Người lạ đóng vai con gái để mẹ già sống bình an đến trăm tuổi
Một gia đình Trung Quốc đã nhờ người đóng thế con gái đã qua đời trong suốt 13 năm, nhằm tránh cho mẹ khỏi đau buồn.
Bà He Fuyu, vừa qua đời ở tuổi 100, không biết rằng con gái của mình đã chết vì bệnh ung thư vào năm 2003. Thay vào đó, gia đình tìm một người thế thân, thường xuyên gọi điện hỏi han, chúc sinh nhật và mừng tuổi bà Fuyu.
Theo Telegraph, cháu gái của bà Fuyu nói với truyền thông Trung Quốc rằng bà ngoại rất thương mẹ của cô, tên là Cheng Congrong. Bà Fuyu sống cả đời ở tỉnh Tứ Xuyên (tây nam Trung Quốc). Trong khi đó, bà Cheng Congrong chuyển đến tỉnh Thiểm Tây ở phía bắc. Dù vậy, hai mẹ con vẫn thường xuyên thư từ, điện thoại.
Khi bà Cheng qua đời, gia đình cố gắng giữ bí mật về cái chết của bà trước người mẹ già, cho đến 10 tháng sau thì sợ sẽ không giấu được nữa. Lúc đó họ nghĩ ra cách tìm một người có giọng nói tương tự như người đã khuất và có thể sẵn sàng trò chuyện qua điện thoại với bà He Fuyu.
Mẩu tin được đăng lên báo. Trong hai ngày, rất nhiều người gọi đến. “Khi nhận cuộc gọi từ một phụ nữ tên Chen Weiping, tôi biết rằng mình đã tìm đúng người. Giọng của cô Chen nghe rất giống mẹ tôi, một phần vì là chất giọng Tứ Xuyên”, cháu gái bà Fuyu nói.
Video đang HOT
Gia đình gửi cho bà Chen Weiping 10 trang tài liệu về gia đình và những bản thu âm có giọng nói của người đã khuất. Chẳng mấy chốc, bà Chen cũng dần quen với cách phát âm của người mình đóng thế và nhập vai rất “ngọt”. Cảm động trước tình cảm của gia đình này, suốt 13 năm qua bà Chen cũng không nhận khoản tiền nào từ gia đình, kể cả phí điện thoại.
Bà Chen cho biết, có thể người mẹ già đã dần biết được sự thật con gái đã mất, song không nói ra. Bởi bà cụ từng nghi ngờ vào lần đầu tiên bà gọi và cả lần trước khi qua đời.
Bảo Nhiên
Theo vnexpress.net
Tết ơi là tết!
Thời này thứ gì cũng có, bánh trái người ta làm quanh năm, trái cây đúng mùa nghịch mùa thiếu gì, chỉ có chị là vẫn giữ tư duy ông bà kiểu "ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà".
Sau đợt nghỉ tết dài, cả nhà như ì ra - thay vì sáng dậy sớm, lo đi làm, đi học như thường lệ, mọi người đều nằm ườn đến khi nào thích thì dậy, bởi "dậy sớm cũng chẳng làm gì".
Bữa sáng bắt đầu lúc chín giờ, rồi hai, ba giờ chiều mới ăn trưa hoặc bỏ luôn và bữa tối thì thật vô tội vạ, ngày ăn lúc bốn giờ chiều, ngày ăn lúc tám giờ tối, có ngày ăn lúc 11 giờ khuya do khách khứa đến chơi hay đi chúc tết về muộn. Giờ giấc sinh hoạt của cả nhà bao lâu tập thành nếp, giờ đảo lộn hết cả. Trong nhà, chị luôn đúng giờ để vừa nêu gương cho con, vừa điều chỉnh nhịp sinh hoạt cho gia đình, nay đành chặc lưỡi, hùa theo "đám đông" khi một mình thui thủi. Nay mai, nhất định phải quay lại nền nếp cũ, coi bộ khó chứ không đùa.
Chị là người đi làm sớm nhất nhà. Tròng bộ đồng phục vào, chị hoảng hồn khi thấy cái áo dường như... bé lại. Có điều gì đó "sai sai" đã xảy ra. Len lén lôi cân ra, chị "đứng hình" khi thấy cây kim lao vút đến số 53kg. Bình thường, chị chỉ quanh quẩn ở mốc 48-49kg. Lợi dụng mấy ngày tết, họ hàng nhà mỡ kéo đến kết thân. Chị méo mặt nhớ lại những bữa cơm ê hề thịt thà, đồ ngọt. Thói quen đi bộ quăng sang một bên, cái máy chạy cũng không được sờ tới.
