Người khiếm thị rơi xuống hố ga trên phố đi bộ Nguyễn Huệ
Trưa 8/4, nam thanh niên khiếm thị, bán vé số, đã lọt xuống cống sâu 3 m trên công trường phố đi bộ Nguyễn Huệ, quận 1, TP HCM.
Cống đầy nước, nơi anh Thành bị lọt xuống. Ảnh: An Nhơn
13h10, nghe tiếng kêu cứu dưới hố ga trước khách sạn Duxton (quận 1) trên đường Nguyễn Huệ, nhiều người xung quanh chạy tới thì phát hiện nam thanh niên khiếm thị, cầm xấp vé số, đang mò mẫm trèo bậc thang bằng sắt lên miệng hố.
Nạn nhân là anh Nguyễn Văn Thành (33 tuổi, quê Đồng Nai) được mọi người đưa vào Bệnh viện đa khoa Sài Gòn với các vết thương nhẹ vùng chân, hai tay, đầu. Các bác sĩ xác định anh chỉ bị thương phần mềm, không ảnh hưởng đến tính mạng.
Anh Thành cho biết bán vé số mưu sinh tại khu vực này gần 20 năm. Trưa nay, trong lúc dùng gậy dò dẫm đường đi, anh bất ngờ rơi thẳng đứng xuống cống nước. Xấp vé số gần 60 tờ bị ướt được mọi người xung quanh mua giúp. Phía đơn vị thi công đã cử người vào bệnh viện lo toàn bộ tiền viện phí cho nạn nhân.
Video đang HOT
Hố ga nơi anh Thành gặp nạn nằm trên vỉa hè đường Nguyễn Huệ, sâu khoảng 3 m, bên dưới đầy nước. Trưa nay một số công nhân cạy nắp cống lên để móc bùn nhưng do nước nhiều nên không thể làm. Họ đang chờ nước rút thì xảy ra sự cố. Hiện, đơn vị thi công đã đậy nắp lại và dùng rào chắn xung quanh.
Sau tai nạn, đơn vị thi công cho công nhân đậy nắp cống. Ảnh: An Nhơn
Quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ có chiều dài 670 m, rộng 64 m. Các hạng mục xây dựng chính gồm nâng cấp, cải tạo mặt đường và vỉa hè hiện hữu bằng lát đá granite. Tổng kinh phí đầu tư gần 430 tỷ đồng. Công trình đã sắp hoàn thành, hai bên đã dỡ bỏ rào chắn cho người và xe chạy vào.
An Nhơn
Theo VNE
TP HCM: Muốn vào phố đi bộ, gửi xe ở đâu?
Phố đi bộ Nguyễn Huệ sắp được đưa vào vận hành chính thức ngày 20/4, nhưng chỗ đậu xe cho khách vào tham quan trở thành bài toán khó cho lãnh đạo thành phố.
UBND TP HCM vừa giao Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Sở Quy hoạch - Kiến trúc và quận 1 phối hợp tìm chỗ đậu xe cho người dân vào phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Theo Sở Xây dựng, khu vực trong phạm vi bán kính 500m quanh phố đi bộ Nguyễn Huệ, có 59 cao ốc có 1-5 tầng hầm dùng làm chỗ đậu xe, nhưng các tòa nhà này chỉ phục vụ xe nội bộ. Đối với các tòa nhà có chức năng thương mại, dịch vụ có nhận giữ xe cho khách nhưng chỉ vào ban đêm đối với khách vào tòa nhà; còn các công trình có chức năng văn phòng đều không nhận giữ xe hoặc đóng cửa.
Phố đi bộ Nguyễn Huệ chuẩn bị khánh thành nhưng bãi giữ xe vẫn còn thiếu
Sở Xây dựng đã kiến nghị UBND TP HCM bước đầu giao quận 1 làm việc với chủ đầu tư các công trình có tầng hầm, khuyến khích sử dụng chỗ để xe còn trống nhận giữ xe cho khách vãng lai.
UBND TP HCM cũng giao Sở Tài chính nghiên cứu, có cơ chế chính sách để các đơn vị nhà nước bố trí chỗ để xe ngoài giờ làm việc.
Theo quy hoạch, UBND TP HCM đã chọn các vị trí làm nơi giữ xe như: sân vận động Hoa Lư, sân Tao Đàn, công viên 23/9, công viên Lê Văn Tám, sân khấu Trống Đồng nhưng đến nay chưa thực hiện được từ nhiều lý do.
Phó Chủ tịch UBND Nguyễn Hữu Tín yêu cầu quận 1 điều tra các bãi giữ xe tự phát chiếm dụng lòng lề đường; có biện pháp thương lượng với các chủ hầm ngầm để giá giữ xe giảm xuống cho khách vãng lai.
Sở GTVT trình UBND dự án làm bãi giữ xe trong đường hầm tuyến đường Tôn Đức Thắng; đồng thời, quận 1 xây dựng quy chế quản lý tuyến đi bộ đường Nguyễn Huệ và công viên ở bến Bạch Đằng.
Phố đi bộ Nguyễn Huệ rộng 64m, dài 670m, tổng số tiền đầu tư gần 430 tỷ đồng. Bên dưới phố đi bộ có xây nhà vệ sinh; trung tâm điều khiển ánh sáng nghệ thuật, nhạc nước, âm thanh; hệ thống điện, ống cấp nước, hệ thống tưới cây xanh, trụ cứu hỏa.
Toàn tuyến phố được lót đá hoa cương và được bố trí những dãy, bồn hoa theo 4 mùa...
Theo Năng Lượng Mới
Tìm chỗ đậu xe cho phố đi bộ Ngày 31.3, UBND TP.HCM giao Sở Xây dựng, Sở GTVT, Sở Quy hoạch - Kiến trúc và UBND Q.1 phối hợp tìm chỗ đậu xe cho người dân sau khi phố đi bộ Nguyễn Huệ chính thức vận hành toàn bộ vào ngày 20.4 sắp tới. Phối cảnh phố đi bộ Nguyễn Huệ sau khi hoàn thành - Ảnh: Đình Nguyên Theo khảo...