“Người khổng lồ” đuối sức
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (CBK) thông báo nước này và Australia vừa ký một thỏa thuận hoán đổi tiền tệ trị giá 4,5 tỷ USD trong một động thái nhằm tăng cường hoạt động thương mại cũng như giúp kìm hãm sự lên xuống thất thường của đồng tiền.
Đồng tiền nào sẽ cạnh tranh vai trò thống trị của đồng USD?
Là nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á và là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Australia, trong năm 20013, Hàn Quốc có mức trao đổi thương mại với Australia đạt 30 tỷ USD. Theo thông lệ từ trước tới nay, các giao dịch thương mại song phương này đều thông qua đồng USD. Tuy nhiên, sự suy thoái gần đây của nền kinh tế Mỹ cũng như tỷ giá thất thường của đồng USD đã gây cho các doanh nghiệp Hàn Quốc và Australia khó khăn trong thanh toán.
Với thỏa thuận có thời hạn 3 năm do các thống đốc ngân hàng trung ương hai nước vừa ký, các doanh nghiệp Hàn Quốc và Australia có thể linh hoạt hơn khi sử dụng đồng nội tệ trong giao dịch thương mại. Tổng giá trị của các giao dịch này có thể lên tới 5.000 tỷ won (4,5 tỷ USD). Trong tuyên bố sau khi thoả thuận này được thông qua, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc nêu rõ: “Thỏa thuận này nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại song phương để phát triển kinh tế hai nước”.
Đây có thể coi là những bước đi nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD trong thanh toán quốc tế. Kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II, đồng USD trở thành ngoại tệ chính trên thế giới. Khởi đầu, USD chỉ là đồng tiền chính thức của Mỹ và một vài nước khác từng là thuộc địa của Mỹ. Song, cùng với sự nổi lên của nền kinh tế Mỹ, sức mạnh của USD đã khiến hàng loạt nước trụ cột cố định tỷ giá của đồng nội tệ vào USD. Được đảm bảo bằng uy tín của một cường quốc kinh tế mạnh nhất thế giới, đồng USD ngày càng khẳng định vai trò toàn cầu của mình, thậm chí được coi là biểu tượng cho sức mạnh vô biên của nền kinh tế Mỹ.
Chắc vai trò đó sẽ còn giữ ưu thế tuyệt đối nếu như cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu không xuất hiện, mà nơi bắt đầu của nó lại chính là quê hương của đồng USD. Sự giảm giá mạnh của USD so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt khác làm dấy lên những cảnh báo rằng sự suy yếu của đồng tiền này có thể gây ra bất ổn cho kinh tế thế giới và đẩy các quốc gia khác vào cuộc đua phá giá đồng tiền. Liên hợp quốc thậm chí đã phải lên tiếng kêu gọi một loại tiền tệ dự trữ toàn cầu mới để chấm dứt uy thế của đồng USD.
Video đang HOT
Ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng thời kỳ độc tôn trong thanh toán và dự trữ của đồng USD đã kết thúc và đã đến lúc đồng USD cần phải bị thay thế bằng một loại tiền khác, có thể là euro, nhân dân tệ, bảng Anh, yên Nhật,…hay một đồng tiền mới sẽ thay thế USD và trở thành đồng tiền dự trữ mới, giống như USD đã từng thế chỗ đồng bảng Anh vào cuối thế kỷ trước. Việc Hàn Quốc và Australia quyết định dùng đồng nội tệ thanh toán một phần trong trao đổi thương mại chính là thể hiện xu hướng trên.
Theo ANTD
Năm 2014: Obama thành công hay "rơi vào bẫy"?
Nước Mỹ bước vào năm 2014 với những tín hiệu khởi sắc của nền kinh tế Mỹ và đạo luật cải cách y tế Obamacare tiến triển tích cực, một số nhà phân tích Mỹ đã bắt đầu đưa ra dự báovề kết quả năm cầm quyền thứ 6 của Tổng thống Barack Obama.
Bứt phá từ thất bại
Nhà phân tích Dean Obeidallah đăng trên tờ The Daily Beast cho biết mặc dù Tổng thống Obama kết thúc năm 2013 với tỷ lệ ủng hộ của cử tri ở mức gần thấp nhất và tỷ lệ phản đối ở mức tồi tệ nhất kể từ khi ông đặt chân vào Nhà Trắng, song vẫn có đầy đủ cơ sở để dự đoán ông sẽ có một năm 2014 thành công nhất kể từ năm 2008.
Năm 2014 đánh dấu năm thứ 6 trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông Obama.
Lý do đầu tiên phải kể đến là nền kinh tế đang dần cải thiện. Một nền kinh tế tốt đồng nghĩa với tỷ lệ ủng hộ ông chủ Nhà Trắng sẽ cao hơn. Hiện nay, nền kinh tế Mỹ dường như đã sẵn sàng cho tăng trưởng. Tỷ lệ thất nghiệp 7% là mức thấp nhất trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông Obama đến thời điểm này, trái ngược với mức 10% hồi nhiệm kỳ đầu.
Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán đã có một năm tốt nhất kể từ năm 1997, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý III/2013 ở mức cao đáng ngạc nhiên là 3,6% (sau đó đã được Bộ Thương mại Mỹ điều chỉnh lại là 4,1%, mức cao nhất trong vòng 2 năm qua). Các tín hiệu trên đã buộc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nâng dự báo tăng trưởng của nền kinh tế hàng đầu thế giới trong năm 2014.
