Người khỏi bệnh Covid-19 có thể lây cho người khác không?
Virus corona có thể còn sống dai dẳng trong cơ thể người nhiều tuần sau khi người đó khỏi bệnh.
Một nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy virus corona mới có thể còn sống trong cơ thể người ít nhất 2 tuần sau khi người đó hết bệnh.
Các bác sĩ đang đọc hình ảnh chụp CT phổi ngày 20/2/2020 tại một bệnh viện ở thị trấn Vân Mộng, thành phố Hiếu Cảm, trung tâm tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Các chuyên gia cho biết điều này không có gì là lạ đối với các virus nói chung và hầu hết các bệnh nhân không truyền mầm bệnh cho người khác sau khi khỏi bệnh. Chuyên gia dịch tễ học Krys Johnson của Trường đại học Y tế cộng đồng của Đại học Temple, Mỹ, cho biết những virus nào có xu hướng đeo bám lâu dài vào cơ thể con người cũng là những virus mà cơ thể chúng ta phát triển được hệ miễn dịch khỏe nhất để chống lại chúng.
Sau khi khỏi bệnh
Nghiên cứu mới này vừa được công bố trên tạp chí y khoa JAMA ngày 27/2. Bốn bệnh nhân Covid-19 tuổi từ 30 đến 36 được điều trị tại bệnh viện Chung Nam của Trường đại học Vũ Hán, Trung Quốc, từ ngày 1 – 15/2. Cả bốn bệnh nhân này đều đã hồi phục và chỉ có 1 người phải nhập viện trong thời gian bị ốm. Họ được kê thuốc Tamiflu, một loại thuốc kháng virus.
Các bệnh nhân này được kết luận là khỏi bệnh sau khi hết các triệu chứng và xét nghiệm 2 lần trong 2 ngày liền đều âm tính với virus corona mới. Sau khi phục hồi sức khỏe, họ phải tự cách ly ở nhà trong 5 ngày và tiếp tục được kiểm tra dịch trong họng từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 13. Kết quả xét nghiệm những ngày này đều là dương tính. Từ đó, các nhà nghiên cứu nhận định ít nhất vẫn có một số người khỏi bệnh vẫn mang virus trong người.
Ngoài Trung Quốc, Nhật Bản cũng báo cáo trường hợp đầu tiên sau khi khỏi bệnh lại bị lại với các triệu chứng bệnh như cũ. So với các bệnh nhân trong nghiên cứu nói trên ở Trung Quốc, những người vẫn còn virus nhưng không có triệu chứng ốm trở lại, thì khả năng nữ bệnh nhân người Nhật này đã bị lây chủng mới của virus từ một người khác, hoặc cơ thể chưa đánh bại hoàn toàn virus nên nó bắt đầu sinh sôi trở lại trong phổi bệnh nhân.
Virus mức độ thấp
Theo nhà virus học Ebenezer Tumban ở Trường đại học Công nghệ Michigan, Mỹ, hiếm khi virus tồn tại trong cơ thể người ở mức độ thấp ngay cả sau khi người bệnh khỏi ốm. Ví dụ như virus Zika và Ebola vẫn bám dai dẳng nhiều tháng sau khi bệnh nhân khỏi bệnh.
Bốn bệnh nhân ở Trung Quốc (trong nghiên cứu nói trên) đã được xét nghiệm để tìm ra các mẩu gen của virus trong cơ thể người. Thuốc Tamiflu mà họ sử dụng có thể đã làm giảm số lượng virus trong cơ thể họ xuống còn rất ít. Tại thời điểm dó, mẫu xét nghiệm không đủ độ nhạy để cho kết quả dương tính.
Sau khi kết thúc điều trị bằng thuốc kháng virus, virus có thể bắt đầu nhân bản trở lại ở mức độ thấp, chưa đủ để phá hủy tế bào vì thế người bệnh không có triệu chứng gì. Nhưng khi virus sinh sôi đủ thì xét nghiệm lại phát hiện ra. Khi đó, bệnh nhân vẫn khó có khả năng truyền virus cho người khác. Ho và hắt hơi làm bắn các hạt chứa virus ra xung quanh, nhưng những bệnh nhân này lại không ho hoặc hắt hơi. Lượng virus trong người họ cũng ít. Vì thế chỉ có những tiếp xúc thật gần gũi mới làm người khác bị lây virus.
Video đang HOT
Những người này cần hết sức lưu ý trong việc sử dụng chung đồ dùng với người trong nhà, như không dùng chung bát, cốc, và phải rửa tay thường xuyên.
