Người Kurd ngả về Assad, Mỹ vội buông lời hứa
Dường như Mỹ đã nhận ra rằng, sau khi bị bỏ rơi, người Kurd đang dần rời xa Mỹ và ngả sang Nga và lực lượng chính phủ.
Ngày 23/11, Phó Tổng thống Mỹ và phu nhân đã xuất hiện tại Căn cứ Không quân al-Asad, cách thủ đô Baghdad khoảng 185 km về hướng tây để dự lễ Tạ ơn với các binh sĩ Mỹ.
Tại thủ phủ của khu vực tự trị Kurdistan, ông Pence đã có cuộc trao đổi qua điện thoại với Thủ tướng Iraq Adel Abdul Mahdi và gặp gỡ trực tiếp Chủ tịch vùng Kurdistan Nechirvan Barzani.
Phó Tổng thống Mỹ thay mặt Tổng thống Mỹ Donald Trump tái khẳng định với ông Barzani về mối quan hệ bền vững được thiết lập trong ngọn lửa chiến tranh giữa người Mỹ và người Kurd ở khắp khu vực này.
Đáp lại, lãnh đạo người Kurd cũng cảm ơn sự hỗ trợ quân sự của Mỹ. Theo Barzani, chuyến thăm của ông Pence lúc này là dấu hiệu quan trọng cho thấy sự ủng hộ liên tục đối với Kurdistan và Iraq.
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã có chuyến thăm bất ngờ tới Iraq.
Đầu tháng 10, ông Trump bị chỉ trích từ nhiều phía khi “bỏ rơi” cộng đồng người Kurd ở khu vực đông bắc Syria trước khi Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành chiến dịch quân sự chống người Kurd tại đây.
Video đang HOT
Sau đó, ông Trump lại triển khai quân đến các mỏ dầu trong khu vực, đồng thời lên án người Kurd “không phải thiên thần” và đã “được trả nhiều tiền” để chiến đấu dưới đất thay cho Mỹ.
Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã có sự bất hòa với người Kurd và gọi lực lượng vũ trang người Kurd là phân nhánh của một tổ chức khủng bố, song việc Mỹ rút quân và bỏ lại đồng minh chiến lược của mình trong khu vực cũng vấp phải sự tức giận của nhiều người Kurd.
Dường như Mỹ đã nhận ra rằng, sau khi bị bỏ rơi, người Kurd đang dần rời xa Mỹ và ngả sang Nga và lực lượng chính phủ.
Gần đây, đại diện lực lượng người Kurd đã kêu gọi Tổng thống Syria Bashar Al-Assad chấp nhận đề xuất của họ về một vòng đàm phán hòa bình mới nhằm chấm dứt tình hình bế tắc hiện tại, tìm kiếm một giải pháp chính trị tại đông bắc Syria.
Tổ chức tự quản đa sắc tộc của Bắc và Đông Syria cũng giải thích rằng, tổ chức này không tìm cách chia rẽ Syria như những gì mà Tổng thống Assad đã tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với báo chí.
Đáng chú ý, ngày 23/11, Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) đã phối hợp với quân đội Syria tiến hành một cuộc tấn công chống lại nhóm phiến quân được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở miền bắc Syria.
Hành động này của SDF dường như đã xóa nhòa khoảng cách giữa lực lượng này với chính phủ Syria. Giới quan sát cho rằng, đây sẽ là nền móng cho việc hòa giải những mâu thuẫn chính trị trong tương lai gần.
Việc Phó Tổng thống Mỹ “trấn an” người Kurd ở Iraq được đánh giá là hành động nhằm gửi thông điệp tới người Kurd ở Syria về lời cam kết của Mỹ. Thế nhưng, nước xa khó cứu được lửa gần.
Washington chỉ quan tâm đến lợi ích của mình ở các mỏ dầu ở bờ đông Euphrates. Trong khi người Kurd đang bị đè nén ở biên giới Syria, Mỹ không hề có động thái cụ thể nào. Người Kurd từng bị Mỹ bỏ rơi, và họ sẽ nhận thức một đúng đắn hơn về đồng minh của họ trong tương lai.
Theo Trung Dũng/Báo Đất Việt
Thỏa thuận Nga-Thổ về Syria: 'Liều thuốc đắng' cho Mỹ và người Kurd
Chuyên gia cho rằng, trong khi Syria, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ "mở tiệc" sau thành công của thỏa thuận đạt được, người Mỹ và người Kurd đành phải "nuốt thuốc đắng".
