Người Indonesia điêu đứng trước cuộc khủng hoảng dầu ăn
Khoảng ba tuần sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự ở Ukraine, bà Liesye Setiana đã buộc phải đóng cửa cơ sở kinh doanh bim bim chuối khi nguồn cung dầu ăn cạn kiệt trên khắp đất nước.
Cơ sở kinh doanh bim bim chuối ở Indonesia. Ảnh: AFP
Theo hãng tin AFP, hàng triệu người tiêu dùng và các chủ doanh nghiệp nhỏ ở quốc gia đông dân thứ 4 thế giới đã phải điêu đứng trong nhiều tháng qua bởi giá dầu ăn tăng chóng mặt.
Khi xung đột giữa Nga và Ukraine – hai nhà sản xuất hạt hướng dương và ngũ cốc lớn – nổ ra, thị trường toàn cầu đã vô cùng lo lắng. Nhiều nhà sản xuất nội địa Indonesia phải vội vã xuất khẩu nhằm thu lợi nhờ tỷ giá tăng cao. Do đó, chính phủ nước này đã áp lệnh cấm xuất khẩu dầu ăn vào cuối tháng 4 và vừa dỡ bỏ vào tháng 5.
Bà Setiana thường đến siêu thị cách làng Baruharjo ở Đông Java hơn 1 tiếng để mua một dầu cọ, khoảng 8 lít mỗi ngày, giúp duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, bà đã bị từ chối vì những người bán hàng giới hạn nghiêm ngặt lượng dầu mà mỗi khách hàng có thể mua.
Người phụ nữ 49 tuổi từng kiếm tới 52 USD/ngày chia sẻ: “Tôi đang rất tức giận. Tôi đã nói với các nhân viên rằng tôi thực sự cần dầu ăn cho mục đích cá nhân, không phải để tích trữ. Tại sao chúng ta lại thiếu dầu ăn khi Indonesia là nước sản xuất dầu cọ hàng đầu thế giới?”.
Video đang HOT
Một nhân viên chuẩn bị Tempe sống, một món ăn truyền thống của Indonesia được làm từ đậu nành lên men. Ảnh: AFP
Cuộc chiến giành nguồn cung dầu của bà Setiana chỉ là một lát cắt trong cuộc khủng hoảng dầu ăn ở Indonesia. Trên khắp hòn đảo đông dân nhất của Indonesia, Java và những nơi khác như Borneo, nhiều người phải xếp hàng dài nhiều giờ đồng hồ để mua được mặt hàng này.
Theo truyền thông địa phương, vào tháng 3, đã có 2 người đã chết vì kiệt sức khi phải chờ đợi quá lâu dưới cái nắng gay gắt để mua dầu ăn với giá 20.100 rupiah/lít. Trong đó, một người đã phải xếp hàng tại 3 siêu thị khác nhau.
Indonesia sản xuất khoảng 60% nguồn cung dầu cọ toàn cầu, với 1/3 tiêu thụ trong nước. Ấn Độ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu và Pakistan là một trong những khách hàng xuất khẩu chính của nước này. Việc siết chặt dầu ăn trong nước đã buộc chính phủ phải áp đặt lệnh cấm xuất khẩu đã được dỡ bỏ vào tháng trước, giúp giảm giá và giảm nguồn cung trong nước.
Nhưng vào cuối tháng 5, giá dầu ăn trong nước vẫn dao động ở mức trung bình khoảng 18.300 rupiah/lít, cao hơn mục tiêu của chính phủ là 14.000 rupiah.
Giá dầu tăng đột biến khiến nhiều người phải đưa ra quyết định khó khăn. Ông Sutaryo, điều hành một công ty kinh doanh đồ ăn nhanh ở Nam Jakarta, cho biết ông buộc phải tăng giá và sa thải 4 nhân viên để duy trì hoạt động. Ông nói: “Sau khi giá dầu ăn tăng vọt, chúng tôi phải tính toán chi phí sản xuất thông minh hơn. Các khách hàng của tôi không còn lựa chọn nào ngoài việc chấp nhận tăng giá”.
Chủ sở hữu của cơ sở chế biến khoai tây chiên ở Jakarta. Ảnh: AFP
Khi nhu cầu vẫn chưa phục hồi, sản lượng tại nhà máy của ông Sutaryo đã giảm từ 300 xuống 100 kg/ngày. Doanh thu cũng giảm từ mức 15 triệu rupiah/ngày trước đại dịch xuống còn 6 triệu rupiah/ngày. Ông cho biết hiện nay, nhu cầu của khách hàng khác xa với thời cao điểm trước đại dịch.
Trong khi đó, ông Mohammad Faisal, Giám đốc điều hành Trung tâm Cải cách Kinh tế (CORE Indonesia), cho biết giá dầu ăn vốn đã tăng vào năm 2021, nhưng tác động của xung đột tại Ukraine đã khiến giá tăng lên mức cao kỷ lục. Ông nói rằng chính phủ đang nỗ lực đảm bảo nguồn cung trong nước để khắc phục tình trạng khan hiếm hiện nay. Tuy nhiên, giá dầu ăn vẫn ở mức cao đối với những người sống ở vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa như bà Setiana.
“Những người có thu nhập thấp hơn sẽ phải chịu tác động đáng kể, vì giá cả của các mặt hàng khác cũng tăng”, ông Faisal nói.
Trong bối cảnh giá cả hàng hoá trong nước khó có thể giảm, thu nhập ít ỏi và chồng mất việc, bà Setiana đang đối mặt với những mối lo khác: đó là không đủ điều kiện trang trải học phí cho các con. “Nếu giá các mặt hàng thiết yếu tăng, chúng tôi không thể chi trả các chi phí khác”, bà nói.
Indonesia kêu gọi người dân hấp, luộc thức ăn vì giá dầu tăng cao
Đảng cầm quyền của Tổng thống Indonesia Joko Widodo đang kêu gọi người dân nước này chuyển sang luộc, hấp và nướng thực phẩm thay vì chiên do giá dầu ăn tăng cao.
Khách hàng tìm mua dầu ăn tại một siêu thị ở Jakarta ngày 27/3. Ảnh: Reuters
Phát biểu tại hội chợ giới thiệu các món ăn không cần chiên dầu ngày 28/3, bà Wiryanti Sukamdani, quan chức của Đảng đấu tranh Dân chủ Indonesia (PDIP) nhấn mạnh: "Thực phẩm ngày nay cần phải thể hiện sự sáng tạo của người nấu, sử dụng nguyên liệu địa phương và không dùng dầu ăn. PDIP là đảng lớn nhất trong Quốc hội Indonesia.
Tờ Bloomberg đưa tin Indonesia đã công bố khoản trợ cấp 7,28 nghìn tỷ rupiah cũng như tăng thuế xuất khẩu mặt hàng dầu cọ để bảo vệ nguồn cung trong nước và ổn định giá dầu ăn. Chi phí thực phẩm đang trở thành một vấn đề chính trị quan trọng khi đất nước có dân số Hồi giáo lớn nhất thế giới bắt đầu bước vào tháng lễ Ramadan.
Tình trạng thiếu hụt dầu ăn là điều trớ trêu đối với Indonesia vì quốc gia này là nhà sản xuất dầu cọ thô (CPO) lớn nhất thế giới. Tại Indonesia, hầu hết người dân trong nước đều sản xuất và tiêu thụ dầu ăn chiết xuất từ dầu cọ.
Cuộc xung đột ở Ukraine đã ảnh hưởng đến nguồn cung của các loại dầu thực vật khác, khiến giá dầu cọ tăng mạnh. Dầu ăn đã trở thành mặt hàng khan hiếm ở Indonesia. Một số nhà bán lẻ phải quy định mỗi khách hàng chỉ được mua tối đa 2 lít dầu ăn.
Bị tắc vì chiến sự, hạt hướng dương chất như núi trong kho Ukraine, đẩy giá dầu ăn tăng vọt Giá dầu hướng dương đang tăng vọt trên khắp thế giới, nhưng ông Roman Tarasevich, một nông dân ở Ukraine, đang mắc kẹt với một núi hạt hướng dương mà không thể chuyển đi đâu. Ông Roman Tarasevich đứng bên núi hạt hướng dương chưa bán được trong một nhà kho ở Zaporizhzhia. Ảnh: NBC News Theo CNBC, Ukraine là nước xuất khẩu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ấn Độ lên tiếng sau cáo buộc của báo Mỹ về xuất khẩu thiết bị nhạy cảm sang Nga