Suy giảm miễn dịch
Không có người nhà nào của bốn bệnh nhân nói trên dương tính với virus corona vào thời điểm công bố kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên, các tác giả nghiên cứu lưu ý rằng những bệnh nhân này đều là những người làm việc trong ngành y và họ thực hiện rất đầy đủ các nguyên tắc về vệ sinh để tránh lây bệnh cho người khác khi ở nhà.
Virus đeo bám trong cơ thể có thể tạo cho cơ thể có phản ứng miễn dịch và không bị nhiễm khi lần sau gặp virus. Mặc dù vây, có nhiều câu hỏi về thời gian cơ thể có khả năng miễn dịch, ví dụ cơ thể miễn dịch được 2 năm với các chủng virus corona thông thường gây bệnh cúm. Và vẫn luôn luôn có khả năng virus corona mới sẽ đột biến khi nó lây lan trong cộng đồng, biến đổi thành một phiên bản mới mà hệ miễn dịch không nhận biết được. Thách thức chính là virus này đột biến nhanh đến mức nào.
Những người bệnh trong nghiên cứu nói trên có cùng độ tuổi và tình trạng sức khỏe và họ không bị ốm nặng khi nhiễm Covid-19. Vì vậy, cần có thêm các nghiên cứu khác để hiểu được rõ hơn cơ chế hồi phục của bệnh nhân. Các nghiên cứu tiếp theo này cũng cần tìm hiểu số lượng virus trong phổi vì xét nghiệm dịch trong họng chỉ cho kết quả ở đường hô hấp trên, trong khi virus trú ngụ chính là ở phổi.
Lấy mẫu bệnh phẩm ở phổi là biện pháp xâm lấn nhiều hơn, bao gồm cả việc lấy dịch từ túi phổi và xét nghiệm dịch này xem có các hạt virus hay không. Nghiên cứu nói trên cho thấy công tác giám sát lâu dài các bệnh nhân khỏi bệnh cũng như những người tiếp xúc với họ là việc rất quan trọng.
Chúng ta vẫn chưa biết liệu một người sau khi khỏi bệnh 1 đến 2 tuần thì số lượng virus trong máu hoặc trong phổi người đó có tăng lên đủ để truyền bệnh cho người khác hay không.
Phạm Hường
Theo dantri.com.vn/Live Science
Phía sau những căn phòng... nguy hiểm
Những ngày này, "virus dịch bệnh" trở thành thứ đáng sợ nhất thế giới. Và họ - các bác sĩ, kĩ thuật viên, nhân viên của các phòng thí nghiệm, phân tách virus chính là những người mà ngày ngày phải đối mặt với hiểm họa, căng mình đi tìm những câu trả lời còn ở phía trước...
Những tín hiệu lấp lánh
Mới đây, thông tin về việc Việt Nam nuôi cấy và phân lập thành công virus Corona chủng mới là một tin vui không nhỏ giữa nỗi buồn lo đại dịch. Việc Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nuôi cấy và phân lập thành công chủng virus Corona mới trong phòng thí nghiệm, tạo điều kiện cho việc xét nghiệm nhanh các trường hợp nhiễm và nghi nhiễm, giúp mỗi ngày tại Việt Nam sẽ có khả năng xét nghiệm hàng nghìn mẫu bệnh phẩm trong trường hợp cần thiết. Đây là thời gian xét nghiệm tìm virus Corona được cho là nhanh nhất trong số 28 quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch cho đến nay.
Kết quả này khiến người dân củng cố thêm niềm tin về năng lực của ngành Y tế Việt và khả năng khống chế virus trong tương lai. Bởi trước đó, Việt Nam cũng đã phân lập được virus cúm gia cầm H5N1 và sau đó đã phát triển vắc-xin ngừa cúm gia cầm trên người.
Hiện nay, Viện Vệ sinh dịch tễ đã nghiên cứu điều trị Corona trong ống nghiệm và tiến tới sẽ điều trị trên lâm sàng, để tìm ra phác đồ tối ưu. Bộ Y tế cũng đánh giá cao kết quả mà Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã đạt được, đây là tiền đề cho việc nghiên cứu và phát triển vắc-xin phòng chống virus Corona trong tương lai, cũng như giúp cho việc đưa ra các biện pháp dự phòng hiệu quả hơn.
1 tập thể và 6 cá nhân đã được tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế vì có thành tích xuất sắc trong việc nghiên cứu thành công, nuôi cấy và phân lập chủng mới virus Corona.
