Người hùng Wolverine không có mặt trong “X-Men” mới
Những người đam mê Wolverine sẽ không thể gặp lại Hugh Jackman trong bộ phim về những ngày đầu tiên làm siêu anh hùng của X-Men. Bryan Singer, nhà sản xuất của bộ phim X-Men: First Class, đã thông báo rằng anh hùng Wolverine sẽ không xuất hiện trong phần phim sắp tới, mặc dù anh đã xuất hiện trong 4 phần phim trước.
Hugh Jackman trong vai Wolverine
Singer nhấn mạnh lại trước các tin đồn rằng nam diễn viên Jackman đã xuất hiện ở hậu trường làm phim: “Anh ấy sẽ xuất hiện trong bộ phim riêng về Wolverine.” Ngoài ra, một đại diện của 20th Century Fox thông báo rằng bộ phim thậm chí còn chưa được bấm máy tại Jekyll Island, Georgia, và nếu Hugh đã xuất hiện tại Georgia thì cũng không phải vì anh ấy tham gia bộ phim này.
Hugh Jackman
Mặc dù không có Wolverine nhưng Singer đã tiết lộ với tạp chí The Geek Files rằng bộ phim sắp tới sẽ tập trung vào hai thế lực khổng lồ: “Bộ phim này kể về khoảng thời gian Xavier – nếu bạn biết X-Men Universe thì hẳn không còn lạ gì với ông – và việc làm thế nào giáo sư Xavier và Magneto trở thành bạn bè của nhau, đồng thời cho thấy lý do tình bạn đó thay đổi.” Ông giải thích: “Nó diễn ra trong những năm đầu thập niên 60 và kết hợp một số nhân vật cũ cũng như các nhân vật mới, nhân tố mới. Đây chắc chắn sẽ là một câu truyện có nội dung mới mẻ và độc đáo.”
Xavier và Magneto
Video đang HOT
X-Men: First Class được thực hiện dựa trên bộ truyện của tác giả Jeff Parker. Theo tóm tắt cốt truyện ban đầu, X-Men: First Class sẽ là phần đầu tiên của series về X-Men. Bộ phim là câu chuyện về thuở ban đầu của ngài Charles Xavier và Erik Lensherr trước khi họ mang tên và Giáo sư X Magneto. Lúc bấy giờ, họ vẫn còn là những bạn bè và cùng với những Dị Nhân khác chung tay ngăn chặn các mối đe dọa lớn nhất thế giới.
X-Men: First Class dự kiến ra mắt vào ngày 3/6/2011.
Theo PLTP
"Cleopatra" - Bộ phim khiến cả thế giới bàng hoàng
Cuối thập niên 1950, tình hình tài chính của hãng phim 20th Century Fox khá bi đát. Chủ tịch hãng là ông Spyros Skouras, đề nghị lục tìm lại trong thư viện kịch bản xem có tác phẩm nào có thể làm lại được. Dự án được chọn là phim câm sản xuất từ năm 1917, dựa trên cuộc đời của nữ hoàng Ai Cập cổ đại Cleopatra. Skouras hào hứng: "Cleopatra (1917) từng là một bộ phim hay nhất của hãng Fox. Nếu làm lại, chúng ta sẽ thu được rất nhiều tiền".
Cleopatra(1917)
Khởi đầu khiêm tốn với 2 triệu đô-la Mỹ...
Nhà sản xuất kỳ cựu Walter Wanger nhanh chóng được giao trọng trách triển khai bộ phim với kinh phí 2 triệu đô-la Mỹ. Bước kế tiếp là tìm cho ra một nữ diễn viên lý tưởng, để giao vai bà hoàng sông Nile, Cleopatra. Hãng Fox chỉ chọn những nữ diễn viên nào đồng ý mức cát-xê 100 đô-la Mỹ/ 1 tuần. Ứng viên đầu tiên là Susan Hayward, nhưng cuối cùng nữ diễn viên trẻ Joan Collins đã được chọn. Tuy nhiên, bộ phim cứ hoãn nhiều lần, làm ảnh hưởng kế hoạch của các phim sau nên Joan Collins phải bỏ vai. Wanger định chọn Audrey Hepburn nhưng đột nhiên ông chuyển sang ngôi sao Elizabeth Taylor (gọi tắt là Liz).
Elizabeth Taylor trong vai nữ hoàng Cleopatra
Wanger gọi điện thoại cho Liz, khi cô đang ở trên trường quay Suddenly, Last Summer (1959), bên kia đầu dây là chồng cô, Eddie Fisher. Trong lúc cao hứng, Liz nói đùa: "Được thôi, bảo với ông ấy là em chỉ nhận đóng với giá một triệu đô-la Mỹ!". Đó là một con số không tưởng của mọi thời đại, nhưng cả thế giới còn kinh hoàng hơn, khi hãng Fox... đồng ý. Liz nhận lời, cũng là lúc hãng Fox quyết định biến Cleopatra thành một thiên sử thi vĩ đại. Trả thù lao một triệu đô-la Mỹ cho Liz cũng nằm trong chiến dịch PR nhằm lôi kéo sự chú ý của khản giả thế giới và Fox đã đạt được mục đích. Tháng 10/1959, ngày ký hợp đồng "khủng" với Liz là một sự kiện lớn của Hollywood, đã được phát thanh và truyền hình đưa tin đi khắp năm châu.