Tổng thống Mỹ tiết lộ về liên lạc với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un

Quan điểm của Nga về các cuộc đàm phán ở Saudi Arabia

Ukraine tấn công vào khu vực mới của Nga khi đối mặt với những khó khăn trên 'sân nhà'

Thị trường thế giới quý I: Tất cả đều xoay theo chính sách của Tổng thống Trump

Mỹ tin tưởng Nga sẽ thực hiện cam kết hướng tới chấm dứt xung đột với Ukraine

Trung Quốc bàn giao máy bay C909 đầu tiên cho Lào

Trí tuệ nhân tạo: Người mẫu thời trang trong kỷ nguyên AI

Cố vấn Lãnh tụ tối cao Iran cảnh báo khả năng phát triển vũ khí hạt nhân nếu bị tấn công

Đàm phán về khoáng sản đất hiếm thúc đẩy đối thoại chính trị Nga - Mỹ?

Greenland trong chiến lược Bắc Cực của chính quyền Trump

Iran tuyên bố rắn sau khi ông Trump dọa ném bom
Có thể bạn quan tâm

Kiếm bộn tiền nhờ quà tặng khi livestream, ViruSs có phải đóng thuế?
Sao việt
15:36:02 01/04/2025
Đông Nhi "lặn" mất 2 tuần rồi tái xuất bằng cả album khiến fan choáng váng
Nhạc việt
15:30:38 01/04/2025
Nữ chính "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" kiếm được bao nhiêu tiền cát-xê?
Sao châu á
15:22:26 01/04/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 01/04: Sư Tử phát triển, Song Ngư may mắn
Trắc nghiệm
14:53:54 01/04/2025
Bắt đối tượng dùng gậy bóng chày đánh người
Pháp luật
14:33:14 01/04/2025
Người Việt hỗ trợ nạn nhân động đất, ám ảnh cả làng bị thiêu rụi ở Myanmar
Tin nổi bật
14:30:09 01/04/2025
Mẹ biển - Tập 12: Tin dữ của Ba Xệ truyền về nhà, Tư Sáng bị chất vấn vì tắc trách
Phim việt
14:26:44 01/04/2025
Alexander-Arnold bị lạnh nhạt ở Liverpool
Sao thể thao
14:06:19 01/04/2025