Người khuyết tật ngại đi xe buýt vì thái độ phân biệt đối xử của tiếp viên
Hiện nay, người khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại bằng xe buýt. Bên cạnh sự hạn chế, bất cập về phương tiện, hạ tầng giao thông thì thái độ phân biệt đối xử của tài xế, tiếp viên khiến người khuyết tật bị mặc cảm, ngại đi xe buýt.
Lên xe buýt rồi còn bị đuổi xuống
Tại hội thảo “Thúc đẩy hỗ trợ người khuyết tật hòa nhập xã hội thông qua việc đầu tư hệ thống xe buýt thân thiện và nhân văn” diễn ra ngày 22/11, nhiều người khuyết tật mong muốn được hỗ trợ nhiều hơn khi đi lại bằng xe buýt, nhất là thái độ thân thiện, không phân biệt đối xử từ tài xế, tiếp viên xe buýt.
Bạn Trần Phương chia sẻ những khó khăn khi đi xe buýt
Bạn Trần Phương (quận Thủ Đức) cho biết, nhà chờ xe buýt không có lối đi cho xe lăn nên bạn phải đón xe buýt dưới lòng đường. Việc này vừa gây nguy hiểm cho bản thân và cản trở giao thông.
Trong khi đó, bạn Nguyễn Thị Huyền (sinh viên Đại học KH-XH&NV TPHCM) phản ánh thái độ phục vụ của tài xế, nhân viên gây nhiều khó khăn cho người khuyết tật.
“Nhân viên dù thấy em rồi nhưng không chủ động xuống xe để hỗ trợ. Một lần khác, khi em đã lên xe rồi thì nhân viên từ chối phục vụ và kêu em xuống xe vì xe đông. Nhưng lúc ấy trên xe không hề đông. Em không chịu xuống, vẫn đi chuyến xe ấy nhưng thấy rất buồn”, Huyền chia sẻ.
Video đang HOT
Chị Trần Thị Hồng Ngọc (huyện Hóc Môn) là người đi xe lăn và yếu cả 2 tay nên gặp không ít khó khăn khi tự đi lại bằng xe buýt.
“Có lần thấy tôi đón xe buýt, anh lơ xe đứng trên dòm xuống kêu tôi lên đi, tôi nói anh giúp em lên được không thì ảnh bảo không giúp được, đi chuyến sau đi. Cứ vậy tôi bị bỏ 2-3 chuyến. Cuối cùng, nhờ có mấy em sinh viên nên tôi được các em ấy hỗ trợ lên xe. Về sau, tôi ngại nên không muốn đi xe buýt nữa”.
“Thêm nữa, kỹ năng hỗ trợ người khuyết tật lên xuống xe của nhân viên không có nên khi bưng tôi lên tôi rất sợ. Chưa kịp hỏi mà họ đã bưng tôi lên, tôi nghĩ lúc đó mà té một cái thì thật nguy hiểm”, chị Ngọc trải lòng.
Ngoài ra, người khiếm thị, khiếm thính còn gặp nhiều khó khăn, bất cập như không có dấu hiệu nhận biết để đón xe, không nghe được chuông báo mà nhân viên quên không báo trạm xuống nên bị lỡ chuyến, lỡ trạm…
Điều đáng nói là còn có trường hợp người khiếm thính bị nhân viên, tài xế xe buýt nghi ngờ có khuyết tật thật hay không và không chấp nhận thẻ đi xe buýt của họ.
Sẽ có 300 xe buýt sàn thấp cho người khuyết tật
Trước những phản ánh trên, Phó Giám đốc Sở GTVT TPHCM Lê Hoàng Minh thừa nhận một số tài xế, tiếp viên xe buýt còn lúng túng khi ứng xử với người khuyết tật. Ngoài ra, chất lượng dịch vụ của xe buýt hiện nay chưa tốt, chưa phù hợp với người khuyết tật nên đối tượng này gặp nhiều khó khăn khi tham gia giao thông.
Phó Giám đốc Sở GTVT TP Lê Hoàng Minh
Ông Minh cho biết TP cũng có nhiều chương trình hỗ trợ người khuyết tật như trang bị xe sàn thấp, cải tạo vị trí nhà chờ có lối đi xe lăn, cấp thẻ xe buýt miễn phí…
Từ năm 2006, TP đã triển khai chính sách hỗ trợ miễn vé xe buýt cho người khuyết tật. Sở đã cấp 11.017 thẻ đi xe buýt cho người khuyết tật và đã cải tạo 350/497 nhà chờ xe buýt để tạo lối lên, xuống thuận lợi cho người khuyết tật đi xe lăn dễ tiếp cận.
