Người không đeo khẩu trang hành hung khách đi tàu điện ngầm
Một người đàn ông bị bắt sau khi hành hung hành khách trên chuyến tàu điện ngầm ở Seoul vì bị nhắc đeo khẩu trang.
Nhân chứng cho biết người đàn ông này và một hành khách không đeo khẩu trang khác đã lớn tiếng dọa nạt khi được người ngồi đối diện yêu cầu đeo khẩu trang trên chuyến tàu điện ngầm ở Seoul, thủ đô Hàn Quốc hôm 27/8.
Người đàn ông ngoài 50 tuổi này sau đó rút dép đánh lia lịa vào đầu người nhắc nhở mình, hét lên “Hãy làm những việc cần làm và lo chuyện của ông thôi. Có vấn đề gì sao?”
Người đàn ông này tiếp tục lao đến đánh một hành khách khác khi anh ta chỉ ra “không đeo khẩu trang là vi phạm quy định”. Người này phản kháng và đẩy người đàn ông không đeo khẩu trang ngã xuống sàn rồi phản công, trong khi một số hành khách cố gắng can ngăn.
Cuộc ẩu đả chỉ dừng lại sau khi cảnh sát và nhân viên nhà ga lên tàu ở điểm dừng kế tiếp. Người đàn ông không đeo khẩu trang đã bị bắt và đang bị cảnh sát điều tra.
Chính quyền Seoul yêu cầu tất cả hành khách tham gia phương tiện giao thông công cộng phải đeo khẩu trang kể từ tháng 5. Các biện pháp hạn chế ngăn Covid-19 càng siết chặt vào tuần này, khi số ca nhiễm mới ở Hàn Quốc gần đây gia tăng. Seoul hôm 24/8 ra quy định bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi công cộng, dù là ngoài trời hay trong nhà.
Hàn Quốc đã ghi nhận khoảng 350 sự cố liên quan tới quy định đeo khẩu trang kể từ tháng 5. Hầu hết trường hợp vi phạm là người trung niên, trong đó 115 người tuổi ngoài 60 và 83 người tuổi ngoài 50, theo SBS News.
Hàn Quốc đã chứng kiến đợt bùng phát mới trong 3 tuần liên tiếp của tháng 8, số ca nhiễm nCoV tăng 210% trong tuần bắt đầu từ 10/8 và tăng 189% trong tuần từ 17/8, theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Hành khách đeo khẩu trang trên một chuyến tàu điện ngầm ở Seoul hồi tháng 4. Ảnh: WSJ.
Các cụm dịch mới chủ yếu liên quan tới nhà thờ Sarang Jeil ở Seoul. Theo báo cáo hôm 28/8 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC), 978 ca nhiễm nCoV mới có nguồn gốc từ nhà thờ này. Hàn Quốc đã ghi nhận hơn 19.000 ca nhiễm và hơn 300 ca tử vong.
Video đang HOT
Đầu tuần này, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cảnh báo quốc gia này có thể cần triển khai giãn cách xã hội cấp độ ba, mức cao nhất trong hệ thống ba cấp được đặt ra hồi tháng 6, buộc các trường học và doanh nghiệp phải đóng cửa.
“Nếu không thể ngăn chặn dịch ở giai đoạn này, chúng ta không còn lựa chọn nào khác là tăng lên giãn cách xã hội cấp độ ba. Tuy nhiên, nâng biện pháp giãn cách lên mức cao nhất không phải là lựa chọn dễ dàng”, ông Moon nói.
Tháng 6 'ác mộng' của Trump ở Nhà Trắng
Tháng 6 vừa qua tiếp tục là khoảng thời gian khủng hoảng nhất trong nhiệm kỳ của Trump, khiến con đường tái đắc cử vào tháng 11 tới thêm khó khăn.
Trong bữa tối tại Nhà Trắng thứ 7 tuần trước, tỷ phú Bernard Marcus, nhà tài trợ hàng đầu cho đảng Cộng hòa, nói với Tổng thống Donald Trump rằng ông thấy lo lắng về kết quả khảo sát sụt giảm và vai trò quản lý của Jarred Kushner trong chiến dịch tái tranh cử của bố vợ.
Trump cố gắng trấn an Marcus bằng cách cam kết với nhà sáng lập Home Depot rằng vận may chính trị của ông sẽ sớm thay đổi, một phần bởi ông đã chọn "những người giỏi" để quản lý chiến dịch tranh cử, theo một người biết rõ về cuộc trao đổi.
Sáng hôm sau, trước khi bắt đầu một vòng golf, Tổng thống Mỹ chia sẻ video trên Twitter cho thấy một người ủng hộ của ông ở Florida hét vang "quyền lực da trắng", khiến trợ lý phải vội vàng tìm ông để đề nghị xóa bài đăng.
