Người Kurd uất ức vì bị Mỹ “phản bội”
Mới vài tuần trước, Ibrahim Hassan còn vui vẻ chụp bức ảnh cậu con trai mỉm cười bên một lính Mỹ ở quê nhà Ras al-Ain.
Sự hiện diện của lính Mỹ ở đây mang đến cho Hassan, một công nhân xây dựng người Kurd, cảm giác yên tâm trong cảnh hỗn loạn của cuộc nội chiến dai dẳng ở Syria. Đây còn là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ đồng minh lâu dài giữa Mỹ và lực lượng người Kurd trong cuộc chiến chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở phía bắc Syria.
Nhưng vài ngày sau khi bức ảnh được chụp, lính Mỹ bất ngờ rút khỏi Syria và một chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ nhắm vào người Kurd bắt đầu. Mọi thứ diễn ra sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.
Đạn pháo Thổ Nhĩ Kỳ trút xuống thị trấn nhỏ Ras al-Ain khiến Hassan phải ôm vợ con lên xe chạy trốn. Giờ đây, mỗi lần nhìn vào bức ảnh đó, Hassan lại thấy phẫn uất.
Thị trấn Ras al-Ain, đông bắc Syria bị Thổ Nhĩ Kỳ pháo kích hồi tháng 10/2019. Ảnh: CNN.
“Chúng tôi từng nghĩ quân đội Mỹ rất mạnh và vui mừng vì điều đó”, Hassan nói. “Nhưng từ khi Mỹ phản bội chúng tôi, mỗi lần nhìn thấy bức ảnh chụp con trai tôi và lính Mỹ, tôi chỉ muốn xóa ngay đi. Tôi xem tivi thấy nói rằng người Mỹ ở đây chỉ vì dầu mỏ. Họ có biết những người vô tội ở đây sống dựa vào họ? Trách nhiệm của họ ở đâu? Tại sao họ lại phản bội chúng tôi? Tại sao Trump lại làm thế?”
Hassan và vợ con anh hiện sống trong một phòng học tồi tàn của ngôi trường ở thành phố Al Hasakah, nơi trú ẩn của những người Kurd chạy trốn chiến dịch tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ. Một tấm đệm được dựa sát tường. Đứa con trai của Hassan ngồi trong góc phòng, nhìn chằm chằm bố đang nói chuyện với các phóng viên CNN.
Video đang HOT
Lời kể của Hassan mang theo chút cay đắng và cảm giác bị bỏ rơi khi Mỹ không bảo vệ lực lượng người Kurd trước cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỹ. Đó là Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) với nòng cốt là dân quân người Kurd, những đồng minh đã sát cánh cùng Mỹ trong cuộc chiến chống IS và hơn 10.000 trong số họ đã chết trong cuộc chiến đó.
Một “vùng an toàn”, bao gồm ngôi nhà của Hassan ở Ras al-Ain, đã được thiết lập theo thỏa thuận giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ vài ngày sau khi chiến dịch quân sự bắt đầu. Tổng thống Trump hứa hẹn đây là “khu vực an toàn và ổn định”, nhưng với Hassan, đó chỉ là lời hứa suông.
Khom người trong chiếc áo phao rộng chống rét, Hassan đưa cho phóng viên xem một video về ngôi nhà cũ của anh. Ngôi nhà đã bị lục soát và một căn phòng bị thiêu rụi. Hassan cho biết nhiều ngôi nhà trong khu phố người Kurd, bao gồm ngôi nhà của anh, đã bị lực lượng do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn cướp bóc.
“Chúng vơ vét hết mọi thứ của chúng tôi trước khi thiêu rụi ngôi nhà. Bây giờ ngôi nhà chẳng còn lại gì cả. Không nhà, không bếp”, Hassan cho biết.
Một gia đình Syria ở trại tị nạn sau khi chạy trốn chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỹ. Ảnh: CNN.
Gần 180.000 người đã phải bỏ chạy sau cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ vào phía bắc Syria nhằm đẩy người Kurd ra khỏi khu vực có chiều rộng 30 km dọc biên giới đông bắc Syria. Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, SDF là nhánh mở rộng của Đảng Công nhân người Kurd (PKK), lực lượng mà Tổng thống Erdogan coi là “khủng bố” và là mối đe dọa an ninh.
Tuy nhiên, tại trại Twayn dành cho người di tản gần thị trấn Tal Tamr, nhiều người lo sợ mục đích của Thổ Nhĩ Kỳ là “xóa sổ” người Kurd ở khu vực này mãi mãi. Phần lớn trong số 3.000 người ở Twayn đều đến từ Ras al-Ain. Thị trấn này từng có 75% dân số là người Kurd, nhưng hiện tại con số này còn rất ít.
Điều kiện ở khu trại trú ẩn này rất tồi tàn. Buổi tối nhiệt độ ở đây thường giảm tới mức đóng băng.