Và phía sau đó, mấy ai biết nỗi vất vả của những cán bộ, những người trực tiếp đối mặt với virus trong phòng thí nghiệm. Đằng sau những từ ngữ "cô lập được virus", "kết quả xét nghiệm"... có vẻ đơn giản là rất nhiều nỗ lực, vất vả và cả hiểm nguy.
Theo ông Đặng Đức Anh - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, virus này được phân lập từ mẫu bệnh phẩm lấy từ người bệnh nhiễm tại Việt Nam. Và để lấy mẫu bệnh phẩm cho ra độ chính xác cao thì phương pháp lấy mẫu từ dịch phết họng hoặc dịch phết mũi đúng cách. Như thế, những nhân viên y tế trực tiếp lấy phẩm bệnh cho tới những bác sĩ, kĩ thuật viên trong phòng xét nghiệm chính là những người phải trực tiếp đối diện với virus và nguy cơ lây lan.
Đi qua những mùa đại dịch
Nếu như Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương là đầu mối phía Bắc đảm trách quá trình xét nghiệm những loại bệnh dịch truyền nhiễm phức tạp, có nguy cơ lây nhiễm cao thì tại phía Nam, Viện Pasteur đảm nhận vai trò quan trọng trong phòng chống dịch, đào tạo cán bộ chuyên ngành về vi sinh y học, miễn dịch, dịch tễ học, đề xuất với Bộ Y tế các biện pháp phòng, chống dịch bệnh phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của 20 tỉnh từ Lâm ồng đến Cà Mau.
Trong mùa dịch này, Viện Pasteur là một trong những đơn vị vất vả hàng đầu tại phía Nam khi phần nhiều cán bộ, nhân viên trực xuyên Tết. 6 đội cơ động phòng chống dịch và 3 đội đáp ứng nhanh, các xe hậu cần cũng luôn được phân công trực để sẵn sàng đáp ứng với dịch bệnh.
Với các cán bộ, nhân viên tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur thì không chỉ Covid-19, trong cả ngày thường, mùa bệnh dịch và đại dịch, việc đối mặt với virus, vi khuẩn, các bệnh phẩm từ nguy hiểm tới cực kì nguy hiểm là điều thường xuyên: H1N1, H5N1, thương hàn, tả lị châu Phi, SARS, HIV, viêm não, tay - chân - miệng, Corona...
Có những loại bệnh, triệu chứng thông thường không thể nhận định được, mà chỉ có thể thông qua xét nghiệm tại phòng thí nghiệm. Những dịch bệnh ấy khiến công việc của cán bộ, nhân viên phòng xét nghiệm càng áp lực bội phần. Những cố gắng, vất vả ấy đã đem lại rất nhiều kết quả tốt đẹp, góp phần duy trì một cuộc sống bình an.
Nuôi cấy virus Corona tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
Từ duy trì việc giám sát, khống chế bệnh dịch hạch, hơn 7 năm qua (từ năm 1998) không phát hiện trường hợp mắc bệnh nào trong khu vực, Khống chế tốt dịch tả, thương hàn, các bệnh đường ruột. Những mùa dịch lớn trước đây như A/H5N1, H1N1, SARS, cán bộ, nhân viên của hai Viện cũng là những người trực tiếp lấy mẫu bệnh phẩm, phân tách, cô lập virus ngày đêm không ngừng nghỉ để góp phần đem lại kết quả là cô lập thành công, nghiên cứu ra thuốc đặc trị, ra vắc-xin. Để rồi, góp phần khống chế thành công dịch các đại dịch và giờ đây vẫn tiếp tục giám sát tốt để bệnh không có cơ hội bùng phát trên lãnh thổ nước ta.
Câu chuyện thành công là câu chuyện của cả một tập thể, của một ngành. Nhưng, đằng sau những kết quả tốt đẹp, có sự nỗ lực của rất nhiều con người thầm lặng. ể đáp ứng kịp thời các yêu cầu phòng, chống dịch, cán bộ, công nhân viên của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur ngày đêm làm việc trong các phòng xét nghiệm. Mỗi một mùa dịch lại là một mùa mất ăn, mất ngủ và đầy hiểm nguy.
Sống chung với muỗi, sống chung với ho lao, sống chung với sốt rét... là những cụm từ đùa nhưng phản ánh thực tế công việc của các cán bộ, nhân viên phòng xét nghiệm, của các viện dịch tễ. Mùa dịch, với các cán bộ, nhân viên là những chuyến công tác tại vùng dịch, đối mặt với dịch bệnh. Và nhiều cán bộ, nhân viên, khi bước ra khỏi các ổ dịch, các phòng xét nghiệm đã âm thầm cách ly bản thân khỏi người thân, hoặc chịu sự xa lánh của người chung quanh vì sợ lây bệnh.
