Người khiến chúa Trịnh thiệt mạng là ai?
Vì tin vào một người học trò cũ mà làm lỡ việc của chúa Trịnh Tông, khiến chúa phải thiệt mạng, Lý Trần Quán đã chọn cái chết để tỏ lòng mình.
Năm 1786, họ Trịnh mất nghiệp Chúa
Trận đánh khiến Trịnh Tông chạy trốn
Đoan Nam Vương Trịnh Tông hay Trịnh Khải (1782 – 1786) là con đầu của Trịnh Sâm và cung tần Dương Thị Ngọc Hoan người làng Long Phúc, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh.
Tháng 6 năm Bính Ngọ (1786) nghĩa quân Tây Sơn của Nguyễn Huệ với danh nghĩa “diệt Trịnh phò Lê” kéo quân ra Bắc Hà. Thủy quân Tây Sơn tiến đến bến Tây Luông (nay là bờ sông Hồng, chỗ đầu bến Hàng Than, Hà Nội). Quận Thạc (tướng của Trịnh Khải) đem quân bản bộ đóng ở bến hồ Vạn Xuân (thuộc địa phận huyện Thanh Trì), thủy quân Tứ thị đến dàn thuyền ở đầu bến Thuý Ái.
Trịnh Tông dốc quân trong thành ra bày trận ở dưới lầu Ngũ Long (nằm ở phía đông thành Thăng Long, vị trí ở khoảng giữa Hồ Hoàn Kiếm và bến Tây Luông). Chính chúa tự mình làm tướng, chia quân làm 5 đạo: Hiệu Tả bộ giữ mặt Đông Long; hiệu Hữu bộ giữ mặt Tây Hổ; hiệu Tiền bộ giữa mặt thành Tiền Lâu; hiệu Hậu bộ giữ mặt Hậu Lâu cạnh bờ hồ Thủy Quân (hồ Hoàn Kiếm). Còn hai hiệu Nhưng, Kiện ở trung quân để hộ giá.
Chu Sư của đội quân Tây Sơn thuận chiều gió thẳng tiến đến bến Đông Dư (thuộc địa giới huyện Gia Lâm), rời khỏi thuyền đổ bộ, đánh úp quân thủy của chúa Trịnh Tông ở cửa sông Thuý Ái. Quân tiền bộ của Đoan Nam Vương Trịnh Tông nổ súng bắn, quân của Nguyễn Huệ cúi mình xuống tránh đạn, rồi xông vào giao chiến. Chúa Trịnh mình mặc áo chiến bào, xuống lầu, lên voi, tay cầm cờ lệnh chỉ huy các quân theo lệnh để đánh. Quân Tây Sơn bắn hoả hổ (ống phun lửa đốt bằng thuốc súng). Quân của Đoan Nam Vương kinh hãi chống cự yếu ớt rồi tan rã.
Video đang HOT
Chúa ở trên mình voi ngoái nhìn lại, thấy quân sĩ hy sinh, số còn lại đang tìm đường chạy trốn. Chúa Trịnh ngoắt đầu voi quay về phủ, quân Tây Sơn không biết đó là chúa Trịnh Tông, cứ hối hả tranh nhau xông vào phủ chúa. Chúa vội cởi áo trận lấy khăn quấn lên đầu, ngồi ra phía sau bành voi, ruổi nhanh đến cửa Tuyên Vũ thì thấy cờ xí của nghĩa quân Tây Sơn ở ngoài cổng phủ rồi. Chúa bèn quay đầu voi chạy ra cửa Yên Hoa (nay là ô Yên Phụ) đi về phía Chèm. Trên đường có Nguyễn Thưởng là gia thần của Chúa đón Chúa cùng đi.
Nguyễn Trang phản thầy nộp Chúa
Đi theo Chúa lúc này chỉ có một toán lính nhỏ và Lý Trần Quán. Toán lính đưa Chúa qua bến đò Chèm sang làng Hạ Lôi thuộc huyện An Lãng (nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc). Đến đây Lý Trần Quán có người học trò cũ tên là Nguyễn Trang, là người Hạ Lôi, vốn là tên đầu trộm đuôi cướp, hiện đang làm tuần huyện. Quán khi đi mộ quân thường dựa vào Trang.
