Người không còn uy tín, hãy chủ động từ chức, đừng như “con lươn, con trạch” leo cao
“Nhân dân mong người không còn uy tín, thiếu trách nhiệm hãy chủ động từ chức, đừng như con lươn, con trạch mà leo cao, trái với ý Đảng, lòng dân”, đại biểu Quốc Hội Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) phát biểu tại thảo luận ở hội trường chiều 13/11 về báo cáo công tác phòng chống tham nhũng, tội phạm và các báo cáo công tác tư pháp .
Đại biểu Quốc Hội Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội)
Ông Trí nhận định, trong báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2018 do Bộ trưởng Tô Lâm trình bày, cho thấy tình hình tội phạm cơ bản được kiềm chế nhưng còn diễn biến phức tạp, tội phạm ở mọi lĩnh vực, phương thức, thủ đoạn mới có sử dụng công nghệ cao và xuyên quốc gia.
Theo ông Trí, Bộ Công An đã tiến hành nhiều công việc một cách tích cực trong công tác phòng ngừa tội phạm, phòng ngừa nghiệp vụ, công tác chống tội phạm rất quyết liệt.
“Cử tri rất mong các cơ quan chức năng tập trung làm tốt hơn, coi trọng hơn các hoạt động phòng ngừa, vì phòng bao giờ cũng quan trọng và hiệu quả hơn chống”, ông Trí nói.
Đáng chú ý, về báo cáo của Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao Lê Minh Trí, vị đại biểu thành phố Hà Nội nhấn mạnh, báo cáo cũng cho thấy vi phạm, tội phạm tranh chấp, khiếu kiện hành chính diễn biến phức tạp, hầu hết tăng nhưng riêng tham nhũng tăng 32,23%, tính chất nguy hiểm, mức độ nghiêm trọng.
“Tôi có suy nghĩ tại sao Đảng, Chính phủ quyết liệt, lò đã nóng rực, Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm hết sức, công an rất tích cực, tòa án mở liên tục như vậy mà vẫn cứ phức tạp, nghiêm trọng”, đại biểu nói.
Theo đại biểu Trí, bên cạnh việc quyết liệt hơn, nghiêm khắc hơn, cần phải phát huy tính gương mẫu, tự giác, đó là chủ động từ chức.
“Tôi thấy đây là một quy định rất hợp thời và nhân văn. Nếu có lỗi, không còn uy tín, nếu không đủ điều kiện, năng lực thì nên chủ động từ chức. Sắp hết năm 2018, nhân dân chờ đợi sự chủ động của những người tay đã nhúng chàm”, ông Trí khẳng định.
“Nhân dân mong người không còn uy tín, thiếu trách nhiệm hãy chủ động từ chức, đừng như con lươn, con trạch mà leo cao, trái với ý Đảng, lòng dân. Bên cạnh đó, tôi xin đề nghị Quốc hội sớm cho xây dựng Luật Từ chức để luật hóa quy định của Đảng”, đại biểu Nguyễn Anh Trí nói.
Video đang HOT
Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình) khẳng định tham nhũng là một vấn đề nhức nhối của nhiều quốc gia trên thế giới bởi lẽ tham nhũng đã làm cho tình hình chính trị bê bối, thể chế suy yếu và để lại những hậu quả xã hội nghiêm trọng gây tổn hại đến kinh tế, băng hoại xuống cấp về đạo đức, tha hóa về lối sống trong xã hội hiện tại và tương lai. “Tệ tham nhũng qua những lần tiếp xúc cử tri và nhân dân cũng đều có ý kiến”, ông Phương nói.
Tuy nhiên, theo đại biểu Phương tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, tính chất ngày càng tinh vi. Hậu quả nghiêm trọng làm thất thoát tài sản của nhà nước và nhiều vụ án lớn không thu hồi được tài sản, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân.
Ông Phương đánh giá cao Báo cáo của Chính phủ và Ủy ban Tư pháp đã thẳng thắn chỉ ra những hình thức tham nhũng, biểu hiện nhiều nhất là tham nhũng vặt. Đồng thời, cũng chỉ ra việc xử lý nghiêm minh, quyết liệt các tổ chức, cá nhân, kể cả cán bộ cao cấp và nghỉ hưu. Không có vùng cấm, ngoại lệ hay đặc quyền cho dù người đó là ai.