Khi chuẩn bị tới ngọn núi nổi tiếng Mount Rushmore, nơi chạm khắc gương mặt của 4 đời tổng thống Mỹ, để kỷ niệm quốc khánh vào ngày 4/7, Trump vừa trải qua tháng khó khăn nhất trong ba năm rưỡi ở Nhà Trắng. Ông thậm chí đã nghĩ tới viễn cảnh thất cử trong cuộc bầu cử cuối năm nay.
"Biden không thể nói năng một cách rành mạch, nhưng ông ấy có thể trở thành tổng thống của các bạn, bởi một số người không yêu mến tôi", Trump nói trong cuộc phỏng vấn với Fox News, hôm 25/6.
Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng tháng trước. Ảnh: NYTimes.
Dù Trump liên tục khẳng định "nCoV sẽ biến mất", nhiều bang ở Mỹ đang chứng kiến ca nhiễm mới tăng mạnh trở lại. Mỹ ngày 3/7 ghi nhận thêm hơn 51.000 ca nhiễm nCoV trong 24h, mức kỷ lục từ khi dịch bùng phát. Covid-19 bùng phát trở lại khiến nhiều bang phải dừng kế hoạch mở cửa nền kinh tế và siết chặt thêm nhiều biện pháp hạn chế.
Điều này khiến chỉ trích về cách đối phó với đại dịch của Trump ngày càng tăng. Thăm dò dư luận do Reuters/Ipsos thực hiện ngày 22-23/6 cho thấy chỉ có 37% người Mỹ ủng hộ cách Trump đối phó Covid-19, mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu khảo sát hồi tháng ba.
Kết quả nhiều cuộc khảo sát về bầu cử gần đây cũng bất lợi với Trump, khi ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden đang "thắng thế" ở một số bang chiến địa. Khảo sát riêng của đảng Cộng hòa trong vài tuần gần đây cho thấy Trump thậm chí gặp khó khăn ở các bang bảo thủ, khi chỉ dẫn trước Biden 5 điểm ở Montana nhưng thua ở Georgia và Kansas.
Không dừng lại ở đó, Trump liên tiếp phải đối mặt với nhiều khó khăn trong tháng 6. Làn sóng biểu tình chống phân biệt chủng tộc ở Mỹ vẫn chưa dừng lại, trong khi sắc lệnh cải cách cảnh sát Trump ký hôm 16/6 bị chê hời hợt. Sự kiện đầu tiên khi nối lại chiến dịch tranh cử ở Tulsa, bang Oklahoma cũng khiến Trump thất vọng, với những dãy ghế trống người.
Các thông tin tiết lộ trong hồi ký của John Bolton, cựu cố vấn an ninh quốc gia, hay tranh cãi về thông tin Nga treo thưởng cho Taliban sát hại lính Mỹ ở Afghanistan càng khiến những ngày cuối tháng 6 của ông thêm khó khăn.
Tất cả đã góp phần làm Trump "mất điểm" trong mắt cử tri ở các bang dao động. "Người dân đang đánh giá về màn trình diễn của Trump và cách ông ấy xử lý nó", John Thune, nghị sĩ đảng Cộng hòa ở bang Nam Dakota, thừa nhận. "Đôi khi bạn phải chấp nhận và tiếp tục cuộc chơi".
Trump vẫn tiếp tục hy vọng có thể phục hồi nền kinh tế trong 4 tháng trước ngày bầu cử và lạc quan thông báo Mỹ đã có thêm 4,8 triệu việc làm trong tháng 6. Tuy nhiên, không thể chắc chắn Trump sẽ lấy lại được sự ủng hộ nhờ dấu hiệu hồi phục kinh tế này, giữa lúc số ca nhiễm ở nhiều bang tăng vọt.
Một số cố vấn của Trump cho biết khảo sát nội bộ cho thấy kết quả cạnh tranh hơn nhiều giữa Tổng thống Mỹ và ứng viên Joe Biden. Họ cũng thêm rằng các cuộc tranh luận sắp tới có thể định hướng lại cuộc đua và Trump vẫn có nhiều lợi thế về mặt tổ chức chiến dịch tranh cử và gây quỹ.
Tuần trước, nhóm trợ lý cấp cao của Nhà Trắng và chiến dịch tranh cử đã họp bàn về lịch trình của Trump trong tháng 7, trong đó vẫn tiếp tục tổ chức các buổi vận động tranh cử nhưng với quy mô nhỏ hơn. Kushner, con rể, cố vấn thân cận và đồng thời là giám sát chiến dịch tranh cử của Trump, cho biết chiến lược của anh là để cho Tổng thống "làm chủ" cuộc đua của chính ông.
