Người không được yêu thương nhất lại là người chăm sóc bố mẹ cuối đời
Vị trí của chị hai trong nhà rất đặc biệt. Chị là người nhà tôi nhưng lại chỉ ở nhà tôi 6 năm thôi, từ năm thứ 7 trở đi, chị bị bác cả đưa đi làm con gái bác.
Bác cả không thể sinh con, bởi thế bác đã xin bố một đứa về nuôi, sau khi bàn bạc, bố và mẹ đã đồng ý. Nhà tôi có 4 anh em, anh cả, chị hai, tôi và cậu em út, tổng cộng 2 nam 2 nữ, đương nhiên là bố mẹ sẽ cho con gái, lúc đầu họ định cho tôi bởi hồi đó tôi mới 4 tuổi, càng nhỏ càng dễ nhận nuôi. Nhưng tôi đã khóc lóc, quậy phá kêu không cần người khác làm bố mẹ mình, một đứa trẻ mới 4 tuổi như tôi đã biết đấu tranh với bố mẹ.
Bố mẹ liền hỏi chị hai có muốn đi không? Chị hai liền bảo: “Để con đi”. Ngày đó chị mới 6 tuổi. Kể từ đó, số phận của chúng tôi bỗng kẻ cách người biệt. Nhà tôi ở Hà Nội còn nhà bác cả ở tận Phú Thọ. Tôi đã từng đến đó, đó là một làng quê xa xôi hẻo lánh, nghèo nàn, lạc hậu. Bác cả là công nhân nhà máy phân bón, bác gái là công nhân nhà máy dệt, điều kiện gia đình không mấy khá giả.
Ngày ra đi, chị hai còn chưa cảm nhận hết sự khác biệt này, nhưng 30 năm sau, sự khác biệt giữa 2 thành phố ấy không thể đem ra so sánh được nữa.
Kể từ đó chị hai rời nhà để làm con gái bác cả, chị gọi hai bác là bố mẹ còn gọi bố mẹ ruột của mình là chú hai và thím hai. Chị hai đi khỏi nhà được một thời gian khá lâu rồi nhưng ngày nào mẹ cũng trốn vào một góc để khóc.
Lần xuất hiện tiếp theo ở nhà tôi, chị đã là một thiếu nữ trưởng thành – Ảnh minh họa
Vì hạnh phúc song toàn của con trai và con gái mà số lần mẹ gọi tên chị hai cũng ngày một ít đi. Hơn chục năm sau, do công việc bận rộn thêm vào đó là sự xa cách về tâm hồn nên giữa chị và chúng tôi dường như cũng cách sông cách biển. Lần gặp lại chị hai là khi chị không thi đỗ đại học. Bác cả đưa chị lên Hà Nội để nghĩ cách, nên cho chị học lại hay đi làm? Thái độ của bố mẹ khá mơ hồ.
Bố bảo: “Cho lên Hà Nội ôn thi lại cũng không tiện lắm, hay là cho nó đi làm luôn”. Mẹ ngồi cạnh lên tiếng: “Thật ra mà nói, lẽ ra chúng em nên đón con bé lên đây học, nhưng thực sự điều kiện hiện tại cũng đương đối khó khăn. Nếu về không tìm được việc làm thì chúng ta sẽ lại nghĩ cách khác vậy”. Mặc dù trong lòng bác cả có đôi chút buồn nhưng bác cũng hiểu cái khó của bố mẹ, bác liền nói: “Đúng thế, ai cũng có cái khó cả, tôi chỉ sợ lỡ dở cả đời con bé thôi”.
Sau này, cứ mỗi lần nhắc đến chị hai là mẹ lại không cầm được nước mắt, kể từ sau lần đó, mãi đến khi chị lấy chồng chúng tôi mới gặp lại chị. 22 tuổi chị đã lấy chồng. Hồi đó tôi đang liên hệ thủ tục đi nước ngoài, còn chị hai lại trở thành vợ người ta. Nói thật, do sự trải nghiệm khác nhau, hoàn cảnh sống khác nhau nên mọi việc chị hai nói và làm, tính cách và thái độ đều khác hẳn chúng tôi, từ trong thâm tâm tôi coi thường chị, coi chị là người nhà quê. Anh cả đi Úc, em út học đại học Sư phạm năm thứ 1, chỉ có chị là làm ở nhà máy phân bón, đã thế lại còn lấy một gã lái xe thô kệch.Thái độ của tôi và cậu em út càng tệ hơn, cảm giác sự xuất hiện của chị mang lại nỗi xấu hổ cho chúng tôi, bởi thế, chúng tôi cứ nhìn chị chằm chằm, nhưng chị thì luôn tỏ ra khoan dung, không chấp nhặt và luôn gọi tên chúng tôi một cách thân mật. Đó chính là chị hai của tôi, một cô gái quê mùa từng khiến chúng tôi xấu hổ.
