Người khen, kẻ chê khi đọc tác phẩm “Bắt nạt” của SGK lớp 6
Thời gian gần đây, thông tin về bài thơ “Bắt Nạt” của tác giả N.T.H.L được đưa vào chương trình sách giáo khoa (SGK) Ngữ Văn 6 đã thu hút đông đảo sự quan tâm từ dư luận.
Đọc tác phẩm, phần lớn netizen chia thành hai luồng quan điểm khác nhau, trong đó có kẻ chê, người khen.
Nội dung bài thơ bắt nạt. (Ảnh: Báo Quốc tế)
Bài thơ trên có 8 khổ, mỗi khổ 4 dòng, đề cập đến mặt xấu của việc bắt nạt người khác, đồng thời khuyên bảo các bạn nhỏ không nên ức hiếp người yếu thế. Nội dung hướng đến điều tích cực, tuy nhiên không ít người cho rằng, ngôn từ trong bài có phần “trẻ con”, không phù hợp với chương trình giảng dạy lớp 6. Bên cạnh đó, đông đảo dân mạng cũng tỏ ra không hài lòng với cách triển khai ý tưởng của tác giả, đồng thời nhận định bài thơ không mang tính nghệ thuật, thậm chí là vô nghĩa.
“- Theo quan điểm của tôi bài thơ này không hay. Tính nghệ thuật, cách dùng từ rất thô, lủng củng , ít chất thơ… Có phải cứ gieo được vần là thành thơ đâu .
- Ngôn từ trẻ con quá, nào là thỏ non với cả chó, mèo, cây cố i. Lên THCS là học sinh có thể học những bài với nội dung sâu sắc hơn rồi, bài này nhường các bé nhỏ tuổi thôi .
- Theo ý kiến cá nhân tôi, bài này phảng phất phong cách “rap” hiện đại, cố gắng lắp ghép những từ cuối có cùng vần của các câu 2 và 4 trong cùng một khổ thơ để nghe cho có vần điệu (ví dụ câu cuối “Vì bắt nạt rất hôi” là một câu rất ngô nghê khi dùng từ “hôi” chỉ vì để cho vần với từ “rồi” của câu 2). Đây là thể loại văn xuôi ngắt dòng, chưa gọi là thơ được. Tôi không thích tác phẩm này lắm”.
Một số ý kiến từ dân mạng. (Ảnh chụp màn hình)
Ngoài những ý kiến trên, một số bình luận lại cho rằng, bài thơ sử dụng ngôn từ gần gũi và các hình ảnh quen thuộc, do đó có thể giúp học sinh tiếp nhận nội dung một cách dễ dàng. Ngoài ra, tác phẩm cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ định hướng, giáo dục con trẻ theo hướng không nên bắt nạt kẻ yếu hơn mình, do đó không xứng đáng để nhận quá nhiều “rổ đá” từ dư luận.
Video đang HOT
“- Tôi thấy hay. Giống kiểu thơ trong SGK ngày xưa: Hòn đá to, hòn đá nặng, một người nhấc, nhấc không đặng.
- Mình nghĩ nó giống như một kiểu bài vè, có thể về mặt nghệ thuật, thơ ca thì nội dung không hay, nhưng ý nghĩa của nó thì rất tốt, lại dễ đọc dễ nhớ. Trẻ nhỏ chừng 11-12 tuổi thì những bài vè như vậy dễ đi vào tâm thức của chúng. Xét nét gắt gao tính thơ, tính nghệ thuật với trẻ nhỏ làm gì, có nói, có giải thích thì chúng cũng có hiểu những tiêu chuẩn đó của bạn là gì đâu?
- Vấn nạn bắt nạt trong học đường thật đáng báo động ở nhiều quốc gia hiện nay, Việt Nam không ngoại trừ. Mình thấy bài thơ có hơi thở hiện đại và đổi mới về tư duy, hay và quá ý nghĩa!
- Tôi không rành về nghệ thuật thơ. Nhưng bài này có ấn tượng đấy chứ. Dễ hiểu , dễ nhớ với trẻ con là được. Ý tứ khuyên dạy tụi nhỏ cũng hay. Đừng ném đá nhiều quá.”