Và rủi ro không thể đong đếm
Ở bất cứ quốc gia nào cũng vậy, những bác sĩ, nhân viên, kĩ thuật viên trong các phòng nuôi cấy, phân tích, xét nghiệm virus luôn là những người làm công việc thầm lặng, ít gây chú ý, nhưng đây cũng là một công việc được đánh giá nguy hiểm hàng đầu.
Việt Nam có Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thì Nhật Bản có Viện Nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm quốc gia (NIID) và đơn vị này, cũng gần thời điểm với Việt Nam, nuôi cấy và cô lập thành công chủng virus Corona mới gây bệnh viêm phổi cấp từ một bệnh nhân nhiễm virus này. Tất nhiên, để đến được kết quả này cũng là một quá trình đầy vất vả và không kém hiểm nguy của những người trực tiếp tiếp xúc với bệnh phẩm, virus.
Tại Mỹ, có những nhóm chuyên gia nghiên cứu về các loài bệnh lạ và virus nguy hiểm. Công việc của họ là đến những nơi có dịch hoặc nghi dịch ở nhiều quốc gia, tìm kiếm và tiếp xúc với những loại bệnh nguy hiểm hoặc bệnh là chưa được biết đến.
Đơn cử như điều tra vụ 3.000 con chim hoang dã sống ở một hồ Mông Cổ chết, ngăn chặn bệnh dịch nguy hiểm ở một vườn thú Campuchia vì nguồn thức ăn - những con gà nhiễm cúm, hay nhận diện những virus từ dơi mà đội bóng đá thiếu nhi Thái Lan có thể bị phơi nhiễm khi bị mắc kẹt trong hang động ở Thái Lan...
Ở Vũ Hán, Phòng thí nghiệm kiểm tra virus Corona có tên gọi đặc biệt "Huoyan" vừa được đưa vào hoạt động thử nghiệm và ước tính, Houyan sẽ phải sẵn sàng cho 100.000 thử nghiệm NAT ở thành phố Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc. Đây quả là một con số khủng khiếp, và như vậy, các bác sĩ, nhân viên tại Houyan sẽ cùng các bệnh viện dã chiến bước vào "cuộc chiến sinh tử" với virus Corona trong thời điểm khắc nghiệt này.
Thế giới từng ghi nhận nhiều đại dịch. Đằng sau những đại dịch ấy là số người chết khủng khiếp, những đau đớn, tang thương. Trong số ấy, có những cái chết mang ý nghĩa "hy sinh" của các bác sĩ, nhân viên y tế và các cán bộ, kĩ thuật viên, chuyên gia nghiên cứu ngày đêm tiếp xúc với bệnh phẩm và virus.
Các báo cáo từ Tổ chức Y tế thế giới cũng chỉ ra rằng, những nhân viên phòng thí nghiệm là người mang nguy cơ lây nhiễm bệnh cao, mặc dù họ có bảo hộ, nhưng rủi ro có thể đến bất cứ lúc nào. Như trường hợp ở Đài Loan vào tháng 12/2003, khi một nhà nghiên cứu SARS ngã bệnh trên chuyến bay quay về lãnh thổ sau khi tham gia hội nghị y khoa ở Singapore. Kết quả điều tra cho thấy bệnh nhân xử lý rác sinh học nhiễm virus mà không mang đồ phòng hộ.
Trong khi người ta sợ virus như sợ những điều kinh hoàng nhất. Người ta né tránh người bệnh và cả người nghi bệnh, không bệnh thì các nhân viên, cán bộ phòng xét nghiệm lại cận kề với những thứ đầy hiểm nguy và gieo rắc sợ hãi ấy. Để làm điều đó, ngoài năng lực chuyên môn, họ cần có cả lòng dũng cảm và đức hy sinh. Họ chính là những người anh hùng trong thời bình.
Ngọc Mai
Theo baophapluat
'Bác sĩ không ống nghe' giúp kéo dài thời gian cho bệnh nhân ung thư Từ việc mỗi ngày tiếp xúc với vài chục đến cả trăm mẫu bệnh phẩm khác nhau để tìm bệnh cho bệnh nhân, bác sĩ Phạm Quang Thông chuyển sang nghiên cứu và thêm cơ sở chắc chắn cho bác sĩ lên phác đồ điều trị ung thư... Bác sĩ Phạm Quang Thông - Ảnh: Q.L. Anh gọi đó là cái duyên khi...