Người khỏi bệnh COVID-19 có thể giúp những người bệnh nặng có cơ hội sống
Một người mắc COVID-19 khỏi bệnh nếu hiến huyết tương thì có thể giúp ích việc điều trị cho ít nhất một bệnh nhân COVID-19 thể trung bình, nặng hoặc nghiêm trọng khác, trao cho họ cơ hội được chữa khỏi bệnh.
TS. Văn Đình Tráng chia sẻ về việc hiến tặng huyết tương. Ảnh: BVCC
TS. Văn Đình Tráng – Phụ trách khoa Vi sinh – Sinh học phân tử, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Điều phối chính của nghiên cứu dùng huyết tương điều trị cho bệnh nhân COVID-19 cho biết:
Người đủ điều kiện hiến huyết tương là người từ 18-65 tuổi, cân nặng trên 50kg đối với nam và 45kg với nữ, từng mắc COVID-19 nhưng đã khỏi bệnh, sau xuất viện 14 ngày.
Các đối tượng này sẽ được làm các xét nghiệm sàng lọc miễn phí các bệnh như viêm gan B, HIV, giang mai… và các xét nghiệm cần thiết khác nhằm đảm bảo hiến tặng nguồn huyết tương sạch.
Video đang HOT
Trong khi đó, người nhận huyết tương là bệnh nhân COVID-19 từ 18 tuổi đến 75 tuổi được chẩn đoán xác định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm RT-PCR từ bệnh phẩm hầu họng, đáp ứng tất cả tiêu chuẩn lựa chọn và không có bất kỳ tiêu chuẩn loại trừ nào theo đề cương nghiên cứu.
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng này sẽ được triển khai tại các đơn vị BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, BV Đà Nẵng và một số BV khác do Bộ Y tế giao nhiệm vụ.
Theo TS. Tráng, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã bắt đầu lựa chọn người hiến huyết tương từ ngày 3.8.2020. Sau hai ngày đã có 5 người đăng ký tình nguyện hiến huyết tương, trong đó có một bác sĩ của bệnh viện từng mắc COVID-19 và đã được chữa khỏi.
Các trường hợp này sẽ được xét nghiệm, sàng lọc kỹ lưỡng, nếu đáp ứng đủ các tiêu chuẩn thì sẽ được hiến huyết tương.
Bác sĩ Tráng cho hay đây là việc làm rất ý nghĩa, vì một người mắc COVID-19 khỏi bệnh nếu hiến huyết tương thì có thể giúp ích việc điều trị cho ít nhất một bệnh nhân COVID-19 thể trung bình, nặng hoặc nghiêm trọng khác, trao cho họ cơ hội được chữa khỏi bệnh.
“Người bệnh đã khỏi COVID-19 có thể chủ động liên hệ tới đường dây nóng 19003228 của BV để được tư vấn, giải đáp. Việc hiến này là hoàn toàn tự nguyện. Người cho có quyền chấm dứt tham gia hiến tặng bất cứ lúc nào”- chuyên gia khoa Vi sinh – Sinh học phân tử cho hay.
Bộ Y tế cũng vừa có quyết định phê duyệt đề cương nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng phương pháp mới: “Đánh giá tính an toàn và hiệu quả bước đầu điều trị bệnh nhân COVID-19 thể trung bình, nặng và nghiêm trọng bằng huyết tương của người bệnh đã phục hồi”.
Đề tài nghiên cứu do TS.BS Phạm Ngọc Thạch – Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương và GS.TS Nguyễn Thanh Liêm – Viện trưởng Viện nghiên cứu Tế bào gốc và công nghệ gene Vinmec đồng chủ trì với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, bác sĩ của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương…
Hướng tới loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai lây từ mẹ sang con
Ngày 3-6. UBND Tỉnh Sơn La phối hợp Sở Y tế tỉnh Sơn La tổ chức Hội thảo Thực hiện kế hoạch số 202,KH-UBND ngày 1-10-2019 của UBND tỉnh Sơn La về Kế hoạch hành động tiến tới loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con giai đoạn 2020-2030.
Phó Giám đốc Sở Y tế Tỉnh Sơn La, ThS, TS Nguyễn Hữu Hùng phát biểu khai mạc.
Dự phòng lây truyền từ mẹ sang con trong chương trình phòng, chống HIV/AIDS được triển khai từ năm 2008, tuy nhiên vẫn gặp nhiều khó khăn, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữ các đơn vị y tế trong việc cung cấp dịch vụ, chuyển gửi, quản lý, báo cáo thống kê, còn tình trạng mất dấu bệnh nhân.
Theo thống kê hằng năm, Sơn La có khoảng 30.000 phụ nữ mang thai và hơn 20.000 phụ nữ sinh đẻ. Dịch vụ dự phòng và kiểm soát HIV/AIDS, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con chủ yếu thực hiện thông qua hệ thống, chương trình nghành y tế các tuyến, chưa có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các hệ thống như: Chăm sóc sức khỏe sinh sản; phòng, chống HIV/AISD, da liễu, truyền nhiễm.... nên việc khám, xét nghiệm sàng lọc , phát hiện và điều trị ba bệnh HIV/AIDS, viêm gan B và giang mai ở phụ nữ mang thai còn rất nhiều hạn chế.
Tại Hội thảo, các đơn vị đã đưa ra những tham luận về việc tham mưu xây dựng kế hoạch và các nội dung đã triển khai thực hiện hoạt động. Các ý kiến cho rằng, hiện nay để có thể tiến tới đẩy lùi loại trừ bệnh xã hội lây từ mẹ sang con phải giải pháp hiệu quả để thực hiện.
Theo đó, cần tăng cường phối hợp giữ các ban nghành đoàn thể, các đơn vị liên quan trong việc triển khai can thiệp loại trừ các bệnh. Gắn kết chặt chẽ các chương trình Y tế liên quan đến dự phòng lây truyền. Cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em, tiêm chủng mở rộng, da liễu và truyền nhiễm.
Cán bộ UBND và các sở, ban, ngành liên quan tham dự Hội thảo.
Do Sơn La có đặc thù về địa bàn, trong đó có nhiều đồng bào dân tộc ít người còn sinh sống tại những vùng đặc thù khó tiếp cận, nên việc phát triển công tác tuyên truyền và vận động còn nhiều khó khăn, hạn chế. Vì vậy, cần tăng cương truyền thông qua giáo dục thay đổi hành vi, nâng cao nhận thức trong cộng đồng.
Để làm tốt được việc đó, cán bộ và nhân dân tỉnh Sơn la cần phải phối hợp thật tốt với ngành Y tế, các ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai, bổ sung nguồn nhân lực của từng địa phương cho các hoạt động dự phòng, hướng tới mục tiêu tương lai Sơn La sẽ loại trừ những bệnh xã hội, lây truyền từ mẹ sang con.
Dùng huyết tương người khỏi điều trị bệnh nhân Covid-19 như thế nào? Theo chuyên gia, đây là phương pháp điều trị duy nhất để ngay lập tức cung cấp kháng thể cho người bệnh, nhằm khống chế hoặc tiêu diệt virus. Hướng đi mới trong điều trị Covid-19 Sau khi được Bộ Y tế phê duyệt, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiến hành vận động những bệnh nhân Covid-19 đã điều trị...