Ông Phương nêu một thực tế nhức nhối, là tham nhũng có ở mọi lĩnh vực trong cuộc sống xã hội, từ người có địa vị thấp đến người có địa vị cao. Tham nhũng còn lây lan đến người dân thường, chỉ cần có một chút chức trách. Nghiêm trọng hơn là tham nhũng còn xảy ra ngay trong các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Vị đại biểu đoàn Quảng Bình cho biết, một cán bộ lão thành tuổi đã cao, nhiều lần đến gặp tôi và kiến nghị là đề nghị với Đảng, Quốc hội và Chính phủ, chống tham nhũng chỉ cần chọn nêu gương người đứng đầu gương mẫu, liêm khiết thì cả bộ máy liêm khiết.
“Người đứng đầu phải tỏ rõ quyết tâm cam kết không tham nhũng, không để vợ, con, bố mẹ, anh chị em ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác của mình để trục lợi, làm ăn bất chính. Bản thân cán bộ, đảng viên phải thực sự gương mẫu, đi đầu trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để chiếm dụng, vay mượn tài sản của các đối tượng để quản lý trái pháp luật. Phải thực hiện nghiêm việc kê khai đúng tài sản của mình”, ông Phương nêu.
Thanh Nhung
Theo baodansinh
Bao giờ kết thúc điều tra vụ gian lận điểm thi tốt nghiệp THPT?
Chiều nay (13.8) tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an, vấn đề điều tra, xử lý gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp THPT xảy ra thời gian qua được nhiều đại biểu quan tâm, chất vấn.
Gian lận kỳ thi có thể những năm trước đã có
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) chất vấn: Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2018 đã xảy ra gian lận nghiêm trọng, đây là loại tội phạm gì, có mới không, liệu những năm trước đã có chưa. Bộ Công an có bất ngờ về loại tội phạm này không, cần phải làm gì để ngăn chặn loại tội phạm này trong thời gian tới một cách hiệu quả?, đại biểu Trí nêu vấn đề.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) (Ảnh VPQH)
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết: Bộ Công an phối hợp với Công an các địa phương đã khởi tố 3 vụ án với tội danh Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Những người bị khởi tố này là cán bộ ngành giáo dục có tham gia trong quá trình quản lý bài thi, chấm thi, họ có những vi phạm. Hành vi của họ chính là lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết.
Ông nói thêm, đây cũng là thủ đoạn hoạt động mới đã được phát hiện ra năm 2016, đối với những kỳ thi trước cũng có những thủ đoạn gian lận, Bộ Công an đã phối hợp rất tốt với Bộ GD-ĐT để đưa ra phương án tránh gian lận trong các kỳ thi. Đây là thủ đoạn rất tinh vi, xuất hiện lần đầu trong năm 2018.
Theo Bộ trưởng Tô Lâm, hoạt động của loại tội phạm này không phải mới, gian lận trong thi cử có rất nhiều thủ đoạn. Việc này không phải bắt đầu mới có từ năm 2018, có thể những năm trước có thể đã những có gian lận trong thi cử, Bộ trưởng Bộ Công an nói và dẫn chứng đã khảo sát một số các các cháu đỗ vào đại học điểm cao khi đưa vào các trường đại học với yêu cầu cao nhiều cháu không theo được.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm (ảnh VPQH)
Phòng chống loại tội phạm này, theo Bộ trưởng Tô Lâm cần có phối hợp với Bộ GD-ĐT đưa ra quy trình quản lý từ khâu ra đề thi, tổ chức chấm thi, tuyển sinh không có sơ hở để các đối tượng xấu có thể lợi dụng.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thanh Hải, Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thời hạn bao giờ kết thúc điều tra những vụ án gian lận trong thi cử? Bộ trưởng Tô Lâm cho biết: Hiện lực lượng Công an đang điều tra 3 vụ án gian lận điểm thi đã được khởi tố vụ án, khởi tố bị can ở Hà Giang, Sơn La và Hòa Bình.
Lực lượng điều tra rất muốn tập trung kết thúc nhanh nhưng phải đảm bảo vạch trần được tội phạm, nêu được ra những hành vi vi phạm, chỉ ra được những đối tượng vi phạm. Chỉ khi nào hoàn thành được những yêu cầu đó thì mới kết thúc điều tra vụ án. Thời gian điều tra ban đầu là 4 tháng, nhưng chưa xong phải tiếp tục ra hạn thời gian điều tra, không phải vì áp lực mà kết thúc sớm điều tra vụ án, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết.
