Người khổng lồ của giới nhiếp ảnh qua đời
Nhiếp ảnh gia người Pháp Marc Riboud vốn nổi tiếng với phong cách chụp ảnh theo chủ nghĩa nhân văn, ông luôn đi tìm những khoảnh khắc đẹp của cuộc sống giữa những bối cảnh hỗn loạn, kịch tính nhất.
Trong giới nhiếp ảnh quốc tế, Marc Riboud được biết tới như một người khổng lồ, giờ đây, người khổng lồ ấy đã nằm xuống ở tuổi 93.
Trong sự nghiệp cầm máy của Marc Riboud, nổi tiếng nhất phải kể tới bức ảnh phản chiến “Cô gái và bông hoa” chụp năm 1967, ghi lại hình ảnh một cô gái trẻ trên tay cầm bông hoa, đứng trước mặt cô là một nhóm cảnh sát Mỹ có vũ trang đang đứng canh gác ngoài Lầu Năm Góc ở Washington DC.
Cô gái có tên Jan Róe Kasmir đang tham gia vào một cuộc biểu tình phản đối Chiến tranh Việt Nam. Giờ đây, khi cuộc chiến đã đi vào dĩ vãng, hai đất nước đã trở thành bạn bè hữu nghị, cùng hướng tới tương lai, chúng ta nhìn lại bức ảnh này như một khoảnh khắc đã in dấu ấn trong lịch sử nhiếp ảnh thế giới.
Sau khi khoảnh khắc này được ghi lại, nó đã trở nên nổi tiếng chỉ sau một đêm. Bức ảnh này kể từ đó đã tiếp tục được sử dụng lại trong suốt 5 thập kỷ qua và là biểu tượng của “sức mạnh đóa hoa”. Ở trong bức ảnh, đặt giữa bối cảnh một cuộc biểu tình, người ta vẫn thấy sáng lên trong đó điều đẹp đẽ, nhân văn, thay vì sự rùng rợn.
Nhiếp ảnh gia theo đuổi chủ nghĩa nhân văn người Pháp – Marc Riboud – đã qua đời ngày 30/8, ở tuổi 93.
Trong sự nghiệp cầm máy của mình, Marc Riboud đã đi đến nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam hồi năm 1970, ông đã thực hiện bộ ảnh ghi lại cuộc sống của người dân miền bắc Việt Nam thời bấy giờ:
Video đang HOT
Theo Dân Trí
Viễn cảnh rùng mình thế giới thời hậu tận thế
Nhiếp ảnh gia Lori Nix và người cộng sự Kathleen Gerber đã tự tay dựng cảnh cho mỗi ý tưởng, sử dụng nhiều vật liệu khác nhau để tái hiện viễn cảnh thế giới thời hậu tận thế vô cùng đáng sợ.
Lori Nix và Kathleen Gerber đã đưa độc giả đến bối cảnh thế giới sau tận thế qua trí tưởng tượng phong phú của họ.
Theo đó, hình ảnh thế giới sau khi trải qua tận thế khiến con người phải bàng hoàng. Sau khi trải qua những thảm họa kinh hoàng, thế giới chỉ còn lại những tòa nhà đổ nát, khung cảnh u ám, tĩnh mịch đến rợn người.
Cuốn sách mang tên "The City" của 2 tác giả Lori Nix và Kathleen Gerber đã đưa công chúng đến gần hơn diện mạo thế giới sau ngày tận thế.
Nhiếp ảnh gia Lori Nix và Kathleen Gerber đã mất nhiều tháng để dàn dựng những cảnh này để chúng sống động như thật.
Thông qua các đạo cụ, chú ý đến từng chi tiết, Lori Nix và Kathleen Gerber đã tạo ra những câu chuyện thông qua từng bức ảnh.
Nhiếp ảnh gia Lori Nix lớn lên ở vùng nông thôn Kansas. Do vậy, bà từng trải qua những thảm họa như lốc xoáy, lũ lụt và bão tuyết. Chính những điều này đã khiến bà nảy ra ý tưởng thực hiện chủ đề viễn cảnh thế giới hậu tận thế.
Viễn cảnh một thư viện trong bối cảnh hậu tận thế được nhiều người yêu thích.
Hình ảnh u ám, rợn người bên trong một cửa hiệu giặt máy bị tàn phá dữ dội hậu tận thế. Nhiếp ảnh gia Lori Nix và cộng sự Kathleen Gerber còn sử dụng cả động vật hoang dã như chuột để có những bức ảnh giống như thật.
Các cảnh dàn dựng thế giới hậu tận thế có kích thước đa dạng từ nhỏ đến lớn.
Theo_Kiến Thức
Ảnh "chộp" những khoảnh khắc trùng hợp cực bất ngờ Có những khoảnh khắc trùng hợp ngẫu nhiên trong cuộc sống hàng ngày khiến chúng ta không thể ngờ tới. Nhiếp ảnh gia Denis Cherim đến từ thành phố Madrid ở Tây Ban Nha đã ghi lại những khoảnh khắc trùng hợp đến ngạc nhiên trong cuộc sống hàng ngày. Nói về những bức ảnh ấn tượng của mình, Cherim cho biết nghệ...