Người khâm liệm hàng vạn hài nhi
Mỗi ngày, bà Nguyễn Thị Nhiệm tiếp nhận hàng trăm hài nhi từ nhóm Thiện Nguyện thu nhận từ các phòng nạo hút thai trên địa bàn TP Hà Nội. Những sinh linh vô tội ấy được bà Nhiệm tắm rửa, khâm liệm và mai táng trong những ngôi mộ chung với hàng nghìn hài nhi khác…
Đến xã Thanh Xuân (Sóc Sơn, Hà Nội), hỏi thăm bà Nguyễn Thị Nhiệm, ai cũng biết bà là người khâm liệm, chôn cất hàng trăm hài nhi mỗi ngày, cũng là người chăm sóc phần mộ của trên 6 vạn hài nhi tại nghĩa trang Đồi Cốc trong 11 năm qua.
Chúng tôi gặp bà trong một buổi chiều đầu mùa hạ, khi bà đang thành kính thắp những nén hương cho các ngôi mộ chung – nơi chôn những đứa trẻ xấu số, chưa từng được chính danh làm người…
Bà Nhiệm cho biết, điều khiến bà dấn thân vào công việc này là vào khoảng tháng 9/2006, khi bà đi chăm sóc người nhà tại bệnh viện huyện Sóc Sơn và gặp đôi vợ chồng đưa nhau vào đây phá thai. Đôi vợ chồng kia cho biết, cái thai đó là ngoài ý muốn, cũng đã được 6 tháng tuổi.
Làm thủ thuật phá thai xong, cặp vợ chồng kia dìu nhau bỏ đi, còn bà, tuy chỉ là người nghe chuyện, nhưng lại bị cắn rứt lương tâm. Suy đi tính lại, bà cảm thấy không đành lòng nên đã liên hệ với các bác sĩ tại đây để xin thai nhi mang đi mai táng.
Được các bác sĩ chấp thuận, bà Nhiệm liền đưa hài nhi đến khu nghĩa trang gần bệnh viện làm nghi lễ an táng chu đáo. Cho đến bây giờ, mỗi dịp đi qua nghĩa trang đó, bà vẫn nhớ và dành thời gian tới viếng thăm đứa trẻ xấu số. Và kể từ đó, bà Nguyễn Thị Nhiệm quyết bắt tay vào công việc thu nhận thai nhi, khâm liệm và mai táng, với mong muốn duy nhất là để các hài nhi có chốn an nghỉ như người bình thường.
Chuẩn bị an táng cho các hài nhi
Ban đầu, mỗi ngày bà thu nhận được vài thai nhi, sau đó lên đến hàng chục thai nhi mỗi ngày, đa phần là từ các phòng nạo hút thai tư nhân.
Cho đến nay, số thai nhi được nhóm Thiện Nguyện thu nhận lên đến cả trăm mỗi ngày. Toàn bộ thai nhi sau khi được thu nhận tại các phòng khám, bệnh viện, được thành viên trong nhóm đưa về nghĩa trang Đồi Cốc tập kết và khâm liệm, sau đó bảo quản trong tủ đông lạnh. Tới khi đủ con số 1.000, bà Nhiệm mới cho vào các tiểu sành rồi thuê thợ xây một ngôi mộ lớn để mai táng.
Theo quan sát của phóng viên, căn phòng tập kết các sinh linh chỉ là một phòng cấp 4 đơn sơ, rộng chừng 10m2, nằm giữa nghĩa trang đồi Cốc. Phòng chỉ có một bóng điện tròn nhỏ, bên trong là một chiếc tủ đông lạnh, một số bông băng, quần áo trẻ em.
Những hài nhi nào lớn thì được bà Nhiệm tắm rửa, cho mặc quần áo mới, như một nghi thức dành cho người quá cố. Thai nhi nào nhỏ quá thì bà Nhiệm cho vào một chiếc túi nylon màu trắng có gắn chữ thập, sau đó cuốn bông, vải bên ngoài. Khâm liệm xong, bà Nhiệm cho những hài nhi vào chiếc tủ đông lạnh cao khoảng 80cm, rộng 60cm, dài chừng 1,2m, được bảo vệ bằng một chiếc lồng sắt có khóa.
