Người hùng vượt lũ dữ xuyên đêm, cứu hơn 300 người mắc kẹt giữa biển nước
Trong cơn lũ dữ, anh Lê Văn Thành (ở huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cùng nhóm bạn trắng đêm chèo thuyền đưa hơn 300 người dân gặp nạn đến nơi an toàn.
Những ngày qua, mưa lớn kéo dài kết hợp với việc hồ Kẻ Gỗ xả lũ lưu lượng lớn khiến nhiều địa phương vùng hạ du ở huyện Cẩm Xuyên, huyện Thạch Hà, thành phố Hà Tĩnh bị ngập sâu. Nhiều tài sản, nhà cửa của người dân bị nước lũ nhấn chìm.
Khi nước lũ rút, câu chuyện về anh Lê Văn Thành (SN 1982) và nhóm thanh niên cùng trú tại xã Cẩm Duệ (huyện Cẩm Xuyên) cứu dân trong lũ dữ được nhiều người nhắc đến với sự cảm kích và lòng biết ơn vô hạn.
Trắng đêm vượt lũ cứu người
“Lúc đó, nước lũ lên quá nhanh và bất ngờ khiến người dân chúng tôi trở tay không kịp. Mọi người ai cũng hốt hoảng tìm đường thoát thân để khỏi bị dòng nước cuốn trôi, còn nhà cửa, tài sản đều bị nhấn chìm trong nước”, ông Phúc (ở xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) kể lại.
Theo ông Phúc, vào tối 18/10, hồ Kẻ Gỗ xã tràn với lưu lượng lớn khiến nước ngập vào nhà. Đến hôm sau, hơn 90% nhà dân ở xã Cẩm Duệ bị chìm trong biển nước. Lũ lên nhanh vào ban đêm, khiến các tuyến đường ngập sâu, hàng trăm người dân bị mắc kẹt bên trong các ngôi nhà, mọi người ai cũng hoảng hốt kêu cứu.
“Lúc đó, tính mạng nhiều người dân bị đe dọa. Rất may, anh Thành và nhóm thanh niên kịp thời vượt dòng nước lũ chèo thuyền đến ứng cứu”, ông Phúc nói.
Suốt mấy ngày ròng, anh Lê Văn Thành cùng nhóm bạ n chèo thuyền vượt lũ xuyên đêm cứu hơn 300 người. (Ảnh: Phan Ấn)
Anh Cảnh (xã Cẩm Duệ) chưa hết bàng hoàng nhớ lại: “Đêm hôm đó, dòng nước lũ chảy xiết, nghe tin hồ Kẻ Gỗ có thể bị vỡ, dân làng ai cũng hốt hoảng. Chúng tôi chỉ biết leo lên nóc nhà trú tạm và hô hoán mong có người đến cứu. Anh Thành cùng nhóm thanh niên đã dũng cảm vượt lũ xuất hiện đúng lúc đưa mọi người đến nơi trú ẩn an toàn”.
Cũng theo anh Cảnh, nhóm anh Thành đã chèo thuyền trắng đêm, ở đâu có tiếng kêu cứu là nhóm anh đều tìm đến đưa người đi tránh lũ.
Một người dân được nhóm anh Thành cứu khỏi dòng nước lũ chia sẻ: “Nước lên nhanh, gia đình tôi chẳng biết chạy đi đâu nữa. Lúc đó, chúng tôi chỉ biết kêu cứu, chỉ sau chưa đầy 30 phút anh Thành đã chèo thuyền đến đưa chúng tôi sang trường THCS Mỹ Duệ để trú ẩn”.
Trong những ngày lũ lên, anh Thành để lại cho người vợ và 3 con một chiếc thuyền nhỏ rồi lên đường đi cứu bà con gặp nạn. (Ảnh: Phan Ấn)
Không cứu người sẽ hối hận cả đời
Video đang HOT
Sáng 27/10, phóng viên VTC News tìm về đến nhà “người hùng” Lê Văn Thành, tại xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên.
Trong căn nhà cấp 4 xập xệ bị nước lũ nhấn chìm mấy ngày qua, anh Thành trầm ngâm kể: “Hôm đó, dòng nước chảy xiết. Khi nghe tiếng kêu cứu khắp nơi, tôi vội chèo thuyền đưa ông nội đi trú ẩn, sau đó vượt dòng nước lũ đi ứng cứu các hộ dân gặp nạn”.
Trước khi đi, anh Thành để lại cho người vợ một chiếc thuyền nhỏ và dặn “nếu có chuyện gì thì đưa mẹ và các con lên chiếc thuyền rồi chờ anh về”.
Sau đó, anh Thành lái chiếc thuyền nhôm cùng người con trai đầu (15 tuổi) chở người cha bị bại liệt ra trụ sở xã Cẩm Duệ sơ tán.