Bản ghi nhớ được Thổ Nhĩ Kỳ và Nga phê duyệt về tình hình ở phía Bắc Syria là " một sự thỏa hiệp rõ ràng" - nhà phân tích chính trị người Nga Boris Rozhin nhân định. Trên trang Telegram cá nhân, chuyên gia chỉ ra rằng, các thỏa thuận này, về bản chất, sẽ củng cố " những thay đổi căn bản đã xảy ra ở Bắc Syria sau sự rút lui của người Mỹ".
" Ai là người phải trả chi phí cho bữa tiệc này? Đó chính là người Mỹ. Và trên thực tế, là cả người Kurd", - ông Rozhin cho biết.
Người Mỹ hoàn toàn nhận thức được sự mất đi tầm ảnh hưởng của mình. Còn người Kurd sẽ không còn cách nào khác ngoài việc " nuốt viên thuốc đắng" này. Bằng cách này hay cách khác, thỏa thuận sẽ được tuân thủ, và việc chối bỏ thỏa thuận của người Kurd " sẽ được Matxcơva và Damascus coi là yếu tố không có khả năng đàm phán, và thỏa thuận tiếp theo dành cho người Kurd chắc chắn sẽ còn tồi tệ hơn".
Người Kurd tại Syria đành "nuốt viên thuốc đắng". (Ảnh: GlobalLookPress)
Ông Rozhin lưu ý rằng, giờ đây, các lực lượng ở phía bắc Syria sẽ được phân bố như sau: người Thổ Nhĩ Kỳ nhận được một phần lãnh thổ Syria, nơi họ sẽ tổ chức tái định cư cho những người tị nạn Syria và sử dụng trong những lần thương lượng tiếp theo với Nga và chính quyền ông Assad, trong khi nhà lãnh đạo Syria nhận về thêm các vùng lãnh thổ rộng lớn, kéo dài đến tận biên giới.
" Và một điều chắc chắn rằng, các cuộc đàm phán sau đó để phân định lãnh thổ sẽ được tiến hành mà không có sự tham gia của Mỹ và người Kurd" - ông Rozhin nhấn mạnh.
Trong vấn đề này, Nga mới là bên đạt được các kết quả chính.
Liên bang Nga " giúp ông Assad lấy lại phần lãnh thổ quan trọng giáp biên với Thổ Nhĩ Kỳ và vùng Rojava (còn được biết đến dưới tên Kurdistan thuộc Syria), giữ được mối quan hệ đối tác với ông Erdogan, khôi phục lại thỏa thuận an ninh Adana 1998 giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, và trở thành quốc gia ngăn chặn sự xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ chống lại Syria trong mắt cộng đồng quốc tế" - chuyên gia kết luận.
Ngày 22/10, sau hơn 5 giờ đàm phán tại Sochi (Nga), Tổng thống Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đi đến thống nhất rằng lực lượng quân cảnh Nga và biên phòng Syria sẽ " hỗ trợ việc rút các tay súng người Kurd và vũ khí của họ ra xa biên giới Thổ Nhĩ Kỳ ít nhất 30 km trong vòng 150 giờ".
Các lực lượng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sau đó sẽ bắt đầu tuần tra chung tại khu vực rộng 10 km nằm trong vùng đệm an toàn mà Ankara lâu nay muốn thiết lập tại đông bắc Syria.
Tổng thống Erdogan ca ngợi thỏa thuận đạt được với Nga là " một chiến thắng lịch sử". Trong khi đó, Tổng thống Putin cũng bày tỏ sự hài lòng với những quyết định mà ông cho rằng " vô cùng quan trọng nhằm giải quyết tình hình căng thẳng leo thang tại biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ".
(Nguồn: Tsargrad)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Nga-Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng bất hòa nghiêm trọng về Syria Tuyên bố của Thổ Nhĩ Kỳ rằng, họ sẽ khởi động chiến dịch quân sự mới ở miền bắc Syria nếu phiến quân người Kurd không rút lui có thể làm mối bất hòa với Nga thêm trầm trọng, truyền thông Nga trích dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng nước này cho biết. Bộ quốc phòng Nga cũng bác bỏ tuyên bố...