Việc thực thi tốt hơn đạo luật ObamaCare, khiến nhiều người dân Mỹ được hưởng lợi từ đạo luật này thì tỷ lệ ủng hộ của dân chúng dành cho Tổng thống sẽ tăng lên. ObamaCare là lý do hàng đầu đẩy tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Obama xuống chỉ còn 43% theo cuộc thăm dò gần đây của kênh tin tức NBC News và tờ Wall Street Journal thực hiện.
Trong cuộc họp báo cuối năm 2013, Tổng thống Obama tuyên bố 2014 sẽ là "Năm hành động". Chắc chắn, Tổng thống Obama sẽ thúc đẩy mạnh mẽ các việc như cải cách nhập cư và tăng lương tối thiểu. Theo cuộc thăm dò tháng 11.2013 của Viện Gallup, có tới 76% người dân Mỹ ủng hộ tăng lương tối thiểu từ mức hiện tại 7,25 USD/giờ lên 9 USD/giờ.
Ngoài ra, một trong những lý do để nhận định ông Obama sẽ thành công trong năm 2014 là bởi ông không còn cách nào khác là bứt ra khỏi những thất bại của năm 2013.
Các nhà phân tích chính trị Mỹ cho rằng, năm 2013 là năm tệ nhất của ông Obama trong 5 năm ở Nhà Trắng. Một cuộc khảo sát mới nhất của CNN cho thấy tỷ lệ ủng hộ ông đã giảm mạnh xuống còn 41% so với 56% không đồng tình cách ông điều hành đất nước. Cụ thể là Tổng thống Obama đã hứng chịu nhiều chỉ trích về việc triển khai chương trình cải cách chăm sóc y tế mang dấu ấn của ông, còn được biết tới với cái tên Obamacare.
Tổng thống cam kết rằng Chính phủ sẽ tiếp tục làm việc để sửa chữa những vấn đề mà nhân dân gặp phải. Ông nói rằng "cấu trúc cơ bản của đạo luật đó là làm việc," nhưng thừa nhận rằng việc giới thiệu đạo luật này là một "tiến trình lộn xộn".
Hay sẽ "rơi vào bẫy"?
Tuy vậy, không phải dự báo nào cũng lạc quan. Ông John Fortier thuộc Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng ở Washington cho rằng, 2014 là một năm bầu cử Quốc hội ở Mỹ và đó cũng có thể đem lại một mức độ rủi ro cho Tổng thống Obama. Ông John Fortier nhận định: "Chắc chắn Tổng thống Obama sẽ "rơi vào cái bẫy" mà nhiều vị Tổng thống ở nhiệm kỳ thứ hai đã mắc phải. ây là một chính phủ chia rẽ, trong khi ông Obama lại không được lòng dân chúng mấy. Cuộc bầu cử giữa kỳ thường không đem lại thành quả tốt cho đương kim Tổng thống trong nhiệm kỳ thứ hai hay nhiệm kỳ đầu. Do đó tôi nghĩ có một số thách thức cho Tổng thống Obama".
Các nhà phân tích chính trị Mỹ cho rằng, năm 2013 là năm tệ nhất của ông Obama trong 5 năm ở Nhà Trắng.
Ông Obama hy vọng rằng một thỏa thuận lưỡng đảng về ngân sách vào cuối năm sẽ giúp cho năm 2014 bớt đi những vụ tranh cãi. Thỏa thuận đạt được chỉ vài tuần lễ sau vụ chính phủ đóng cửa làm lung lay niềm tin của công chúng đặt vào khả năng điều hành của Washington.
Thỏa thuận ngân sách đã khiến một số nhà phân tích dự đoán một Washington bớt đối đầu hơn trong năm 2014, khi cả hai đảng tìm cách tranh thủ lại niềm tin của cử tri trước các cuộc bầu cử vào tháng 11. Nhưng có phần chắc là bộ luật chăm sóc sức khỏe của Tổng thống sẽ vẫn là một điểm gây tranh cãi giữa hai đảng.
Ông Stuart Rothenberg- chuyên gia phân tích chính trị độc lập ở Washington cho rằng: " Tất cả các đảng viên Dân chủ ủng hộ đạo luật và trong đa số các trường hợp đã biểu quyết tán thành Obamacare và vì thế mà họ bị mắc kẹt và đi đến độ tổng thống bị suy yếu, cử tri dường như muốn nói, "Tôi sẽ gửi một thông điệp cho ông Barack Obama. Ông không có tên trên lá phiếu giữa kỳ. Cách duy nhất họ có thể làm được là bỏ phiếu chống lại Đảng Dân chủ".
Nhưng ông Rothenberg cũng chỉ ra điểm yếu của phe Cộng hòa đó là đóng cửa chính phủ trong năm 2013.
Kết quả các cuộc bầu cử vào tháng 11.2014 có thể quyết định liệu ông Obama có cơ hội để thực thi nghị trình của ông trong 2 năm cuối nhiệm kỳ tổng thống hay không. Toàn bộ 435 ghế tại Hạ viện sẽ được bầu lại trong cuộc bầu cử, cùng với 1/3 trong 100 ghế tại Thượng viện và 36 ghế thống đốc tiểu bang. ảng Cộng Hoà hiện đang nắm quyền kiểm soát Hạ viện trong khi Đảng Dân chủ chiếm thế đa số tại Thượng viện.
Theo Dân Việt
Thắp lên niềm tin 2014 Thế giới khép lại năm 2013 được cho là một năm đầy khó khăn khi nền kinh tế toàn cầu vẫn chưa thể phục hồi sau khủng hoảng, trong khi các điểm nóng cùng mối quan hệ giữa các cường quốc vẫn tăng nhiệt. Song những tia hy vọng ló rạng từ cuối năm bĩ cực này có thể thắp lên thành niềm...