Hết thì mình đi vay" (!?).
16 giờ chiều, mặt trời xuống thấp lè tè sau ngọn núi. Sương mù cũng bắt đầu sà xuống bao trùm thôn 2. Đó cũng là thời điểm người dân thôn 2 bắt đầu tụ tập để... nhậu. Có tiền đền bù, từ người già đến thanh niên mới lớn ngày nào cũng nhậu tới bến. Thanh niên ngà ngà chạy xe máy vu vu trên đường. Người già "chân nam đá chân chiêu" đi loạng choạng.
Hầu hết nhà nào cũng trang bị tivi siêu mỏng, tủ lạnh, loa, dàn karaoke... đắt tiền.
"Họ không uống bia chai đâu nhé. Toàn dùng bia lon và đồ nhậu từ dưới xuôi mang lên. Xe tải nhỏ chở bia, thực phẩm từ Đà Nẵng còn chạy về tới tận thôn để phục vụ. Một tháng có nhà nhậu hết cả chục triệu đồng. Họ nhậu triền miên, lúc nào cũng thấy mùi rượu bia" - một người thợ đang xây bờ rào cho dân ở đây tặc lưỡi.
Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Giang Phạm Thị Như cho biết: "Huyện ủy, UBND huyện đã vận động bà con không nên làm nhà quá lớn và chi tiêu phung phí. Chúng tôi còn tuyên truyền để họ gửi tiền tiết kiệm, dùng tiền để sản xuất lúa, làm trang trại nhưng nhiều hộ không nghe. Huyện đã chỉ đạo xã và thôn không cho người dân tiếp tục vào chặt gỗ. Cuộc sống của bà con gắn liền với rừng nên họ vẫn chặt gỗ và có cả gỗ tích lũy từ trước. Nhưng hầu hết gỗ mua làm nhà đều có nguồn gốc rõ ràng".
Cảnh giác hết sức với người lạ
Chuyện chúng tôi đến thôn giàu có này để tác nghiệp cũng hết sức ngộ. Nhìn trạm barie dựng đầu làng cứ như một lời cảnh báo đối với khách lạ. Việc tiếp cận để nói chuyện với người dân ở đây thật không hề đơn giản. Người dân ai cũng dè chừng. Thanh niên thì tỏ ra rất hằn học. Khi chúng tôi tiếp cận được một người đàn ông vừa làm nhà gỗ tiền tỉ thì vợ anh này chạy về yêu cầu không được trả lời. Khi người dân nào định trả lời chúng tôi thì có người khác đến can thiệp ngay. Thậm chí khi vào làm quen họ còn bắt buộc phải có... giấy giới thiệu. "Phải có giấy giới thiệu từ tỉnh lên huyện, từ huyện lên xã, xã lên thôn thì mới được" - một người hoạnh họe.
Cho nên hễ tiếp cận được người dân nào trong thôn là chúng tôi cố hỏi chuyện thật mau lẹ rồi chuồn gấp để khỏi bị cản trở hỏng việc. Chỉ cần ngồi chừng 20 phút là sẽ có chuyện chẳng lành. Ví như chúng tôi đang trò chuyện với Hốih Đen thì một thanh niên chạy xe đến cảnh cáo. Sau đó, anh này phóng xe như bay đến chỗ nhậu rủ thêm người đến... quậy. Linh tính mách bảo có chuyện chẳng lành nên khi nhắm lấy đủ thông tin là chúng tôi tức tốc chạy xe thoát khỏi thôn này dù chưa kịp hiểu tại sao người trong thôn lại dị ứng với người lạ nói chung và với nhà báo nói riêng.
Theo TNO
"Ông già Noel" Việt và những tình huống "dở khóc dở cười" Mang quà đến bị các bé chê không nhận, khóc vì thấy người lạ, hàng chục bé vây đến đòi quà là những câu chuyện được các "ông già Noel" chia sẻ. Rụt rè khi thấy "ông già Noel" xuất hiện Gặp gỡ với những "ông già Noel" trong ngày cận kề giáng sinh, người viết đã được cùng đi phát quà cho...