Những hài nhi mang tên thánh
Bà Nhiệm cho biết, đến nay, nghĩa trang đồi Cốc đã tiếp nhận trên 6 vạn hài nhi. Những ngôi mộ đều được đặt tên các vị Thánh từng tháng theo lịch của đạo Thiên Chúa. Tuy nhiên, cũng có ngôi mộ đặt theo tên riêng của đứa trẻ, trường hợp này, thường là những ca mà cha, mẹ, hoặc người thân của gia đình yêu cầu được đi theo để khâm liệm, mai táng. Số còn lại đều do bà Nhiệm tự đặt tên.
Hiện, nhiều cơ sở nạo hút thai khi gặp phải ca thai nhi lớn, còn trực tiếp gọi điện cho bà Nhiệm đến nhận xác về khâm liệm. Vì vậy, có hôm trời mưa to gió lớn, bà vẫn lên đường đi đón những hài nhi xấu số về chốn an nghỉ vĩnh hằng này. Bà cảm thấy, những đứa trẻ đó vô tội, và đáng yêu như những đứa con của mình.
Video đang HOT
Từ khi thông tin về nghĩa trang đồi Cốc được các bác sỹ giới thiệu, ngày càng có nhiều người dân trên khắp cả nước gọi điện tới hỏi thăm công việc của bà. Những người đã từng nạo phá thai thì tìm đến nghĩa trang để thắp hương trong ngày lễ, tết. Cũng có trường hợp sau khi bỏ con, họ biết đích xác đứa con của mình đang an nghỉ tại nghĩa trang đồi Cốc đã về đây sám hối ăn năn. “Có nhiều bà mẹ trẻ, không biết vì ngại hay sợ người ta phát hiện, nên đêm đêm, họ đến nghĩa trang đồi Cốc vật vã khóc lóc thảm thiết, nghĩ cũng tội lắm…”, bà Nhiệm kể.
Bà Nhiệm tại nghĩa trang Đồi Cốc
Ngay tại nghĩa trang, bà Nhiệm cẩn thận đặt một vài cuốn sổ để những người cha, người mẹ, hoặc người thân đến viếng thăm có thể chia sẻ tâm tư nguyện vọng.
Phóng viên đã giở ra xem, và thấy trong cuốn sổ dày cả trăm trang, có nhiều dòng lưu bút bày tỏ sự khâm phục đối với công việc đặc biệt của bà Nhiệm và những người trong nhóm Thiện Nguyện. Và ở đó, không thiếu những dòng chữ thấm đẫm nước mắt, sự chua xót, ân hận muộn màng của những người đáng ra được làm mẹ, làm cha, khi đang tâm chối bỏ đứa con của mình…
Bà Nhiệm cho biết, ban đầu khi bà thực hiện công việc này, nhiều người kịch liệt phản đối, đặc biệt là những người thân trong gia đình. Mãi đến năm 2008 – 2009, mọi người mới dần ủng hộ công việc của tôi.
Đến năm 2011 thì các thành viên trong gia đình bà không những ủng hộ, mà còn trực tiếp tham gia vào công việc này. Hàng ngày, từ chồng, con gái tới con rể của bà đều dành một khoảng thời gian vào cuối giờ chiều, đến các phòng nạo hút thai để xin xác những hài nhi đem về mai táng tại nghĩa trang chung này.
Ngoài ra, bà Nhiệm cũng được người dân trong vùng ủng hộ quần áo trẻ sơ sinh để bà khâm liệm, rồi góp tiền mua tiểu sành, gạch, cát, xi măng để xây những ngôi mộ kiên cố.
Những lời hối lỗi
Đọc những lời tâm sự trong cuốn sổ, chúng tôi thấy có trường hợp, chỉ vì những va chạm nhỏ, xích mích lặt vặt trong cuộc sống, nhưng vì cái tôi quá cao của mình mà nhiều phụ nữ đã tước đi mạng sống của những sinh linh vô tội.
“Có trường hợp, một sản phụ biết được việc làm của nhóm Thiện Nguyện nên đã tự mình đưa con đến để tại khuôn viên của một nhà thờ Thiên Chúa giáo tại Hà Nội.
Chúng tôi thấy chiếc túi lạ nên mở ra, thấy bên trong là một đứa trẻ mới sinh, đã tím tái. Kèm theo là mẩu giấy ghi những lời sám hối: Xin Chúa hay tha thứ những lỗi lầm của con, cầu xin Chúa hãy cưu mang đứa con của con…”, bà Nhiệm kể, rồi tìm đưa cho chúng tôi xem tờ giấy.
Chúng tôi dừng lại ở một trang viết với nội dung: “Con hãy tha thứ cho cha, mẹ. Con cứ yên nghỉ ở đây, khi nào đến thăm con, sẽ có cả cha và mẹ, mặc dù cha mẹ đã ly hôn”.
