“Người hùng” Snowden là gián điệp của Trung Quốc?
Dựa vào hành động của cựu nhân viên CIA Edward Snowden cùng tài liệu mật mà Snowden tiếp cận và đánh cắp trước khi chạy sang Hồng Kông, nhiều chuyên gia cho rằng Snowden có thể là gián điệp của Trung Quốc.
Nhà phân tích Chang (trái) cho rằng nhiều khả năng Snowden (phải) là gián điệp cho Trung Quốc.
Trong một trong những cuộc phỏng vấn đầu tiên với báo chí, khi Snowden hé lộ thông tin mật liên quan đến an ninh quốc gia, cựu nhân viên 29 tuổi này tự gọi mình “chỉ là một người ngồi trong văn phòng cả ngày”. Tuy nhiên, hiện nhiều người đang đặt ra câu hỏi về động cơ của Snowden, nghi ngờ “anh hùng” này (theo cách gọi của một số người) có phải là điệp viên hai mang của thời hiện đại, đã khôn ngoan che giấu được hành động của mình và tự tô vẽ mình là nạn nhân của chính phủ, trong khi lại là gián điệp cho người Trung Quốc.
Chính giới chức Mỹ cũng khẳng định các nhà điều tra tình báo và tội phạm nước này hiện đang xem xét khả năng Edward Snowden có được Trung Quốc tuyển dụng hay lợi dụng hay không. Để tìm được câu trả lời này, họ sẽ dùng chính những công cụ do thám mà Snowden đã tiết lộ để kiểm tra các cuộc gọi và giao dịch trên mạng của Snowden, để xem liệu “người tố giác” này có liên lạc với người Trung Quốc hay điệp viên nước ngoài hay không. Bộ Tư pháp cùng các cơ quan tình báo Mỹ cũng tiến hành một cuộc điều tra hình sự xem vụ rò rỉ thông tin diễn ra như thế nào.
Còn Gordon Chang, tác giả của cuốn “The Coming Collapse of China”, cũng cho rằng có nhiều khả năng Snowden là gián điệp hai mang.
“Bằng chứng đầu tiên là anh ta tới Hồng Kông, nơi có thỏa thuận dẫn độ với Mỹ và có truyền thống hợp tác chặt chẽ trong các vụ án”, Chang cho biết với hãng tin Fox của Mỹ. “Như vậy trở ngại duy nhất giữa anh ta và nhà tù là Bắc Kinh”.
Chang cũng cho rằng thời điểm Snowden tiết lộ thông tin cũng đáng ngờ. “Anh ta đã đảo ngược chuyện kể của thế giới từ Trung Quốc tấn công mạng Mỹ thành chính phủ Mỹ tấn công mạng Trung Quốc”, Chang nhận định.
Video đang HOT
Lần hé lộ đầu tiên của Snowden diễn ra ngay trước khi Tổng thống Mỹ Obama gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. “Điều đó thực sự đã làm đổ bể toàn bộ cuộc đàm phán của ông Obama về an ninh mạng”, ông cho biết. “Và tiết lộ gần đây nhất là về chi tiết hoạt động của NSA (Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ) do thám Hồng Kông và Trung Quốc. Thông tin này chỉ có lợi cho Bắc Kinh.”
Cũng theo Chang, Snowden công khai danh tính của mình là do anh ta đã được “phím” rằng NSA đang theo dõi anh ta.
Snowden không hành động một mình?
Theo Chang, với thời gian làm việc ngắn và ở vị trí mà hầu hết mọi người cho rằng Snowden không thể làm được gì, Snowden khó có thể tiếp cận hàng núi dữ liệu nếu không có sự giúp đỡ của người khác. Nhưng dù là nhân viên làm hợp đồng, Snowden được cho là đã tiếp cận những tài liệu tối mật mà anh ta không được phép, lấy chúng và trốn sang nước khác.
Nếu Snowden chạy tới Trung Quốc, “anh ta được ở một nơi giới chức Mỹ không thể tóm được anh ta, vì vậy mà anh ta có thể tự do làm những gì mình muốn. Và có lẽ anh ta không hành động một mình. Phải có ai đó đã giúp anh ta”, Chang cho biết.
Ngoài ra, Snowden cũng có thời gian ở Hawaii, “nơi có rất nhiều cơ quan liên bang và là nơi rất quan trọng bởi Mỹ tiến hành do thám Trung Quốc từ đây”, Chang cho hay.
Theo hãng tin Fox, gốc gác của Snowden cũng không được “sạch sẽ” hoàn toàn. Trong suốt 8 năm anh làm nhân viên hợp đồng cho Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) và NSA, anh thường xuyên lên mạng và chửi bới các công ty hoặc hoạt động giám sát công dân Mỹ.
Các thông tin do hãng Reuter và tạp chí Time tiết lộ cho thấy Snowden được một cơ quan mật ở Washington tuyển dụng từ năm 2005- giữa năm 2006, CIA tuyển dụng từ 2006-2009 và trong thời gian này chủ yếu là làm việc ở nước ngoài; Dell Inc tuyển từ 2009-2013, làm việc ở Mỹ và Nhật với tư cách là nhân viên của NSA. Trong những năm này Snowden đã đăng hàng trăm thông điệp lên một diễn đàng mạng dưới một biệt hiệu.