Anh cùng các anh Lê Văn Công (34 tuổi, em trai), Đậu Văn Hoàng (27 tuổi) và Phạm Văn Đồng (36 tuổi), cùng ngụ tại xã Cẩm Duệ lao vào lũ dữ để tiếp cận những người đang bị mắc kẹt trong biển nước.
Anh Thành cùng vợ đang chuẩn bị di dời tài sản trước khi bão số 9 đổ bộ. (Ảnh: Phan Ấn)
“Khi quyết định vào cứu dân tôi cũng lo cho ở nhà lắm, vì còn có mẹ già và 3 đứa con nhỏ, nếu nước vào thì rất khó để xoay xở. Nhưng ở nhà vẫn còn chiếc thuyền nhỏ, nếu có chuyện gì thì vợ tôi có thể đưa mọi người lên thuyền để cầm cự tiếp, chứ nhiều người còn cấp bách hơn”, anh Thành chia sẻ.
Anh Thành làm nghề đánh cá, biết lái thuyền, hơn nữa chỉ có thuyền của anh mới di chuyển được vào các khu vực dân cư nên người dân gọi điện anh cầu cứu rất nhiều. Có những gia đình khi nhóm của anh tiếp cận, nước đã đến tận cổ người lớn, chảy rất xiết. Đôi lúc, thuyền của anh phải vật lộn với nước lũ hơn 30 phút mới tiếp cận được các gia đình.
“Mình vào cứu người này thì nhà kế bên cũng kêu cứu. Mình không thể bỏ mặc họ được, mình không cứu họ có chuyện gì thì mình hối hận cả đời. Trong ngày 19/10, tôi cùng anh em đã cứu được gần 200 người. Đến ngày 20 và 21/10, chúng tôi cứu được thêm hơn 100 người nữa.
Có những người vẫn cố bám trụ, tôi phải chạy đi chạy lại 2-3 lần để thuyết phục, họ mới chịu lên thuyền sơ tán. Trong mấy ngày, chúng tôi dường như không ngủ, chỉ ăn vài mẫu lương khô, mì tôm cầm chừng “, anh Thành cho biết.
Bố anh Thành thường xuyên đau ốm triền miên. (Ảnh: Phan Ấn)
Chị Nguyễn Thị Tĩnh (SN 1984, vợ anh Thành) chia sẻ: “Sáng sớm, anh dặn dò vợ con được vài câu là lên thuyền đi. Đến 4h giờ chiều cùng ngày mới liên lạc được với anh. Lúc đó, trong đầu tôi nghĩ đến bao nhiêu tình huống xấu và chỉ biết khóc thôi”.
Đến chiều, khi đã đưa được khoảng 60 người đến nơi an toàn, anh Thành về nhà. Đến nơi, nhà của anh đã ngập sâu khoảng 2m, mẹ và vợ con anh đang ngồi trên con thuyền nhỏ, người ướt sũng. Sáng sớm hôm sau (20/10), anh Thành cùng nhóm bạn tiếp tục lên đường cứu dân.
“Vào chiều 19/10 khi trên đường đi vào cứu người, chiếc thuyền bị lật úp. Lúc này trên thuyền có 4 người (3 thành viên trong đoàn và 1 người dân) nhưng rất may tất cả đều an toàn”, anh Thành kể.
Chị Tĩnh thở phào kể rằng rất may mọi người trong gia đình được an toàn, nhưng cơn lũ cũng khiến toàn bộ lưới đánh cá bị cuốn trôi và một số đồ dùng trong gia đình bị ngập nước.
Ông Lê Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Duệ chia sẻ, hành động dũng cảm của anh Lê Văn Thành và nhóm bạn rất đáng khen ngợi.
“Với hành động dũng cảm lao vào lũ dữ cứu người, ngày 26/10, anh Thành và nhóm bạn đã được UBND huyện Cẩm Xuyên tổ chức lễ tuyên dương. Riêng anh Thành được UBND huyện Cẩm Xuyên trao tặng giấy khen”, ông Hải nói.
Người miền Trung gượng dậy sau lũ
Nước lũ rút, người dân Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị tất bật dọn dẹp, sửa chữa nhà cửa, đồ đạc còn sót lại.
Xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh là một trong 6 xã chịu thiệt hại nặng trong lũ với 11/12 thôn bị lụt, hơn 2.000 hộ dân bị ảnh hưởng, nhiều ngôi nhà nằm bên đường liên xã bị xói lở.
Các công nhân Cục quản lý dường bộ II thay nhau đi đóng cọc, chăng dây để cảnh báo người dân không nên lại gần khu vực bị lở đường.
Tại chợ xã Cẩm Duệ, bùn đất đọng lớp dày trong khuôn viên, các tiểu thương mang xẻng và xe đẩy ra dọn dẹp để chợ sớm hoạt động.