"Suy cho cùng Tổng thống mới thực sự là người quản lý chiến dịch này. Công việc của chúng tôi là cung cấp dữ liệu, ý tưởng để giúp ông định hình cuộc đua. Sau khi ông ấy đưa ra quyết định về điều mình muốn, chiến dịch tranh cử sẽ được thiết kế phù hợp cho Tổng thống", Kushner nói.
Quan điểm này có thể làm hài lòng nhiều người ủng hộ tận tâm nhất của Trump, nhưng có thể làm nản lòng nhiều thành viên đảng Cộng hòa, những người luôn lo lắng sẽ để mất Thượng viện vào tay đảng Dân chủ.
Trong khi đó, một số đồng minh thân cận nhất ngoài Nhà Trắng cũng đang cố gắng xây dựng kế hoạch chiến lược cho cuộc tái tranh cử của Trump. Chris Christie, cựu thống đốc New Jersey, đã cảnh báo Trump thua cuộc nếu không dừng chạy lại kế hoạch tranh cử năm 2016 và thúc giục Tổng thống xây dựng tầm nhìn rõ ràng hơn cho 4 năm tiếp theo.
Một số đồng minh khác muốn Trump thay đổi đội ngũ chiến dịch tranh cử và loại bỏ giám đốc Brad Parscale. Động thái này được Kushner khuyến khích sau thất bại ở Tulsa vì cho rằng đây là lỗi của Parscale, theo một số nguồn tin thân cận. Tuy nhiên, các cố vấn thân cận nhất với Trump tin điều này khó xảy ra, một phần vì Trump không muốn nhận lời khuyên từ một chiến lược gia mới.
Những người ủng hộ Joe Biden tập trung ở bên đường khi đoàn xe của Trump tới Wisconsin, tháng trước. Ảnh: NYTimes.
Giữa lúc khủng hoảng bủa vây Trump, nhiều thành viên đảng Cộng hòa thắc mắc tại sao Tổng thống không sẵn lòng thực hiện một số cách đơn giản để giải quyết các khó khăn hiện tại. Ví dụ rõ ràng nhất là Trump luôn từ chối khuyến khích đeo khẩu trang để ngăn nCoV, kẻ thù vô hình có thể đe dọa nhiều nhất tới triển vọng tranh cử tháng 11 tới. Một số cố vấn đã cố gắng thuyết phục Trump, nhưng không có kết quả.
"Điều tôi thấy khó hiểu là để tái đắc cử, Tổng thống cần khôi phục được nền kinh tế", thượng nghị sĩ Mitt Romney nói. Ông thêm rằng khôi phục kinh tế không thể diễn ra nếu Covid-19 không được kiểm soát và đeo khẩu trang được cho là biện pháp khá hiệu quả để ngăn nCoV.
Tổng thống cũng "bỏ ngoài tai" nhiều lời kêu gọi của nhóm cố vấn để bắt đầu chiến dịch quảng cáo truyền hình công kích Joe Biden. Một số người hay tiếp xúc với Trump cho biết Tổng thống rất thích xem các quảng cáo tích cực về ông hơn là các quảng cáo công kích Biden. Trump nói với những người ông tin cậy rằng kết quả cuộc đua sẽ không thể được định đoạt cho tới tháng 10.
Mike Shields, chiến lược gia tham gia chiến dịch hỗ trợ Trump, cho biết nhiều thành viên đảng Cộng hòa đã phải tìm cách hạ bệ Biden theo một cách mới. Ông cho rằng nỗ lực xây dựng hình ảnh "Biden già yếu" không hiệu quả.
"Chân dung về Biden nên được xây dựng là người sẽ nhấn chìm nền kinh tế đang chịu nhiều tổn thương của chúng ta và sẵn sàng ký ban hành mọi dự luật của bà Nancy Pelosi. Các cử tri không biết điều đó, nên phải cho họ thấy càng sớm càng tốt", Shields nói.
Tuy nhiên, một kế hoạch công kích như vậy đòi hỏi phải có tổng thống hành động có nguyên tắc, kỷ luật. Khi được hỏi liệu nhóm cố vấn của Trump có thể tách ông khỏi Twitter như đã làm năm 2016, một quan chức chính phủ cấp cao đã bật cười.
"Ông ấy luôn muốn là chính mình. Mọi người cũng biết ông ấy là người thế nào. Bạn nghĩ ông ấy sẽ thay đổi sao?", thượng nghị sĩ Rick Scott của bang Florida nói.
Ẩu đả vì khẩu trang Nhiều nhân viên siêu thị, nhà hàng tại những bang như California, Texas và Florida giờ đây thêm nhiệm vụ mới: giải quyết xung đột vì khẩu trang. Tại bất kỳ nơi nào trên nước Mỹ hiện nay cũng sẽ có người tỉnh dậy, rời khỏi nhà và tranh cãi với người lạ về việc đeo khẩu trang. Quản lý các cửa hàng,...