Có được Liz, giờ là lúc tìm đạo diễn và hai nhân vật nam chính: đại đế Julius Caesar và tướng Marc Antony. Wanger từng sản xuất phim Foreign Corrspondent của Hitchcock nên mời tiếp Alfred Hichock nhưng ông từ chối. Vì thế, Rouben Mamoulian, một người bạn lâu năm của cả Skouras và Wanger được mời thay thế. Ban đầu, Wanger chọn hai ngôi sao sân khấu nước Anh, Laurence Olivier vào vai Caesar và Richard Burton vai Antony. Thế nhưng, Olivier từ chối vì bận, còn hãng Fox lại không muốn chọn Burton. Cuối cùng, Peter Finch đóng vai Caesar, còn Stepphen Boyd (tỏa sáng sau phim Ben-Hur) vào vai Antony.
Liz Taylor - người được thượng đế phái xuống để... trừng phạt phim Cleopatra!
Phim khởi quay ở Rome, Italia vào tháng 9/1960. Thế nhưng, đoàn phim phải nhanh chóng chuyển sang Anh vì thế vận hội mùa hè sắp diễn ra ở Ý. Thật không may, lúc bắt đầu bấm máy ở Anh, thời tiết lại giở chứng: sương mù dày đặc và mưa dai dẳng làm bối cảnh Alexandria cổ đại (Ai Cập) dễ bị lộ tẩy. Rouben Mamoulian nhớ lại : "Tôi muốn phát điên, nào là mưa, bùn lầy, sương mù. Thậm chí vào ngày đẹp trời nhất, hễ diễn viên phát ra lời thoại nào, là hơi từ miệng bay ra theo lời thoại ấy!".
Một vấn đề khác nữa là mùa thu ở Anh cũng khá khắc nghiệt, làm suy nhược cơ thể yếu ớt của Liz Taylor. Tháng 10/1960, cô lăn ra ốm, khiến phim phải tạm dừng vì hình như cảnh quay nào cũng có mặt Liz. Đến tháng 1/1961, đoàn phim vẫn bất động vì sức khỏe của Liz. Cuối cùng, đạo diễn Mamoulian mất kiên nhẫn và bỏ cuộc (nguồn tin khác nói ông bị sa thải), khi chỉ mới quay được 10 phút phim.
Theo lời gợi ý của Liz Taylor, đạo diễn lừng danh Joseph L. Mankiewicz, bạn thân của Liz, đã được mời tiếp quản. Đạo diễn ba lần đoạt giải Oscar này còn là một biên kịch nổi tiếng, nên mọi người hy vọng ông sẽ sắp xếp lại kịch bản cho có thứ tự. Khi vừa được mời, ông chỉnh sửa ngay kịch bản và mọi người nhất trí phim sẽ tiếp tục quay trong vài tuần nữa.
Thế nhưng đến tháng 3/1961, Liz lại mắc bệnh viêm phổi nặng đến mức bác sỹ phải thực hiện phẫu thuật mở khí quản khẩn cấp để cứu sống cô. Thậm chí, một số nhà báo ở Mỹ còn loan tin đồn Liz đã chết. Skouras và Wanger lo sốt vó, bàn với Mankiewicz tức tốc chuyển đoàn phim trở lại Rome vì thời tiết khắc nghiệt ở Anh sẽ cản trở sự bình phục của Liz. Dù Liz bình phục nhanh chóng nhưng việc quay phim vẫn được dời lại cho đến tháng 9/1961 do phải dựng lại bối cảnh.
Mankiewicz dành trọn mùa hè năm đó viết lại kịch bản và để đoạn tuyệt vời tất cả những gì diễn ra ở Anh, Mankiewicz quyết định phân lại vai Caesar và Antony. Ông chọn Rex Harrison vai Caesar và Richard Burton cho Antony. Dù phản đối hai lựa chọn này, nhưng Skouras phải đồng ý vì không muốn để mất Mankiewicz.
Như vậy, Cleopatra từ khi thay đạo diễn và trở về lại Rome đã mất trắng 5 triệu USD mà chưa làm được trò trống gì. Khi bấm máy trở lại vào tháng 9/1961, kịch bản của Mankiewicz chỉ mới hoàn tất một nửa. Ông buộc phải chạy đua ráo riết với thời gian. Chỉ huy cả ngày tại phim trường, tối về ông lại cắm đầu viết kịch bản đến 2 giờ sáng, cứ như thế suốt mấy tháng trời. Đã vậy, tiến độ lại thường xuyên bị hoãn do Liz quá yếu sức, khiến chi phí tăng vùn vụt.
Mọi chuyện càng tồi tệ hơn khi Liz Taylor và Richard Burton (cả hai đều đã có gia đình) bỗng yêu nhau say đắm vào mùa thu 1961. Tin đồn bắt đầu rò rỉ, làm dậy sóng dư luận.