Vào ngày hôm qua, tờ Thời báo Hoàn cầu, cơ quan ủng hộ Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã có bài xã luận bằng cả tiếng Anh và tiếng Trung, kêu gọi không gửi trả Snowden về Mỹ, do những tiết lộ về các chương trình do thám của Mỹ liên quan đến lợi ích quốc gia của Trung Quốc. Tờ báo cũng viện dẫn mối quan hệ “ông chẳng bà chuộc” của Bắc Kinh với Mỹ và rằng người Trung Quốc không vui nếu Snowden bị dẫn độ về Mỹ.
Tờ báo cũng cho rằng Snowden có thể cung cấp cho giới chức Mỹ thông tin tình báo mật, giúp Trung Quốc hiểu hơn về hệ thống mạng.
Hiện giới chức Mỹ vẫn đang tiếp tục đánh giá tổn thất do Snowden gây ra đối với hoạt động an ninh và tính báo nhằm đưa ra cáo buộc đối với cựu nhân viên CIA này. Nhưng chỉ riêng việc Snowden hợp tác với chính phủ Trung Quốc và chuyển thẳng thông tin mật cho một nhà nước đối đầu cũng đã khiến anh ta bị chính phủ Mỹ kết tội gián điệp.
Theo Dantri
Bước leo thang mới của Trung Quốc ở Biển Đông
Một quan chức quân sự cấp cao Philippines cho biết, hình ảnh vệ tinh của nước này cho thấy Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng công sự trên bãi cạn Scarborough mà Bắc Kinh đoạt quyền kiểm soát từ tay Manila từ tháng 4/2012.
Ngoài bãi cạn Scarborough của Philippines, Trung Quốc còn đang nhăm nhe thôn tính Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
"Các cơ sở quân sự xuất hiện trong hình ảnh vệ tinh chụp bãi cạn Scarborough cho thấy Trung Quốc đã thực sự xây dựng trái phép trên bãi cạn Scarbrough của chúng tôi. Ngoài các tàu đánh cá, có ít nhất 3 tàu lớn của Trung Quốc luân phiên hiện diện tại đây và tập kết các bao tải cát, sỏi, xi măng và sắt thép", quan chức trên cho biết.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin trong một cuộc phỏng vấn với báo chí nước này đã tố cáo Trung Quốc chăng dây quanh bãi cạn Scarborough nhằm ngăn chặn ngư dân Philippines lại gần khu vực này.
Một nguồn tin khác cho biết thêm, chỉ mất "vài tuần nữa", cấu trúc công sự mới của Bắc Kinh sẽ nổi lên trên bãi cạn Scarborough của Philippines với lá cờ Trung Quốc cắm trên đó.
Căng thẳng tranh chấp chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough giữa Manila và Bắc Kinh đã dấy lên kể từ tháng 4 năm ngoái khi tàu hai bên đối đầu với nhau tại khu vực này. Theo Philippines, hai nước đã thỏa thuận làm dịu tình hình bằng cách rút tàu ra khỏi bãi cạn này, nhưng trong khi Manila thực hiện nghiêm túc thỏa thuận thì Bắc Kinh đã nuốt lời và nhân cơ hội này, chiếm luôn quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough từ đó.
Ngoài Scarborough, Trung Quốc cũng đang tìm cách bao vây, hòng đoạt lấy quyền kiểm soát Bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện đang bị Philippines chiếm giữ trái phép) từ tay Philippines bằng cách chặn đường tiếp tế của Philippines cho một nhóm lính thủy quân lục chiến nước này đang chốt giữ trái phép trên một xác tàu chiến cũ.
Chính Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc hôm 6/6 dẫn "một nguồn tin riêng đáng tin cậy" cũng đã khẳng định âm mưu này của Bắc Kinh. "Tàu thuyền Philippines chớ có bất cứ ý tưởng nào về việc quay trở lại Bãi Cỏ Mây!", nguồn tin của Hoàn cầu đe dọa.
Rõ ràng, đây là một bước leo thang nguy hiểm mới của Trung Quốc hòng biến Biển Đông thành "ao nhà" của mình, đi ngược lại với những cam kết trong Tuyên bố của các bên về ứng xử trên Biển Đông (DOC) và làm phức tạp thêm tình hình tranh chấp vốn đã không yên ả.
Theo Dantri
"Giấc mơ Trung Hoa" bị "xuyên tạc"? Theo báo Pháp Courrier International, Hoàn cầu Thời báo than phiền về việc có quá nhiều cách hiểu khác nhau về "Giấc mơ Trung Hoa". Tổng Bí thư ĐCS Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi thực hiện "Giấc mơ Trung Hoa". Hoàn cầu Thời báo - trực thuộc Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của ĐCS Trung Quốc - vừa...