Bây giờ Quán nói dối Trang rằng: “Nay có quan tham tụng Bùi Huy Bích chạy loạn sang nhờ ta đây. Phiền anh bảo vệ và đưa ông ấy đi qua địa giới huyện này”. Trang xin vâng, Quán dẫn Trang đến yết kiến Tông. Quán chỉ vào Trang và nói với Trịnh Tông: “Tôi có người này là môn hạ, có thể dùng kế sai bảo được”. Rồi Quán lại bảo Trang: “Anh nên bảo vệ quan lớn đi qua địa phận huyện nhà cho tốt nhé”. Trang đáp “vâng”, Quán bèn từ giã Trang.
Trang vốn là kẻ đầu sỏ nghịch đảng hám công danh địa vị, khi Quán đã ra về Trang bèn đem 50 người dân binh là thủ hạ mình hộ vệ Trịnh Tông đi về phía Bắc. Khi đi đến chỗ nhà vắng của một thôn khác, Trang đã biết rõ đây không phải là Tham tụng Bùi Huy Bích như thầy Quán nói mà chính là Trịnh Tông mà Tây Sơn đang truy lùng. Trang dẫn Tông về nhà mình và sai người phi báo cho tiết chế Huệ nhà Tây Sơn biết, những người đi theo Tông đều bị giam.
Còn nữa…
Theo xahoi
Đặng Thị Huệ "dắt mũi" Trịnh Sâm nhờ bí thuật phòng the?
Dẫu nhan sắc không quá nổi bật, nhưng nhờ ngón nghề quyến rũ và bí thuật giường chiếu vô song, Đặng Thị Huệ vẫn khiến chúa Trịnh kiêu hùng phải gục ngã.
Chân dung Tuyên phi Đặng Thị Huệ. Ảnh: Pháp Lý
Sắc đẹp không bằng "bí thuật" giường chiếu
Trịnh Sâm là một vị chúa có nhiều cung tần vào loại nhất trong các chúa Trịnh. Theo cuốn Chuyện tình vua chúa hoàng tộc Việt Nam thống kê thì ông này có tới 400 cung tần, mỹ nữ chuyên lo việc hầu hạ.
Mặc dù sức vóc con người chỉ có hạn, chẳng thể nào ban phát ái tình cho hết các cung tần nhưng lòng tham thì vô đáy. Huống chi lại có quyền lớn trong tay, được hưởng đặc lợi nên sau khi dẹp hết phản loạn trong nước, Trịnh Sâm ra sức tuyển lựa gái đẹp đưa vào phủ hầu hạ mình.
Trong số hàng trăm mỹ nhân ấy, Tuyên phi Đặng Thị Huệ là người được Trịnh Sâm sủng ái nhất. Từ khi có Huệ, Sâm không còn quan tâm đến người đẹp nào nữa mặc dù Huệ không có tài năng hay nhan sắc đặc biệt gì.
Đặng Thị Huệ xuất thân bình dân, quê ở làng Phù Đổng - Tiên Du - Kinh Bắc (nay thuộc ngoại thành Hà Nội). Huệ mắt phượng mày ngài, thắt đáy lưng ong, nổi tiếng nhan sắc một vùng. Tuy nhiên, giữa một rừng mỹ nhân trong phủ chúa thì nhan sắc của Huệ cũng chưa thấm vào đâu. Bởi thế, khi mới được tuyển vào cung, Đặng Thị Huệ chỉ là một nữ tì làm các việc hầu hạ khổ nhọc mà không được ai để ý đến.
Lần đầu tiên Huệ gặp chúa Trịnh Sâm là lần được Tiệp dư Trần Thị Vinh sai bưng một khay hoa đến chỗ chúa ngồi. Để tỏ ra độc đáo, Huệ đã lựa chọn toàn những bông hoa huệ vừa to vừa đẹp. Trịnh Sâm trông thấy hay hay nên đẹp lòng rồi vời đến để vui vầy. Với các cung nữ khác thì chỉ vài lần là chán nhưng riêng Đặng Thị Huệ thì chẳng hiểu sao chỉ một lần ấy, chúa Trịnh kiêu hùng đã gục ngã, mãi mãi thuộc về thị.
