Người Iraq đua nhau mua áo phao để sang châu Âu
Bạn bè của Ali khuyên anh mang theo áo phao nên chàng trai người Iraq tới cửa hiệu đồ thể thao và mua một chiếc màu cam có gắn còi để vượt biển sang châu Âu.
Một bé trai Iraq mặc áo phao với dòng chữ “Tôi muốn di cư” trong cuộc biểu tình chống tham nhũng ở Baghdad ngày 11/9. Ảnh: AFP
Mặc áo phông, quần đùi nhưng Ali không phải sắp đi nghỉ ở một bãi biển nào đó. Chàng trai trẻ thấy mình không có tương lai ở Iraq và muốn dấn thân vào hành trình vượt biển nguy hiểm để tới châu Âu, dù nó đã cướp đi hàng nghìn mạng sống chỉ trong năm nay.
Những con thuyền quá tải chở người di cư sẽ khởi hành từ bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ, cách thủ đô Baghdad hơn 1.500 km, nhưng không chỉ Ali mà nhiều người Iraq khác phải chuẩn bị trước cho chuyến đi, đẩy nhu cầu về áo phao tăng vọt.
Ali chào đời vào năm lực lượng của cố tổng thống Saddam Hussein tấn công Kuwait. Anh đã sống sót qua cuộc chiến tranh đó, qua một thập kỷ của những lệnh trừng phạt, qua nhiều năm đối đầu giữa lực lượng do Mỹ dẫn đầu với các phần tử nổi dậy và qua cuộc đụng độ với phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS), những kẻ đang chiếm giữ một phần lớn lãnh thổ Iraq. Ali hiện không thể chịu đựng thêm được nữa.
“Tôi muốn di cư tới bất kỳ nơi nào tốt hơn đất nước này. Hy Lạp, Đức… bất kỳ quốc gia nào”, Ali nói. “Quan trọng là tôi phải rời khỏi Iraq vì nơi này không có sự sống. Không có sự an toàn ở đây và cũng chẳng có việc làm”.
Một vài người bạn của Ali đã tới Hy Lạp và động viên anh làm theo họ, kèm lời khuyên nên mang theo một chiếc áo phao. Những kẻ buôn người có thể sẽ không cung cấp đủ áo phao, và giá áo phao ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể đắt hơn nhiều so với ở Iraq.
Nhu cầu chưa từng có
Video đang HOT
Bên trong một cửa hàng áo phao tại phố Rashid, Baghdad. Ảnh: AFP
Hơn 9.000 người Iraq đã tới Hy Lạp tính từ tháng một đến cuối tháng 8, khiến nước này trở thành quốc gia có số di dân đông thứ năm, theo tổ chức Di cư Quốc tế. Nhưng việc vượt biển tới châu Âu cũng tiềm tàng nhiều rủi ro. 2.800 người đã bỏ mạng giữa biển Địa Trung Hải, trong đó hơn 380 người là từ khu vực Trung Đông và Bắc Phi.
Trong những nạn nhân xấu số có cả trẻ em Iraq. Phiến quân IS thậm chí đã sử dụng hình ảnh của cậu bé chết đuối bên bờ biển Aylan Kurdi để cảnh cáo người dân về việc chạy trốn sang phương Tây.
Ali không phải là người Iraq duy nhất đi mua áo phao ở phố Rashid của Baghdad lúc này. Nhiều chủ cửa hàng cho biết doanh số áo phao đã tăng lên mức chưa từng thấy trước đây.
“Nhìn chung, nhu cầu về áo phao hiện nay cao hơn bất kỳ năm nào”, ông Jawad Tawfig, một chủ cửa hàng bán đồ thể thao từ 30 năm nay, cho hay.
Tuy nhiên, Tawfig, người đã sống ở Hà Lan 15 năm trước khi trở về Iraq, cảnh báo những người trẻ tuổi không nên coi châu Âu như một giải pháp kỳ diệu cho những khó khăn của họ.