Và có rất nhiều những trang giấy khác nét chữ bị nhòe mực, có thể người viết nó trong tâm trạng xúc động, vừa viết vừa khóc. Cũng có không ít dòng được viết một cách vội vàng, cẩu thả, với ngôn ngữ tuổi teen, phải căng mắt đọc một lúc, chúng tôi mới hiểu được. Nhưng dù là tuổi teen hay những người trưởng thành, đều là những lời ân hận day dứt, ăn năn…
Anh Tuấn, thành viên nhóm Thiện Nguyện, tâm sự, từ khi tham gia vào công việc này, anh có cảm giác mình nhạy cảm hơn. Không chỉ gom xác thai nhi tại các phòng nạo phá thai, có hôm anh Tuấn còn bắt gặp những thai nhi được gói trong túi nylon để trước cổng bệnh viện, cổng đền, chùa, vỉa hè hoặc thùng đựng rác. “Những tình huống như thế này, phần lớn là do đẻ non, hoặc sản phụ sinh con ngoài ý muốn… Nếu phát hiện kịp thời thì còn giải cứu được. Nhưng có trường hợp xấu, các thai nhi bị dầm mưa, rồi bị côn trùng cắn, động vật ăn thịt…, ai nhìn thấy cũng động lòng trắc ẩn. Có trường hợp, bố đưa con đi phá thai vì con gái còn đang tuổi học trò. Nhiều người sau khi phá thai tình nguyện đi theo nhóm Thiện Nguyện.
Theo 24h
Về đâu những sinh linh vô tội
Chứng kiến cảnh những hài nhi đỏ hỏn, toàn thân giập nát, chúng tôi không khỏi rùng mình. Những người mẹ thất thần, vô hồn, vô cảm để rồi sau đó là chuỗi ngày sống trong giày vò, ăn năn...
Nữ sinh tên Phạm Thanh Mai đã gắn bó với công việc quản trang gần chục năm nay cho biết, ngày nào cô cũng tiếp nhận hàng chục thai nhi đã chết tại các phòng nạo phá thai. Có thai nhi được 3, 4 tháng, có thai nhi 7, 8, thậm chí là 9 tháng. Sau khi được bác sỹ lấy ra khỏi người mẹ, có em vẫn ấm, nóng nhiều giờ...
Ám ảnh
Thời sinh viên, Phạm Thanh Mai thuê phòng trọ ở cùng một nhóm 6 bạn gái tại Hà Nội. Mỗi người mỗi quê, mỗi hoàn cảnh, nhưng L. tỏ ra nổi trội nhất nhóm vì vẻ xinh xắn, duyên dáng nên được nhiều chàng trai theo đuổi. Khi học đến năm thứ 2, L. cũng "nhắm" được một chàng trai tên Giang, đang học năm thứ 4 Trường Đại học Kiến trúc.
Sau một thời gian yêu đương say đắm, L. có thai. Đi khám, thấy thai được 4 tháng tuổi thì 2 người xảy ra mâu thuẫn, rồi chia tay nhau. Trong thâm tâm, L. vẫn sợ cái thai ảnh hưởng đến học tập, rồi lo ngại điều tiếng dư luận, bạn bè, gia đình biết chuyện, nhưng vì muốn hàn gắn lại tình cảm với người yêu nên L. quyết định giữ thai lại. Song tất cả đều rơi vào vô vọng, khi tới tháng thứ 7, L. phát hiện Giang có bạn gái mới. Lúc này L. ngập chìm trong đau khổ, không xác định được phương hướng cho cuộc đời, cho tương lai...
Khi bộc bạch câu chuyện của mình với Phạm Thanh Mai, Mai đã tư vấn và đưa L. đi phá thai. Vì thai nhi quá lớn, các bác sỹ không thể hút thai như thông thường mà phải dùng biện pháp ép sinh non. Mai đã ở cùng với L. trong lúc đau đớn nhất, và tận mắt nhìn thấy một hài nhi có đầy đủ chân tay mắt mũi rời thân thể L. Để rồi sau đó lịm dần, tím tái...
Luôn bị ám ảnh đến việc chính L. và mình đã nhẫn tâm giết chết đứa trẻ, Mai thực sự sốc. Trong tâm trạng khủng khiếp và đau xót, Mai đã xin lại xác thai nhi rồi làm lễ đưa đi mai táng.