Video đang HOT
Mấy năm sau thì chị thất nghiệp, con chị khi đó mới được 5 tuổi. Bác cả mất, chị về ở với bác gái, anh rể bắt đầu đánh bạc, hai anh chị thường xuyên to tiếng với nhau. Chúng tôi biết được điều này là bởi bác gái đã gọi điện lên kể. Ấy vậy mà chị lại bảo với mẹ rằng: “Cả nhà yên tâm, con ở trên này vẫn ổn cả, lương tháng được hơn 2 triệu, anh Cường đối với con cũng rất tốt”. Cường là tên anh rể tôi.
Ở Úc anh cả cũng lấy vợ, cả tháng trời mới điện về nhà được một lần, tôi làm thủ tục đi Mỹ, cậu em út cũng bảo sẽ đi Singapore du học, người duy nhất ở bên bố mẹ tôi chỉ còn lại chị hai mà thôi. Không lâu sau, anh cả cũng có con và muốn đưa mẹ tôi sang đó để trông cháu, nhưng ngày đó sức khỏe bố mẹ cũng yếu lắm rồi, bởi thế, anh đã gọi điện cho chị hai nhờ chị sang giúp. Chị hai không nói một lời lập tức khăn gói ra đi, thấm thoát cũng 2 năm trời. Sau này anh cả bảo, những lúc khó khăn nhất may mà có chị hai giúp. Nhưng tôi luôn có cảm giác mọi người trong nhà vẫn coi thường chị. Chị học vấn thấp, thất nghiệp, lại còn nói giọng địa phương đặc sệt, mặc dù bề ngoài chúng tôi tỏ ra thân thiết với chị nhưng khoảng trống trong lòng thì không dễ gì xóa bỏ.
Sau khi tôi đi Mỹ, cậu em út đi Sing, bác gái cũng qua đời, chị liền lên Hà Nội ở để chăm sóc cho bố mẹ. Thỉnh thoảng tôi cũng gọi điện cho anh cả và cậu em út, trong điện thoại, cả hai đều chỉ trích chị hai rất nhiều. Cậu út bảo: “ Sao chị ấy lại lên Hà Nội chứ? Chị thử nghĩ xem, cả đời này bố mẹ chúng ta tích lũy được bao nhiêu tiền? Chắc chắn chị ấy có mưu tính gì”. Nói thật là tôi cũng có suy nghĩ đó, chắc chắn chị đi vì hám của. Sau đó, chị ly hôn, một mình nuôi con và chăm sóc cả bố mẹ, vậy mà chúng tôi lại nghĩ về chị như vậy, có lẽ là do chúng tôi đã tiếp xúc quá nhiều với những chất ô nhiễm bên ngoài mà con người trở nên thế tục, quy kết cả tình yêu vô tư của chị dành cho bố mẹ với những với điều thô tục nhất.
Tối hôm đó mẹ đã khóc khi ngủ cạnh tôi: “Nhìn 3 đứa các con giờ đứa nào cũng sống trong vinh hoa mà mẹ càng cảm thấy tội lỗi và đau khổ, mẹ thật có lỗi với chị hai con”. Tôi thở dài: “Là cái số rồi mẹ ạ, thế nên mẹ cũng đừng nghĩ ngợi nhiều làm gì”. Mẹ chỉ khóc và không phát hiện ra sự lạnh nhạt của tôi. Mẹ lại tiếp: “Tối hôm đó mẹ và chị hai con đã nói chuyện suốt đêm, mẹ định cho chị con một nửa gia sản coi như để bù đắp cho nó, nó đã phải chịu quá nhiều vất vả, nhưng chị con cương quyết không nhận, nó bảo, nó đã có được thứ tài sản quý giá nhất, đó chính là tình yêu của 2 người bố và 2 người mẹ, còn gì quý hơn thế…”. Nghe xong tôi vô cùng ngạc nhiên, quả thật tôi không dám tin vào tai mình, nhưng chưa nói hết câu mà nước mắt mẹ đã ướt đầm, khóc không thành tiếng nữa. Tôi không thể không tin, dần dần khóe mắt tôi cũng ươn ướt, tôi trở mình và thầm gọi tên chị trong tim: “Chị hai, em đã hiểu lầm chị, tội nghiệp chị quá”.
Sau khi bố mất chị hai xuống Hà Nội ở cùng mẹ, mẹ bảo: “Không ngờ trong 4 đứa con, đứa mà mẹ không thương yêu nhất cuối cùng lại trở về bên mẹ”. Tết năm đó mấy anh em chúng tôi đều về Hà Nội. Anh cả tặng chị hai một chiếc áo khoác đỏ, tôi tặng chị một chiếc khăn quàng cổ còn cậu út tặng chị một chiếc quần bò. Bởi vì cả 3 anh em đều nhớ năm nay là năm bản mệnh của chị. Nhận quà chị hai đã khóc. Chị bảo: “Chị thật hạnh phúc, tại sao tất cả hạnh phúc trên đời này đều dành cho một mình chị vậy”. Nghe thấy những lời đó của chị mà chúng tôi không sao cầm được nước mắt. Đó chính là nước mắt đầy tội lỗi và hối hận.