Kết thúc tang thương với... 44 triệu USD
Đến nay, dù có nhiều phim đầu tư tiền vượt qua Cleopatra nhưng vẫn chưa có bộ phim nào mang bối cảnh vĩ đại và tốn kém, đạo cụ cầu kỳ và phức tạp, trang phục xa hoa và lộng lẫy bằng Cleopatra.
Cleopatra dựng đến 79 bối cảnh, hầu hết đều phải xây hai lần, một lần ở London và một lần ở Rome. Nhà thiết kế John DeCuir đã xây đến 3 lần bối cảnh đồ sộ của thành phố Alexandria cổ đại, nghị viện La Mã cũng có số lần tương tự với kích thước như thật. Số tàu thuyền được chế tạo dùng cho hạm đội của Cleopatra và La Mã nhiều đến mức vào thời điểm đó người ta đã ví: hãng 20th Century Fox có hạm đội hải quân hùng hậu đứng hàng thứ ba trên thế giới. Riêng chiếc thuyền chỉ huy của Cleopatra đã tốn khoảng 2 triệu USD (tính theo giá năm 2009) vì có bọc... vàng thật ở mũi thuyền.
Đạo cụ giày dép, mũ nón... nhiều không đếm xuể. Tổng cộng đoàn phim may đến 26.000 bộ trang phục, riêng Cleopatra có đến 65 bộ, tốn 194.800 USD (1963), trong đó có một bộ được làm bằng vàng 24 carat. Đây cũng là số trang phục nhiều nhất dành cho một vai diễn đã được đưa vào sách kỷ lục Guinness. Mãi đến năm 1996, kỷ lục này mới bị đánh bại bởi Evita của Madonna với 85 bộ trang phục.
Hợp đồng kỷ lục một triệu USD của Liz được tính theo lộ trình: 125.000 đô-la/tuần cho 16 tuần quay, tiền tiêu xài là 3.000/tuần, cứ một tuần quay lố là phải thêm 50.000/tuần... Thực chất khi Cleopatra quay về Rome vào năm 1961, Liz đã bỏ túi hơn 2 triệu đô-la Mỹ. Cộng thêm 10% doanh thu sau này (không tính điểm hòa vốn) đã mang cho Liz thêm 5 triệu nữa là 7 triệu (bằng 47 triệu năm 2009), một con số khổng lồ.
Hè năm 1962, khi những cảnh quay chủ chốt cuối cùng được thực hiện xong, tổng chi phí lên đến 44 triệu (bằng 307,5 triệu USD của năm 2009). Hãng Fox kiệt quệ hoàn toàn, phải bán đi hầu hết các bất động sản dự trữ rộng lớn ở Los Angeles để bù cho "máy xay tiền" mang tên Cleopatra. Bộ phim trở thành một trong những cơn ác mộng khủng khiếp nhất trong lịch sử Hollywood vì người ta biết nó sẽ không bao giờ thu hồi nổi vốn.
Đạo diễn Mankiewicz cho rằng mình đã đưa quá nhiều chi tiết vào bộ phim nên ông muốn chia bộ phim thành hai phần, mỗi phần dài ba giờ. Darryl Zanuck, chủ tịch mới của hãng Fox, không đồng ý và cắt xén bộ phim xuống còn 4 giờ rồi sa thải Mankiewicz. Tuy nhiên, cuối cùng, Mankiewicz được mời trở lại, vì không ai khác ngoài ông có thể ráp nối các cảnh lại với nhau.
Vào ngày 12/9/1963, Cleopatra đã có buổi ra mắt khán giả cực kỳ vĩ đại ở Hollywood với sự hiện diện của rất nhiều ngôi sao điện ảnh và các nguyên thủ quốc gia. Nhìn chung, các nhà phê bình chủ yếu chĩa mũi dùi vào Liz Taylor. Với doanh thu tổng cộng 26 triệu đô-la Mỹ và là phim đoạt doanh thu cao nhất năm 1963 nhưng con số đó chỉ bằng một nửa chi phí sản xuất, suýt khiến hãng Fox phá sản.
Cleopatra lập một kỷ lục đáng buồn, khi trở thành bộ phim duy nhất trong lịch sử Hollywood, đạt doanh thu cao nhất trong năm... nhưng không thu hồi nổi vốn. Bi kịch này đã dẫn tới sự xuống dốc của thể loại phim sử thi La Mã hoành tráng, để mãi đến đầu thế kỷ XXI mới sống lại với bộ phim Gladiator (2000).
Theo PLXH
"Toy Story 3" và "Avatar" cùng nhau tiết lộ tin vui Toy Story 3 là phim hoạt hình có doanh thu cao nhất thời đại Chỉ 2 tháng sau khi được công chiếu ở Mỹ, bộ phim hoạt hình Toy Story 3 đã trở thành một đề tài nóng bỏng nhất trên các diễn đàn điện ảnh. Thường thì thứ 6 ngày 13 vẫn được mọi người coi là ngày "đại xui", nhưng đối...