Chân dung nhà thơ N.T.H.L (Ảnh: Thanh niên)
Được biết, mới đây, tác giả N.T.H.L đã có những chia sẻ trên Thanh Niên về những ý kiến trái chiều này. Anh cho cho biết, bài thơ chưa từng nhận một ý kiến phàn nàn nào cho đến khi được đưa vào chương trình SGK. Nam tác giả cũng khẳng định, việc tranh luận là rất tốt khi giúp làm sáng tỏ nhiều vấn đề trong đời sống xã hội. Bản thân anh hi vọng mọi người có thể thu hoạch được những điều đúng, điều hay sau mỗi cuộc tranh luận, từ đó cùng nhau nâng cấp thẩm mĩ.
Hiện, tác phẩm “Bắt Nạt” vẫn đang là chủ đề được bàn tán rôm rả trên mạng xã hội. Còn bạn, để lại suy nghĩ của mình cho YAN biết nhé!
Vụ bài thơ trong SGK lớp 6 gây tranh cãi, tác giả cho rằng người đọc không có năng lực cảm thụ: Nhà thơ lên tiếng xin lỗi, cư dân mạng vẫn chưa bỏ qua vì lý do này
Mới đây, nhà thơ H.L đã có động thái liên quan đến bài thơ được chọn đăng trong sách giáo khoa gây tranh cãi của mình.
SGK tiếng Việt lớp 6, Tập 1, trang 27 - Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống , có bài thơ "Bắt nạt" của tác giả N.T.H.L mới đây đang là nguyên nhân dẫn đến những tranh cãi gay gắt giữa một bộ phận cư dân mạng và tác giả. Tác giả N.T.H.L được giới thiệu sinh năm 1982 ở Hà Nội. Anh từng là sinh viên trường Đại học Ngoại thương Hà Nội. H.L làm thơ từ năm 12 tuổi và là tác giả của hàng ngàn bài thơ.
Theo đó, bài thơ "Bắt nạt" nhằm mục đích phản ánh một vấn nạn phổ biến trong học đường và khuyên bảo học sinh không nên đi bắt nạt, ức hiếp người yếu hơn mình. Tuy vậy, nhiều người cho rằng nội dung quá trẻ con, không có vần điệu, chỉ cố gắng gieo vần cho có. Một số ý kiến khác cho rằng, bài thơ trong sáng, ý nghĩa, tuy không theo khuôn mẫu nhưng vẫn rất vần, rất xuôi.
Tuy nhiên, điều khiến cư dân mạng tranh cãi kịch liệt chính là thái độ đôi co quá khích với lời lẽ nặng nề của nhà thơ này với bạn đọc. Tác giả H.L còn nhận mình là thiên tài, và gọi những người chê bài thơ là bị mất cảm thụ tự nhiên và cả thất học vì không thấy nổi vần điệu rất rõ ràng, đầy đặn và sắp xếp tinh tế trong văn bản.
Tác giả lên tiếng xin lỗi, nhận mình sai
Liên quan đến sự việc, mới đây, N.T.H.L đã có động thái mới nhất trên trang cá nhân. Anh viết: "Mình xin lỗi vì đã sai trong chuyện này và có những lời lẽ không chính xác. Việc chia chẻ ngữ nghĩa để xác định từ láy trong SGK là hợp lý. Mình xin lỗi đã nhận định chủ quan, vội vàng. Cảm ơn các bạn đã góp ý ạ".
Trước đó, về phần những từ "hip hop", "học hát", "cái cây" mà tác giả này cho rằng là TỪ LÁY và bị cộng đồng mạng chỉ rõ chỗ sai, H.L cũng có những giải đáp như sau:
"Về chuyện từ láy, mình xin chia sẻ cảm nhận của mình:
Từ láy được dân gian đặt tên và cảm nhận rõ ràng trước khi có SGK rất lâu. Láy gợi ngay cho người ta cảm giác về luyến láy, lặp. Việc phải đi qua một vòng kiểm tra ngữ nghĩa nữa chỉ làm nhiều từ láy trong dân gian bị phủ định. Thương các em quá.