Trời hửng nắng, bà Nguyễn Thị Liệu, 60 tuổi, trú xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên đem tivi, tủ lạnh, quạt hơi nước... đưa ra ngoài sân phơi. "Toàn đồ đắt tiền, nhưng giờ không biết lấy đâu chi phí để sửa, vì còn phải lo nhiều việc khác", bà nói.
Căn nhà vách đất của bà Liệu trống hơ trống hoác khi lũ quét qua. Bà kể, chồng mất sớm, con trai đi làm xa, hôm lũ về bà và con dâu chỉ kịp bưng vội ba bao lúa đưa lên cao rồi sang nhà hàng xóm trú, còn lại 5 tạ lúa vừa thu hoạch bị nước nhấn chìm.
Chị Nguyễn Thị Tình, 36 tuổi, trú xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà đứng trong phòng khách, xung quanh ngổn ngang nhiều bì lúa và thùng sắt. Trước lũ, chị kịp di dời 3 tấn lúa lên chạn, khi lũ rút, do nhà chật, chị đành phải để lúa ở giữa phòng để chờ nắng lên phơi, đề phòng nước mưa dột bị mốc.
Nước lũ vừa rút, ông Nguyễn Trí Năm (57 tuổi), ngụ xã Lam Thuỷ, huyện Hải Lăng, Quảng Trị tranh thủ phơi lúa trong nhà. "Đợt lũ rồi, nước ngập sâu nhất 1,5 m, gia đình tôi thiệt hại gần 400 kg lúa vừa gặt được ba tuần. Lúa bị ngâm nước 12 ngày đã mọc mầm, dài 2 cm", ông Năm nói, trong lúc cào thóc ẩm. Toàn bộ số thóc cũng là nguồn lương thực nuôi cả gia đình ông Năm tới tháng 4 năm sau.
Tại "rốn lũ" Lệ Thuỷ, Quảng Bình, dọc đường dẫn vào thị trấn Kiến Giang có hàng chục cửa hàng sửa chữa xe máy làm việc suốt đêm hai ngày nay. Chủ một tiệm xe cho biết mỗi ngày thợ sửa gần 50 chiếc, chủ yếu là "thay dầu, lọc gió, đường ống dẫn xăng và bugi" do xe bị ngâm nước lâu ngày.
Chiều 24/10, trong khuôn viên trường mầm non Hoa hồng, hơn chục cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 324 và hơn 20 giáo viên trường tất bật dọn rửa đồ dùng vui chơi, học tập và các lớp học.
Cô Nguyễn Thị Thanh Tú, Hiệu trưởng nhà trường cho biết những ngày qua trường bị ngập nước hơn 2 m, toàn bộ đồ dùng của trường bị phủ bùn đặc. "Dự kiến một tuần nữa, trường mới có thể ổn định để đón học sinh", cô Tú nói.
Giáo viên và cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 324 cùng hợp sức đẩy bùn đất bám trên sân trường.
Ngồi trước nhà, bà Cúc (áo kẻ), chủ một tiệm tạp hoá ở thị trấn Kiến Giang cùng người thân, hàng xóm dọn rửa từng đồ đạc bám bùn sau lũ. "Cửa hàng nhiều đồ quá, tôi phải nhờ anh em và hàng xóm dọn nhưng cả ngày vẫn chưa xong", bà Cúc nói.
Chiều tối, ông Lã Văn Thoảng (70 tuổi), chủ đại lý phân phối chăn nệm và đồ gia dụng ở thị trấn Kiến Giang đứng ngồi không yên bên đống hàng hoá bị hư hỏng sau lũ. Ông Thoảng cho biết mưa lũ khiến gia đình thiệt hại gần 2 tỷ đồng. "Phải mất hơn 1 tháng nữa mới ổn định được công việc vì nhiều mặt hàng bị ngâm bùn nước lâu, cần thời gian lọc hoặc rửa nếu còn dùng được. Trước tới giờ, chưa bao giờ tôi thấy trận lụt nào ngập sâu đến vậy. Giờ còn lo cơn bão mới đang vào", chủ cửa hàng nói. Thống kê của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, từ ngày 6/10 đến sáng 24/10, mưa lũ đã làm 123 người chết, tăng 4 người so với hôm qua; 19 người mất tích trong đó bao gồm 13 người bị sạt lở đất vui lấp ở thủy điện Rào Trăng 3.
Trâu bò chết trôi, lúa mọc mầm, nhà cửa hoang tàn và những tiếng khóc không thành tiếng ở vùng rốn lũ Hà Tĩnh Trâu bò, lợn, gà chết trôi vướng mắc khắp nơi, lúa mọc mầm đen sỉn, nhà cửa hoang tàn, làng xóm xác xơ rác rến-đó là cảnh tượng xót xa, của người dân chạy lũ khi trở về nhà. Mất mát quá lớn, cảnh tượng chưa bao giờ trông thấy khiến bà con khóc không thành tiếng! Xót xa quá! Với nhiều người...