Chuẩn bị khâm liệm cho những sinh linh vô tội
Chuyện đã trôi qua một thời gian, nhưng đêm nào Mai cũng trằn trọc, mất ngủ bởi hình ảnh đứa bé đỏ hỏn cố gắng cựa quậy, hớp lấy chút không khí cuối cùng. Trong mơ, Mai như nghe tiếng khóc của em như oán trách số phận. Và sau đó, Mai quyết định đến các bệnh viện, phòng nạo phá thai để tự nguyện mang những hài nhi mang đi mai táng.
Mai kể: "Lần ấy, sau khi các bác sỹ đưa đứa trẻ ra, tôi chết lặng. Tôi như cảm thấy đứa bé ngọ nguậy đưa mắt nhìn mẹ rồi lại nhìn thẳng vào mặt tôi, ánh mắt như đang oán trách. Ngay lúc ấy, tôi cảm thấy mình có lỗi rất lớn với cháu, tôi đã bật khóc. Tôi vội mua mấy chiếc khăn quấn cho cháu, da thịt vẫn nóng hổi và phải 2 tiếng sau, cơ thể cháu mới lạnh đi...
Việc Mai trở lại các phòng khám đó để tự nguyện đưa những hài nhi đi mai táng, ban đầu, việc tiếp cận với các phòng khám, bệnh viện rất khó, vì các bác sỹ, y tá đều nghi ngờ Mai có mục đích không bình thường.
Cùng thời điểm đó lại rộ lên thông tin buôn bán bào thai để chế biến biệt dược, khiến các y, bác sỹ càng từ chối quyết liệt. Về sau, Mai phải thuyết phục bằng cách, đưa người thân của những người nạo phá thai đến tận nơi khâm liệm, sau đó quay phim chụp ảnh gửi cho các y, bác sỹ. Cuối cùng, trước sự kiên trì, lòng trắc ẩn xen nỗi ăn năn của Mai, người ta cũng đồng ý cho cô thực hiện công việc này.
Sau một năm miệt mài làm việc, Mai gặp được một số người tự nguyện tham gia, như Hương, Thành, Nghĩa..., đồng thời Mai cũng kêu gọi một số Mạnh Thường quân đóng góp công sức, tiền bạc để thực hiện công việc đầy ý nghĩa nhân văn này.
Đến nay, nhóm của Mai đã có hơn 20 thành viên. Họ chia nhau đến các phòng nạo phá thai nhận lấy những hài nhi xấu số bị bỏ rơi đưa đi an táng. Mai cho biết, chỉ tính riêng 2 cơ sở nạo hút thai tư nhân trên địa bàn Hà Nội đã có tới 150 thai nhi bị phá bỏ/tháng. Người ta đến phá thai vì nhiều lý do, như mang thai ngoài kế hoạch, siêu âm thai nhi không bình thường, hoặc vì giới tính của thai nhi, song cũng có rất nhiều trường hợp phá thai vì sản phụ quá trẻ, chỉ 13, 14 tuổi...
Với L, sau lần từ bỏ thai ngoài ý muốn, cô tâm sự, thường xuyên thấy con trở về trong giấc mơ. Hai năm sau, L. tốt nghiệp đại học và kết hôn với một chàng trai khác, tuy nhiên, hình ảnh đứa con mà L. đã từ bỏ cứ trở đi trở lại trong tâm trí.
Đến nay, L. đã lập gia đình được 3 năm, song vẫn chưa thể có con. Gần đây, hầu như tháng nào L. cũng trốn chồng đến thăm con tại nghĩa trang đồi Cốc, xã Thanh Xuân (Sóc Sơn - Hà Nội) và bày tỏ sự ân hận, ước gì ngày đó cô có đủ dũng cảm, đủ yêu thương để giữ đứa con lại bên mình...
Một ngày theo chân những người thu nhận thai nhi
Sau khi nghe câu chuyện của Mai, chúng tôi đã đề nghị với cô để được theo chân những người thu gom thai nhi (nhóm Thiện Nguyện) và tận mắt chứng kiến những trường hợp thương tâm, khó diễn tả bằng lời...
Vào vai thành viên mới của nhóm Thiện Nguyện, những ngày đầu chúng tôi chỉ làm công việc như xe ôm, chở những người trong nhóm đi thu nhận thai nhi vào các buổi chiều, từ 17h đến 19h tại một số phòng nạo phá thai trên địa bàn Hà Nội, chủ yếu trên khu vực đường Trần Hưng Đạo (Hai Bà Trưng), Giải Phóng (Hoàng Mai), gần khu vực Bệnh viện 103 (Hà Đông). Mỗi ngày, nhóm thu nhận được trên 100, có ngày lên đến 150 thai nhi, đặc biệt là sau các kỳ nghỉ lễ, tết.