Cách lập luận "các âm trong từ này láy với nhau nhưng chưa thoả mãn việc có ít nhất 1 từ vô nghĩa nên không phải từ láy" thật không thuyết phục. Nhất là với những người thật sự tinh tế về Tiếng Việt. Việc này giống bị bắt trên đường ra phường xin giấy thông hành vì không có giấy thông hành. Không ai có quyền cấp giấy thông hành cho từ láy.
H.L lên tiếng xin lỗi.
Nói "nghe láy nhưng không phải là từ láy" thì "nghe láy" đã là thừa nhận thuộc tính "láy" rồi. Cái thuộc tính hình thức đập vào tai, vào mắt ("mắt thấy tai nghe") đó mới làm nên từ láy từ xa xưa chứ từ láy không nên bị phụ thuộc vào vòng thẩm định ngữ nghĩa ai ban cho. Mình gọi "học hát", "cái cây", "hip hop" là từ láy là theo thuộc tính láy âm đó.
Sống lâu với thơ ca xịn, mình phân biệt được nhiều cái đúng tự nhiên và kiểu giả đúng nhân danh học thuật. Tiếng Việt thông minh không phức tạp và thiếu khái quát, thiếu thuyết phục như vậy. Nhiều em học sinh đã bị trừ điểm oan sự cảm thụ tinh tế vì quy định không thông minh nhân danh học thuật này.
Học thuật không được bắt đầu bằng nguỵ biện. Với vấn đề này, các em học sinh phải làm thế nào? Mình xin lỗi, mình không thể giải quyết mọi vấn đề cho người khác nhưng mình có thể thành thật với nhiều cảm nhận và hiểu biết của mình.
Ai cũng phải đối diện với những thứ chưa chuẩn trên đời và đó nằm trong quá trình để trưởng thành. Mình hiểu mình đang đụng chạm đến nhiều thứ lợi ích nhóm chỉ vì sống đúng lương tâm và năng lực cũng như sự chân thật với thế giới, trẻ con. Nhưng mình phát biểu bằng lương tâm và cả sự thôi thúc, trực giác của mình.
Độc giả chân chính và yêu mến nghệ thuật, Tiếng Việt, trẻ con và sự đúng đắn, tử tế trong cuộc đời cần những thông tin này để hiểu đúng hơn về cuộc chơi sẽ làm Việt Nam tốt hơn hay tệ đi này".
Lời xin lỗi của nhà thơ được nhiều người chấp nhận vì cho rằng cuối cùng tác giả cũng đã nhận sai và có thái độ cầu thị. Tuy nhiên một số ý kiến cho rằng, tác giả chỉ nhận sai khi xác định từ láy, còn những lời lẽ thiếu chuẩn mực thậm chí có phần quá khích của H.L với những người có ý kiến trái chiều trước đó vẫn chưa thấy nhà thơ này "đả động" đến.
Về việc này, trước đó H.L cũng cho biết thêm: "Những lời lẽ phê phán của mình chủ yếu là dành cho đám đông bất chấp đúng sai, hay dở ở đây. Trong cuộc sống, bên cạnh sự bao dung, sự phê phán chính xác những vấn đề gây hại là luôn cần thiết. Mình hoàn toàn không nhắm đến các bạn trẻ biết tiếp thu đúng sai, hay dở nên mong các bạn cứ thoải mái".
Hiện câu chuyện về bài thơ "Bắt nạt" vẫn đang xôn xao trên rất nhiều diễn đàn. Chúng tôi sẽ cập nhật những diễn biến khác.
Bài thơ trong SGK lớp 6 gây tranh cãi, tác giả lên tiếng: Ai chứng minh đây là bài thơ dở xứng đáng được trao giải Nobel Văn học Một bài thơ trong sách giáo khoa lớp 6 đang trở thành tâm điểm bàn luận giữa cư dân mạng và chính tác giả của nó. SGK tiếng Việt lớp 6 - Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống , có bài thơ "Bắt nạt" của tác giả N.T.H.L mới đây đang là nguyên nhân dẫn đến những tranh cãi gay gắt...