Người Indonesia tắm nắng chống nCoV
Nhiều người Indonesia phơi mình dưới ánh nắng sau khi có tin đồn vô căn cứ rằng Mặt trời cung cấp vitamin D giúp tiêu diệt nCoV.
“Tôi luôn tránh phơi nắng vì không muốn da đen sạm”, Theresia Rikke Astria, một phụ nữ 27 tuổi ở Yogyakarta, Indonesia, nói. “Nhưng giờ tôi hy vọng tắm nắng sẽ tăng cường hệ miễn dịch của mình”.
Niềm tin này xuất phát từ những bài đăng vô căn cứ trên mạng xã hội rằng ánh nắng Mặt trời và vitamin D mà nó cung cấp có thể làm chậm hoặc tiêu diệt nCoV. Nó càng được củng cố khi một quan chức cấp cao Mỹ tuần trước tuyên bố nghiên cứu mới cho thấy ánh nắng Mặt trời tiêu diệt nCoV nhanh chóng.
Nghiên cứu này chưa được kiểm chứng độc lập, nhưng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bày tỏ sự hào hứng với nó trong một buổi họp báo, thậm chí còn muốn các nhà khoa học tìm cách “đưa ánh sáng vào cơ thể” bệnh nhân để diệt nCoV.
Người Indonesia ngồi trên đường ray tàu hỏa tắm nắng ở Bekasi, Tây Java, hôm 4/4. Ảnh: AFP.
Vitamin D có trong cá, trứng, sữa và ánh nắng, rất quan trọng trong việc duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh, theo bác sĩ Dirga Sakti Rambe tại bệnh viện Omni Pulomas ở Jakarta. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh “tắm nắng không giúp tiêu diệt nCoV”.
“Để cơ thể phơi nắng trực tiếp có lợi cho hấp thu vitamin D chứ không ngăn ngừa được Covid-19″, bác sĩ nói.
Covid-19 buộc những người ưa làm đẹp như Rio Zikrizal thay đổi, dù anh phải đắn đo khi quyết định cởi trần tắm nắng.
Video đang HOT
“Bình thường tôi không muốn tắm nắng”, Zikrizal, một người dân Jakarta, nói. “Làn da châu Á của tôi rất dễ bắt nắng, vì vậy tôi thường sử dụng các sản phẩm làm sáng da”.
Nabillah Ayu, sống ở vùng ngoại ô thủ đô Jakarta, bắt đầu thói quen mới là tắm nắng lúc 10h, với hy vọng tránh được Covid-19. Trước đây, cô thường ở trong văn phòng lúc Mặt trời lên cao.
“Ánh nắng không trực tiếp tiêu diệt nCoV, nhưng nó tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn không nhiễm virus”, cô gái 22 tuổi nói.
Binh sĩ Indonesia tắm nắng ở Ambon, Maluku. Ảnh: Bộ Quốc phòng Indonesia.
Một số đơn vị quân đội và cảnh sát Indonesia đã đưa phơi nắng vào chương trình huấn luyện buổi sáng. Tại một số thành phố lớn, người dân đổ từ những con hẻm chật chội, tối tăm tới những khu vực thông thoáng, thậm chí ngồi dọc đường ray xe lửa, để tắm nắng.
Trên đường ray tàu hỏa ở Tangerang, rìa thành phố Jakarta, nhiều phụ nữ mặc áo trùm đầu xắn tay áo và gấu quần lên tắm nắng, trong khi nam giới cởi trần để đắm mình trong ánh Mặt trời. Tất cả đều nhốn nháo di chuyển mỗi khi tàu chạy qua.
“Tôi bắt đầu tắm nắng thường xuyên từ khi dịch bùng phát”, Alfian, người tắm nắng gần đường ray, nói. “Sau đó tôi về nhà tắm rửa và thấy khỏe hơn”.
Wadianto Wadito, một người đã về hưu và mắc bệnh tim, tiểu đường, cho hay ông làm mọi cách để bản thân khỏe hơn. “Tôi đang dùng rất nhiều loại thuốc, vì vậy tôi tắm nắng để tổng hợp vitamin mà không cần uống thêm thuốc”, người đàn ông 65 tuổi nói.
Indonesia hiện là vùng dịch lớn thứ hai Đông Nam Á, nhưng có tỷ lệ tử vong cao nhất khu vực, với tâm dịch ở thủ đô Jakarta và khu vực xung quanh. Nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca nhiễm nCoV, với 773 ca tử vong, trong đó riêng Jakarta hơn 4.000 ca nhiễm và 370 người chết.
Indonesia bác yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại biển Đông
Indonesia hôm 1-1-2020 tuyên bố bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông vì không có cơ sở pháp lý.
Trước đó hai ngày, Jakarta đã phản đối sự hiện diện của một tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc trong vùng lãnh hải nước này.
Khi đó, Indonesia cáo buộc việc tàu của Trung Quốc đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia ngoài khơi bờ biển phía Bắc đảo Natuna là hành động "vi phạm chủ quyền".
Giới chức Indonesia đã "phản đối mạnh mẽ" và triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại Jakarta để phản đối vụ việc.
Tàu tuần tra bờ biển của Trung Quốc. Ảnh: AP
Phát biểu tại Bắc Kinh ngày 31-12-2019, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng ngang ngược cho rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam và các vùng biển lân cận.
Người phát ngôn Trung Quốc còn tuyên bố cả Trung Quốc và Indonesia đều có hoạt động đánh bắt cá "bình thường" tại đây.
Đáp trả mạnh mẽ, Bộ Ngoại giao Indonesia ngày 1-1-2020 kêu gọi Trung Quốc đưa ra lời giải thích về "cơ sở pháp lý và biên giới rõ ràng" liên quan đến tuyên bố của nước này về vùng đặc quyền kinh tế nói trên theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982.
Bộ Ngoại giao Indonesia nhấn mạnh: "Yêu sách của Trung Quốc đối với vùng đặc quyền kinh tế trên cơ sở cho rằng ngư dân của họ từ lâu đã hoạt động ở đây là không có cơ sở pháp lý và chưa bao giờ được UNCLOS 1982 công nhận".
Jakarta cũng nhắc lại lập luận của Trung Quốc bị bác bỏ trong vụ kiện của Philippines tại Tòa Trọng tài thường trực hồi năm 2016.
Bộ Ngoại giao Indonesia tái khẳng định lập trường Indonesia không phải là một bên có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông và cũng không có quyền tài phán chồng lấn với Trung Quốc.
Dù vậy, hai nước này từng nhiều lần xung đột về quyền đánh bắt cá xung quanh quần đảo Natuna. Indonesia cũng mở rộng hiện diện quân sự tại khu vực này và bắt giữ ngư dân Trung Quốc.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Indonesia vẫn chưa đưa ra bình luận.
Xuân Mai (Theo Reuters)
Theo nld.com.vn
Indonesia: Hơn 230.000 người chết mỗi năm do ô nhiễm Theo báo cáo "Ô nhiễm và sức khỏe" vừa được GAHP công bố, Indonesia ghi nhận 232.974 trường hợp tử vong mỗi năm do ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất và các dạng ô nhiễm khác. Học sinh tới trường trong điều kiện khói mù dày đặc tại Palembang, Indonesia. (Ảnh: AFP/TTXVN) Phóng viên TTXVN tại Jakarta ngày 2/1 dẫn một báo...