Mất gần nửa tháng làm tài xế xe ôm, chúng tôi mới tiếp cận được bên trong các phòng nạo hút thai. Ngày đầu tiên, tôi ngồi xe Honda chờ anh Nguyễn Văn Tuấn thu nhận tại một phòng phá thai trên đường Giải Phóng (Hoàng Mai). Lúc đó chừng 18h, thai nhi được anh Tuấn cho vào bao nylon màu đen rồi treo lên trước xe máy, khiến tôi vừa đi vừa run. Cảm thấy mình đang chở hàng chục linh hồn vô tội, tôi thấy rùng mình, mồ hôi lạnh ướt sống lưng...
Trong khi ngồi đợi bên ngoài, tôi bỗng cảm thấy chiếc túi nylon đang động đậy, phát ra tiếng kêu loạt soạt, khiến toàn thân tôi nổi da gà, chân tay rụng rời. Tôi quả thực không dám nghĩ rằng, trong đó có những bào thai đang còn sống, có thể tôi bị ám ảnh, hoang tưởng...
Từ đường Giải Phóng, chúng tôi tiếp tục chạy xe đến khu vực Bệnh viện 103. Lúc này khoảng 18h45, trời đã nhá nhem tối, lại thêm những cơn mưa mùa hạ ào ạt đến bất chợt, khiến chúng tôi phải dừng xe, vội vàng bọc kín túi xác bào thai lại rồi ôm vào lòng cho khỏi ướt. Tới nơi, anh Tuấn nhanh chóng vào bên trong phòng nạo hút, để tôi ở ngoài một mình với chiếc bọc nylon thai nhi ấy...
Khi anh Tuấn trở ra, mưa cũng đã tạnh và trên tay anh lại có thêm một bịch nylon màu đen tương tự treo lên xe máy của tôi. Anh Tuấn bảo tôi chạy tiếp 100 mét đến một phòng khám thai khác, trong khi ngồi đợi bên ngoài, tôi bỗng cảm thấy chiếc túi nylon đang động đậy, phát ra tiếng kêu loạt soạt, khiến toàn thân tôi nổi da gà, chân tay rụng rời. Tôi quả thực không dám nghĩ rằng, trong đó có những bào thai đang còn sống, có thể tôi bị ám ảnh, hoang tưởng...
Anh Tuấn lại trở ra và trên tay, lại có thêm một bịch nylon khá nặng. Anh Tuấn bảo tôi chạy về phía nghĩa trang, nhưng tôi cảm thấy toàn thân run rẩy, không thể điều khiển nổi chiếc xe, đành phải nhờ anh Tuấn cầm lái...
Suốt đêm hôm đó, tôi không thể ngủ được, hễ nhắm mắt lại là hình ảnh những chiếc bao nylon bên trong chứa hàng chục hài nhi như đang cựa quậy lại hiện ra.
Vượt qua nỗi sợ hãi vài ngày sau, tôi gọi điện cho anh Tuấn và tiếp tục lên đường. Khi thấy tôi bạo dạn hơn, anh Tuấn đã trực tiếp đưa tôi vào khu vực hậu phá thai tại các phòng khám để tận tay thu gom xác hài nhi.
Lần đầu tiên trong đời, tôi tận mắt thấy những bào thai 2 - 3 tháng tuổi, 6, 7 tháng, thậm chí trên 8 tháng tuổi, được các bác sỹ dùng biện pháp ép sinh non. Để đẩy những bào thai lớn thế này ra khỏi tử cung, các bác sỹ phải làm thủ thuật rất lâu, sản phụ cũng vô cùng đau đớn, không khác nào một lần sinh nở bình thường. Và rồi, những sinh linh vô tội ấy mãi mãi không thể có cơ hội sống...
(Còn nữa)
Theo 24h
Nơi "chăm sóc" 15.000 hài nhi xấu số Chốn ấy dành cho thi thể "những con người do vô ý sinh ra". Phần lớn trong số mười lăm ngàn nấm mộ hài nhi ở nghĩa trang TP Pleiku không có tên vì người mẹ không kịp đặt cho chúng. Những người chăm sóc hài nhi xấu số Nghĩa trang TP Pleiku nhìn từ xa như thành phố của người chết với...