Về phạm vi điều tra, Bộ trưởng nói rõ thêm, vụ án gian lận điểm thi ở 3 địa phương (Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình) qua khai thác đấu tranh, qua nắm tính hình mà phát hiện có đối tượng khác có dấu hiệu vi phạm sẽ vẫn xử lý theo quy định pháp luật. Không chỉ ở 3 địa phương này, nếu ở địa phương khác có dấu hiệu vi phạm thì Cơ quan điều tra sẽ làm rõ.
Về kết quả thi trước đây, Bộ Công an sẽ cùng với Bộ GD-ĐT kiểm tra, đánh giá lại, nếu phát hiện ra có dấu hiệu tội phạm sẽ điều tra theo quy định của pháp luật.
Vì sao Bộ Công an cấp 500 biển xanh cho xe DN?
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) đặt vấn đề: Dư luận bức xúc trước việc Bộ Công an cấp hơn 500 biển 80 (biển xanh) cho doanh nghiệp. Vì sao có việc làm này, đến nay đã thu hồi hết chưa, đã xử lý trách nhiệm trường hợp nào chưa?
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng)
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết: Thực hiện Luật Giao thông đường bộ, Bộ Công an có Thông tư quy định việc đăng ký quản lý các phương tiện giao thông; phân cấp việc quản lý biển số đăng ký xe các phương tiện giao thông. Thời gian qua, chúng tôi chủ động phát hiện có một số biển số đã cấp sai các quy định. Chúng tôi đã kiểm tra hơn 500 trường hợp này, đa số đều thực hiện đúng các quy định Thông tư của Bộ Công an, đúng thẩm quyền của lãnh đạo Bộ cho phép, Bộ trưởng Tô Lâm nói.
Tuy nhiên theo Bộ trưởng Tô Lâm, đối chiếu với thực tế, các quy định đó cũng là sự bức xúc nên Bộ Công an đã thu hồi gần như toàn bộ biển số xe nói trên, chỉ còn khoảng 20 biển số chưa thu hồi được do các đơn vị đã giải tán hoặc xe đã hết thời hạn lưu hành. Hiện cơ quan Công an đang truy tìm, tiếp tục thu hồi số biển số xe này.
Chúng tôi đã có kiểm điểm đối với các đơn vị, các cá nhân có liên quan, rút kinh nghiệm việc thực hiện không đúng các quy định, khiến dư luận không đồng tình trong việc xử lý các biển số xe này. Hiện nay việc đăng ký, sử dụng các biển số nề nếp, đúng quy định của Luật Giao thông đường bộ, Bộ trưởng Tô Lâm nói.
Chưa đồng tính với câu trả lời của Bộ trưởng, đại biểu Thúy tranh luận lại: Nếu cấp số biển xe đúng quy định thì tại sao lại thu hồi? Lý do đơn vị giải thể nên chưa thu hồi được, tôi nghĩ tài sản đó vẫn còn và có thể chuyển giao cho một đơn vị khác, chiếc xe ô tô đó vẫn lưu hành nhưng vì sao không thu hồi được?
Bộ trưởng Tô Lâm cho rằng: Việc cấp biển xe cho những cơ quan này chưa đúng, nhưng lại theo Thông tư quy định của Bộ Công an, là thẩm quyền của lãnh đạo Bộ Công an được cấp phép một số biển số xe. Đó là quy định trên thực tế, nhưng quy định đó có thể dẫn đến những việc không đúng...
Việc đăng ký đó đều có sự chấp thuận của lãnh đạo Bộ Công an, điều này là đúng theo quy định của Thông tư. Việc đó là không đúng trên thực tế nhưng lại đúng quy định của Bộ Công an. Chúng tôi đã kịp thời sửa quy định này..., Bộ trưởng Tô Lâm nói.
Theo Dantri
Lực lượng công an sẽ có tối đa 201 tướng, tối đa 6 thượng tướng là thứ trưởng Theo dự thảo luật, lực lượng công an có một Đại tướng (Bộ trưởng Bộ Công an), không quá 6 Thượng tướng (các Thứ trưởng), không quá 35 Trung tướng, không quá 159 Thiếu tướng. Chiều 6/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án luật Công an nhân dân (sửa đổi). Trong đó, quy định liên quan đến cấp bậc...