“Không có bánh mì, không có sữa cho lũ trẻ, nước cũng khan hiếm. Trời rất lạnh nhưng chúng tôi không có đệm để ngủ”, Fatima, 31 tuổi, chia sẻ về cuộc sống khốn khổ tại Twayn. Nhưng cô cũng không biết liệu mình có cơ hội trở về nhà hay không.
Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ dường như không quan tâm đến những lo lắng của người phụ nữ này. Ngay sau khi người Kurd bị đẩy khỏi khu vực biên giới, những người Arab đã được đưa đến thế chỗ. Họ là những người tị nạn Syria mà Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố là thuộc về nơi này.
Sau 8 năm nội chiến, Syria giờ có vô vàn câu chuyện về những người dân thường bị buộc phải rời bỏ nhà cửa.
Trong một ngôi làng Kitô giáo ở Tal Nasr, phóng viên CNN tìm thấy nhiều gia đình từ Ras al-Ain sống tạm nợ trong một nhà thờ đổ nát. Dân làng đã bỏ đi khi IS kiểm soát nơi này, họ chưa dám quay về dù 5 năm đã qua và IS đã gần như bị đánh bại. Hiện tại, ngôi làng trở thành nơi trú ẩn cho các gia đình người Kurd chạy trốn chiến tranh mà chưa biết ngày trở về.
Khi nhóm phóng viên CNN chuẩn bị rời đi, một chiến binh người Kurd cao lớn với mái tóc bạc tên Ramadan lại gần và hỏi họ đến từ đâu. Sau khi biết họ là người Mỹ, ông ta ngập ngừng nói “Lúc đầu, người Kurd và Mỹ từng có chung một kẻ thù là IS. Chúng ta đã sát cánh cùng nhau. Đáng lẽ lính Mỹ phải là những người đầu tiên ở lại khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tấn công chúng tôi”.
Theo VNE
Mỹ sẽ giữ 500-600 binh sĩ ở Syria
Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng, tướng Mark Milley cho biết Mỹ sẽ giữ sự hiện diện quân sự ở Syria để tiếp tục gây sức ép với các chiến binh IS còn lại ở khu vực.
Theo AP, trên chương trình This Week của đài ABC, tướng Mark Milley, chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng quân đội Mỹ, cho biết Washington sẽ giữ sự hiện diện quân sự ở Syria.
Sẽ có từ 500-600 binh sĩ Mỹ đóng tại miền bắc nước này để kiềm tỏa và gây sức ép lên các chiến binh IS còn lại ở khu vực.
"Sẽ có ít hơn 1.000 binh sĩ, chắc chắn là như thế. Nhiều khả năng là trong khoảng 500, có thể là 600. Chỉ trong khoảng đó thôi. Nhưng chúng tôi sẽ không đi vào các con số chi tiết vì chúng tôi vẫn đang trong quá trình phân tích", ông Milley cho biết.
Đoàn xe quân sự Mỹ đi qua thành phố Qamishli, tiến về khu vực có nhiều mỏ dầu ỏ Deir el-Zour. Ngay bên cạnh là tấm poster của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ảnh: AP.
"Vẫn còn những chiến binh IS trong khu vực, và nếu áp lực không được duy trì, nếu sự quan tâm không được duy trì với nhóm này, thì có một khả năng rất thực tế là những điều kiện sẽ hình thành nên sự tái xuất của IS. Vì vậy chúng tôi cam kết không để điều này xảy ra", ông Milley nói.
"Quy mô nhỏ, nhưng mục tiêu vẫn như cũ: Đảm bảo sự thất bại của IS", chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng cho biết.
Ông Milley không cho biết thêm các chi tiết về kế hoạch này, nhưng không rõ liệu trong số 500-600 binh sĩ này có bao gồm 200 lính Mỹ đang đóng tại doanh trại al-Tanf ở phía nam Syria hay không.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã phê duyệt một kế hoạch quân sự để đảm bảo sự kiểm soát với các mỏ dầu ở phía đông Syria và bảo vệ chúng khỏi các nhóm vũ trang cực đoan. Quyết định này khiến sẽ khiến hàng trăm binh sĩ Mỹ tiếp tục phải ở lại chiến trường, thay vì được trở về nhà như lời cam kết của ông Trump trước đó.
Tuyên bố của ông Milley được đưa ra chỉ vài ngày trước chuyến thăm Nhà Trắng của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.
Theo Zing.vn
Thổ Nhĩ Kỳ quyết diệt "trọn gói" khủng bố ở Syria Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Qatar Fikret Ozer hôm 14-10 tuyên bố nước này sẽ tiếp tục chiến dịch quân sự ở miền Bắc Syria cho đến khi những kẻ khủng bố bị loại bỏ. Tại cuộc họp báo ở Doha, ông Ozer nói chiến dịch quân sự "Mùa xuân hoà bình" của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục cho đến khi...