Theo GĐVN
Có những điều đã bỏ lỡ và mất đi sẽ không bao giờ trở lại
Mỗi ngày đã đi qua, làm sao quay trở lại? Và bạn nói xem, trên thế gian này, rốt cuộc có bao nhiêu cuộc đời có thể thắng được thứ mang tên "đợi chờ"?
Thời còn học cấp Ba, tớ từng thích một cậu bạn dáng cao cao, người gầy gầy. Cạnh cậu ấy khi đó có một cô bạn nhỏ xinh, da rất trắng. Lúc đó tớ đang niềng răng, trên mặt thì đầy mụn.
Vì tự ti nên tớ không dám đến gần cậu ấy, và luôn luôn chỉ dám lén nhìn từ phía sau. Dù cùng làm trực nhật, hai đứa chung một nhóm, tớ cũng chẳng dám nói gì.
Tớ biết, mình không xứng với cậu ấy, cậu ấy sẽ chẳng thích tớ đâu. Cho nên tớ tự nhủ, đợi tháo niềng răng, chữa khỏi hết những vết mụn trên mặt rồi sẽ thổ lộ với cậu ấy.
Lên đại học, chúng tớ ở cùng một thành phố. Cuối cùng tớ đã gỡ niềng răng, da cũng đẹp hơn rồi. Nhưng cậu ấy là chủ tịch hội sinh viên của trường bên cạnh, xung quanh toàn những cô gái giỏi giang.
Vậy là tớ nghĩ, tớ phải cố gắng thêm chút nữa. Đợi khi nào trở nên tài ba hơn, tớ sẽ tỏ tình với cậu ấy.
Giờ tớ đã có một công việc đáng tự hào, trang điểm ăn mặc thật xinh đẹp. Thế nhưng, con của cậu ấy đã được 3 tuổi rồi.
Năm đó cậu ấy đi công tác, gặp nhau nên mời tớ bữa cơm. Cậu ấy hỏi: "Này, từ thời cấp Ba đến bây giờ cậu cứ một mình như vậy à? Chưa bao giờ tìm bạn trai sao?". Tớ chỉ biết cười.
Cậu ấy nghiêng đầu, chợt nói, "Thực ra hồi học đại học, tớ đã từng thích cậu đấy".
Khoảnh khắc ấy, tớ nhìn khuôn mặt chẳng còn ngây ngô của chàng trai đối diện, muốn khóc mà không thể khóc ra.
Bỗng chốc tớ hiểu, thứ gọi là chờ đợi đó không khiến chúng tớ đến gần nhau hơn, mà còn đẩy tớ ngày càng xa cậu ấy.
Tớ không bao giờ còn có cơ hội nói với cậu ấy một câu "tớ thích cậu". Ngày xưa, giấc mơ đẹp nhất của tớ là có thể ngồi sau yên xe cậu ấy, cùng đi đến quán bên trường ngồi ăn vặt. Nhưng giờ thì không thể thực hiện nữa rồi.
Giống như một câu trong bài hát "Có những người đã để lỡ rồi thì sẽ không bao giờ trở lại".
Có lẽ chúng ta đều giống nhau, đều phạm phải sai lầm tương tự. Chúng ta luôn cảm thấy bất lực giữa những do dự kéo dài hết lần này đến lần khác.
Năm nay bận việc, năm sau về nhà. Năm sau có việc khác không thể về, lại tiếp tục trì hoãn, mà chẳng bận tâm ông bà bố mẹ ở nhà mong ngóng ta về đến nhường nào.
Bạn không biết được, với họ mà nói, thời gian thật sự không thể chờ thêm nữa. Lần này vẫy tay tạm biệt, không biết lần sau còn gặp lại hay không.
Bạn có bao giờ vì sự do dự của bản thân, vì một câu "đợi thêm chút nữa" mà bỏ lỡ cơ hội vốn thuộc về mình, bỏ lỡ người cậu vốn rất yêu thương?
Năm 8 tuổi, tôi thích con búp bê trong tủ kính, mẹ nói đợi khi nào có tiền sẽ mua cho, nhưng lên 10 tuổi, tôi đã không còn thích nó nữa.
Chàng trai mà tôi mến vô cùng vào năm 18 tuổi, tôi đợi mãi cũng chẳng đợi được cậu ấy thổ lộ với mình.
28 tuổi, tôi muốn đợi thêm chút nữa rồi mới về nhà. Và như thế, tớ bỏ lỡ lần cuối cùng được gặp bà ngoại.
Mỗi ngày đã đi qua, làm sao quay trở lại? Và bạn nói xem, trên thế gian này, rốt cuộc có bao nhiêu cuộc đời có thể thắng được thứ mang tên "đợi chờ"?
Theo Phununews
Bị mẹ chồng ép ly dị, lời đáp trả của con dâu khiến bà cứng họng Tôi sinh ra và lớn lên ở thành phố. Gia đình tôi có 3 chị em gái. Tuổi thơ chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc cãi vã bất tận của bố mẹ. Bố tôi luôn đổ lỗi cho mẹ vì chỉ sinh toàn con gái, khiến ông xấu hổ, muối mặt với họ hàng. Cuối cùng, bố mẹ tôi ly hôn. Bố...