Sau này người ta nói rằng tuy Huệ nhan sắc không bằng ai, cũng chẳng tài giỏi hát múa nhưng những kỹ thuật trong chốn phòng the cùng những ngón nghề quyến rũ thì Huệ lại tỏ ra rất sành sỏi. Bởi thế mà chúa Trịnh Sâm chỉ sau một lần chung chăn gối đã ngay lập tức trở thành tên "nô lệ tình yêu" của Thị.
Chúa cũng bị "dắt mũi"
Từ khi bị Đặng Thị Huệ "chinh phục", Trịnh Sâm thay đổi hoàn toàn. Riêng đối với Huệ, không điều gì là không nghe theo mà khi có việc còn tìm Huệ bàn bạc, coi trọng như ý kiến các khanh tướng cấp cao.
Lệ cũ là chúa ít khi ở chung với phi tần. Mỗi tối việc hầu ngủ cho chúa sẽ do bọn thái giám lo. Chúa chấm người nào thì thái giám đi gọi người đó vào hầu. Thế nhưng, với Đặng Thị Huệ, Trịnh Sâm cho ở cùng một nhà, ăn cùng một mâm như một cặp vợ chồng thường dân. Điều này là một ngoại lệ rất ít thấy trong cung đình. Không những thế, xe ngựa, đồ dùng của Huệ cũng đều sắm sửa hệt như đồ dùng của chúa.
Về chức tước, chẳng bao lâu, Đặng Thị Huệ từ một nữ tì thăng lên Tư dung rồi khi sinh được con trai thì được phong làm Tuyên phi và chính thức trở thành chánh cung của phủ chúa.
Trịnh Sâm tàn nhẫn, mưu mô là thế nhưng trước Đặng Thị Huệ thì dường như đã hoàn toàn bị "dắt mũi", đến mức Thị Huệ dám cầm viên ngọc mà chúa rất quý ném thẳng xuống đất. Chuyện kể rằng khi vào Quảng Nam đánh quân Nguyễn, Trịnh Sâm có bắt được một viên ngọc dạ quang. Chúa quý viên ngọc lắm nên thường cài nó trên khăn. Một lần Thị Huệ đưa tay cầm viên ngọc mân mê. Chúa mới dặn: "Nhè nhẹ tay chứ, đừng làm ngọc sây sát".
Chẳng dè, chúa mới nói thế, Thị Huệ cầm viên ngọc ném ngay xuống đất rồi khóc lóc bảo: "Quý gì hòn ngọc ấy, bất quá vào Quảng Nam lấy ra hòn ngọc khác đền chúa chứ gì. Sao lại nỡ trọng của khinh người thế". Nói rồi Thị bỏ về phòng và mấy ngày liền tránh mặt chúa. Sau vụ này, Trịnh Sâm phải mất bao công sức dỗ dành mới làm nàng vui lòng và chịu làm lành với mình.
Thậm chí, để chiều lòng người đẹp, Chúa không ngừng dùng ngân khố để làm nên những trò vui mới. Cứ đến dịp trung thu hằng năm, Chúa cho lấy gấm lụa trong kho ra làm đèn lồng mỗi cái có giá đến vài chục lạng, và dựng hàng trăm cây phù dung ven hồ Long Trì tại Bắc cung để treo đèn chỉ nhằm mục đích mua tiếng cười của Thị Huệ.
Có giai thoại còn nói rằng một lần, có một người Tây Dương đem đến phủ chúa một lọ nước hoa rao bán với giá 10 xe ngọc. Huệ thích lắm nhưng chúa còn ngần ngừ. Thị bèn bỏ ăn ba bữa làm Trịnh Sâm phải đồng ý mua mặc dù biết là giá đắt.
Xưa nay người ta nói anh hùng khó qua ải mỹ nhân, huống chi Trịnh Sâm tài cán chỉ có hạn lại ở thời mạt vận mà buông tuồng háo sắc dục nên mới trở thành tên bù nhìn trước Đặng Thị Huệ.
Theo xahoi
Túng tiền chơi lô, xoáy đồ công ty Được nhận vào làm việc và còn được công ty bố trí chỗ ăn ở đàng hoàng, song Nguyễn Thành Lê cùng đồng bọn không lấy đó làm động lực để phấn đấu. Ham trò "đỏ đen", các đối tượng đã trộm cắp tài sản của doanh nghiệp "nướng" sạch vào lô đề. Hai bị cáo tại phiên toà Hôm qua (24-4), TAND...