Đến cơ quan, chị mới biết không riêng gì chị mà tất thảy nam phụ lão ấu đều nhăn nhó, ca thán. Và thay vì ăn bữa cơm khai trương năm mới, cả văn phòng kéo nhau đi siêu thị, mua các loại rau củ quả về hấp, luộc ăn để bù lượng rau xanh thiếu hụt. Vừa ăn vừa đau đớn khi nghĩ tới cảnh phải tiếp tục ăn kiểu ấy cho đến... hết tháng.
Ảnh minh họa
Nào đã xong, tối về chị lại vấp phải nỗi lo khác: không biết tiền bạc đã đi đâu hết. Tiền thưởng tết của hai vợ chồng không ít. Dành biếu bố mẹ hai bên một khoản, mua cho hai đứa trẻ mấy bộ quần áo, khi đi chơi có mua này mua kia, mừng tuổi cho trẻ con... nhưng đến giờ thì chị chịu, không biết đã mua gì mà đi tong gần 20 triệu đồng. Hỏi chồng thì anh tròn mắt "vợ là người chi mà". Trước tết, chị đinh ninh sẽ dành được một khoản, qua tết bỏ vào ngân hàng để dành cho chuyến du lịch hè. Nhưng giờ thì tằn tiện chờ đến kỳ lương sau cũng không đủ khi mà mấy ngày tết ăn ngon đã quen.
Mở tủ lạnh, chị thần người không biết nấu gì cho bữa tối. Thịt thà cá tôm gì cũng đã chán mà trong tủ thì vẫn ê hề nào là gà vịt, giò chả, bánh mứt... các loại. Cứ nghĩ ngày đầu năm phải tươm tất, sung túc nên thấy gì chị cũng mua, cũng sắm, bảo không lẽ nhà người ta có mà nhà mình lại không, rồi bọn trẻ thèm thuồng tội nghiệp. Dạo một vòng trên chợ online, thấy gì cũng muốn mua, gì cũng cần, chí ít cũng là để cho chắc ăn, nên chị thả phanh click chuột. Hàng giao tới, cứ rút ví ra trả. Nay hết mùng rồi mà một số món vẫn chưa đụng tới. Nào phải của rẻ của ôi gì, cũng đồ nhập khẩu, đồ thương hiệu chứ ít sao.
Tối, sau bữa ăn toàn rau củ, chị triệu tập cả nhà lại, thẳng thắn kiểm điểm "bà nội trợ" là mình. Chồng hể hả "do mẹ cuồng shopping", con trai lắc lắc đầu như ông cụ "giờ người ta chơi tết chứ mấy ai ăn tết mà mẹ cứ mua này mua kia", bé con thỏ thẻ: "Con đến nhà mấy cô chú, mỗi nhà ăn một ít, về nhà mình đâu muốn ăn nữa nên dư là phải rồi". Chị thở dài, ờ, lỗi do chị, nhưng sao không ai hiểu chị làm tất cả những điều đó, mua sắm nhiều thế là vì ai, nhưng chị không dám nói ra.
Chị thở hắt ra: "Rồi, sang năm cho bố giữ tiền, cần mua gì mẹ sẽ xin ý kiến cả nhà rồi mới mua". Chồng chị vẫn cái điệu cười cười: "Nói được làm được nha", và như để "khắc sâu nỗi đau", chị bật đèn bàn, viết ngay bản cam kết, giao cho chồng giữ, đợi cuối năm đưa ra. Đám con cười hí hí: "Đầu năm mà mẹ đã phải viết bản kiểm điểm kìa". Chị nhấn mạnh nét bút những chữ cuối cùng, quay lại lừ đám con và ông chồng, nói từ mai vào khuôn khổ giùm, hết tết rồi.
Chồng chị định nói gì đó, nhưng chị đã trừng mắt: "Chưa đi làm thì dậy phụ lo cho đám con giùm em. Chớ mai là rối cho coi" và nhìn đám trẻ đứa kiếm tập đứa kiếm khăn quàng, nháo nhào cả lên.
Đợi cả nhà ngủ, chị ra ban công, đi qua đi lại với hy vọng tống cổ được chút mỡ nào hay chút đó, cùng tiếng thở dài: "Tết ơi là tết!".
Theo Tinmoi24
TQ: Con kiện bố mẹ vì cầm hơn 200 triệu đồng lì xì không chịu trả Cư dân mạng Trung Quốc đang xôn xao về việc liệu bố mẹ có nên cầm và lấy hết tiền lì xì của con. Tiền lì xì ở Trung Quốc trong dịp Tết Nguyên đán Người dùng mạng Trung Quốc đang tranh cãi về việc liệu bố mẹ có nên cầm tiền lì xì mà con nhận được trong dịp Tết, tờ Bưu...