“Tôi khuyên các bạn trẻ không nên di cư. Tương lai của họ ở đó ra sao?”, Tawfiq nói, đồng thời nhấn mạnh rằng nạn phân biệt chủng tộc ở châu Âu đang gia tăng và họ có thể gặp khó khăn khi tìm việc làm.
Amer, nhân viên tại một cửa hiệu khác, cho biết đã thông báo với nhiều khách hàng rằng áo phao anh bán không thể sử dụng ở biển, nhưng họ vẫn phớt lờ.
Nhu cầu vượt biển sang châu Âu tăng cao khiến áo phao trở thành mặt hàng “ nóng” ở Iraq. Ảnh: AFP
Trong khi một vài người Iraq mua áo phao để an toàn hơn trên đường tới châu Âu, nhiều người lại luyện bơi với cùng một mục đích.
Ali Mahdi Alwan, 53 tuổi, cựu thành viên của câu lạc bộ bơi lội thuộc quân đội Iraq, đang tổ chức các buổi học bơi cho những người muốn tới châu Âu bằng đường biển.
Đứng bên bờ sông Tigris, Alwan cho hay có 15 người đã được ông huấn luyện bơi trước khi rời khỏi Iraq.
“Tôi đang đào tạo nhóm thứ hai và gia đình của họ đang chờ đến lượt,” ông vừa nói vừa chỉ vào các chàng trai đang bơi trên sông.
“Bơi lội rất có ích cho các bạn, nó có ích trong chiến tranh, trong đi lại, ở bất cứ nơi nào”, Alwan nói.
Tuấn Vũ
Theo AFP
Mỹ sẽ đón gần 200.000 người tị nạn trong 2 năm
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết, Mỹ đang có kế hoạch nhận 85.000 người tị nạn trên toàn cầu trong năm 2016, và 100.000 người trong năm 2017, theo AP.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết kế hoạch tăng cường tiếp nhận người tị nạn trong 2 năm tới - Ảnh: Reuters
Đây được xem là nỗ lực nhằm giảm bớt tình trạng căng thẳng xung quanh cuộc khủng hoảng người tị nạn đang chi phối châu Âu và nhiều nơi khác.
Phát biểu trong chuyến thăm Berlin ngày 20.9 sau cuộc gặp gỡ Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier, ông Kerry cho rằng hầu hết những người tị nạn được đưa thêm vào danh sách sẽ là người Syria.
Tuyên bố của ông Kerry được đưa ra trong lúc ngày càng xuất hiện nhiều lời kêu gọi về trách nhiệm của Mỹ trong vấn đề người tị nạn.
Ứng viên tranh cử của đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton, vừa qua cũng nói với kênh CBS News rằng Mỹ phải nhận ít nhất 65.000 người tị nạn từ Syria.
"Chúng ta đang đối mặt với cuộc khủng hoảng người tị nạn tồi tệ nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2, và tôi nghĩ rằng Mỹ phải làm nhiều hơn nữa. Tôi muốn chúng ta khởi đầu với mức 10.000 đến 65.000 người tị nạn, và ngay lập tức đưa ra các cơ chế rà soát vấn đề tị nạn cho những người được tiếp nhận", bà Hillary nói.
Vào thời điểm này, chính quyền của Tổng thống Obama giữ mức tiếp nhận khoảng 70.000 người tị nạn. Con số này không thấp, nhưng được điều chỉnh tăng lên trong bối cảnh các nước châu Âu, trong đó có đồng minh thân cận của Mỹ như Đức, đang gặp khó khăn vì dòng người tị nạn ồ ạt từ Syria.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Tàu Thổ Nhĩ Kỳ đâm thuyền chở người tị nạn, 13 người chết Một tàu mang cờ Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua đâm vào thuyền cao su chở người tị nạn đang trên đường tới Hy Lạp làm ít nhất 13 người, trong đó có 6 trẻ em, chết đuối. Nhiều người tị nạn tìm cách vượt biển từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hy Lạp bằng thuyền cao su. Ảnh minh họa: AP. Thuyền cao su...