Hiện nay, trên mỗi xe buýt đều ưu tiên 2 hàng ghế đầu cho người khuyết tật. Đồng thời, có 263/2.512 xe có trang bị thiết bị nâng, hạ hoặc sàn thấp để tạo thuận lợi cho người khuyết tật dễ sử dụng.
Theo ông Minh, Sở GTVT TP đang triển khai nhiều giải pháp như thay mới phương tiện để thu hút người dân nói chung và người khuyết tật nói riêng đi lại bằng xe buýt. TP sẽ thay mới 1.680 xe buýt mới, trong đó có 300 xe CNG (xe sử dụng khí nén thiên nhiên Compressed Natural Gas) sàn thấp, thuận lợi cho người khuyết tật. Bên cạnh đó, Sở sẽ tăng cường các lớp huấn luyện nghiệp vụ cho tài xế, nhân viên để nâng cao chất lượng dịch vụ, cải thiện hình ảnh xe buýt trong mắt người dân.
Quốc Anh
Theo Dantri
TPHCM mở 3 tuyến xe buýt điện
TPHCM được thí điểm mở 3 tuyến xe buýt điện (loại 12 chỗ) ở khu vực trung tâm thành phố, khu đô thị Phú Mỹ Hưng và dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong vừa đồng ý cho thực hiện đề án thí điểm vận hành 3 tuyến xe buýt (không trợ giá), sử dụng ô tô chạy bằng điện theo đề xuất của Sở GTVT TP.
Chủ tịch UBND TPHCM giao Sở GTVT tổ chức phân luồng giao thông hợp lý tại giao lộ Nguyễn Huệ - Lê Thánh Tôn (trước trụ sở UBND TP) và các tuyến đường lân cận, không để xảy ra kẹt xe vào giờ cao điểm.
Xe điện chở khách tham quan khu phố cổ tại Hà Nội (ảnh Tiến Nguyên)
Theo đề xuất của Sở GTVT TP, các tuyến xe buýt điện đều hoạt động từ 5h-22h hằng ngày, do các doanh nghiệp tư nhân vận hành. Trong đó, tuyến số 1 (khu trung tâm thành phố) sẽ có 11 xe loại 12 chỗ ngồi.
Tuyến số 2 (khu đô thị Phú Mỹ Hưng) sẽ có 5 xe loại 12 chỗ. Tuyến này có 3 lộ trình xuất phát từ các đường Phạm Văn Nghị, Tân Phú và Hoàng Văn Thái đi qua nhiều tuyến đường ở Phú Mỹ Hưng và quay về các điểm xuất phát.
Tuyến số 3 trên đường Hoàng Sa (dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè) sẽ có 3 xe loại loại 12 chỗ. Điểm đầu là Bến thuyền nội đô tại phường ĐaKao, quận 1 và điểm cuối là Bến thuyền nội đô tại phường 7, quận 3.
Lộ trình tuyến số 1: Lượt đi: Công viên 23/9 -> Phạm Ngũ Lão -> Tôn Thất Tùng -> Lê Lai -> Hàm Nghi -> Hồ Tùng Mậu -> Tôn Đức Thắng -> Công trường Mê Linh -> Tôn Đức Thắng -> Nguyễn Huệ -> Nguyễn Thiệp -> Đồng Khởi -> Đông Du -> Hai Bà Trưng -> Nguyễn Siêu -> Thái Văn Lung -> Lý Tự Trọng -> Chu Mạnh Trinh -> Nguyễn Du -> Mạc Đĩnh Chi -> Lê Duẩn -> Thảo Cầm viên Sài Gòn Lượt về: Thảo cầm viên Sài Gòn -> Lê Duẩn -> Công trường Công xã Paris -> Đồng Khởi -> Lê Thánh Tôn -> Nguyễn Huệ -> Tôn Đức Thắng -> Hàm Nghi -> Công viên 23/9
Quốc Anh
Theo Dantri
Mật phục xe "dù", bến "cóc" Tình trạng xe dù, bến cóc ở TP HCM đã giảm bớt khi Thanh tra Sở GTVT TP HCM cử trinh sát theo dõi để xử lý Từ lâu, bãi giữ xe số 391 - 397 Đinh Bộ Lĩnh (quận Bình Thạnh, đối diện Bến xe Miền Đông) trở thành nơi đón, trả khách của những chiếc xe "mồ côi". Ghi nhận ngày...