Người hùng phía sau ánh hào quang của những streamer Việt
Nhìn vào thành công hay những chiếc xế hộp tiền tỉ mới tậu của Chim Sẻ Đi Nắng hay Quang Cuốn, Nam Blue, ít ai biết rằng bên cạnh sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các streamer là cả một mạng lưới hỗ trợ các nhà sáng tạo nội dung game mang tên OTA Network.
Cách đây khoảng 4 năm, Phan Thanh Nam đã bắt đầu tự lập bằng việc làm công nhân ở nhà máy in giấy. Niềm vui duy nhất đối với anh hằng ngày đó lên mạng và hòa mình vào thế giới game bắn súng. Cuộc sống của Nam mờ nhạt, không có tương lai, chỉ biết “cắm mặt vào game” như cách nhiều người vẫn nghĩ.
Thế nhưng, một cột mốc mới đã xuất hiện khiến Nam đổi đời, từ người chơi game bình thường thành một streamer hàng đầu, đó là gia nhập vào cộng đồng streamer của OTA Network trên nền tảng Facebook Gaming. Giờ đây Phan Thanh Nam đã được hàng trăm nghìn người biết đến với cái tên Nam Blue.
Không chỉ có anh mà trong một năm vừa qua, hơn 250 streamer tài năng đã được phát triển nhờ bàn tay của OTA Network, đối tác chiến lược của Facebook triển khai chương trình Facebook Gaming tại Việt Nam.
Nam Blue trong sự kiện Vietnam Creators Summit diễn ra vào tháng 12/2018
OTA Network – cầu nối vững chắc giữa creator Việt và Facebook Gaming
Xuất hiện vào tháng 5 năm 2018, OTA Network (thuộc Appota Group) là đơn vị duy nhất được Facebook Gaming chọn triển khai dự án xây dựng cộng đồng streamer tài năng tại Việt Nam và nhanh chóng hình thành cộng đồng streamer đình đám như ViruSs, Tuấn Tiền Tỉ, Snake Nidalee, ABCT36Gaming, Thùy Dung và TrâuTV.
Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là OTA Network hoàn toàn dễ dàng quy tụ “anh tài” làng game. Bởi Facebook Gaming có những quy định rất chặt chẽ về việc tuyển chọn streamer như việc khả năng điều hướng, thu hút người xem và phải sản xuất nội dung rất chuyên nghiệp. Tuy nhiên những năm trước đây, streamer Việt lại không quá để ý những vấn đề đó, họ làm một cách tự phát và thiếu bài bản.
Các creator tại sự kiện Facebook Gaming Community Event do OTA Network tổ chưc
OTA Network giúp các bạn thay đổi bản thân từ những điều nhỏ nhất để trở nên “chuẩn chỉnh” và phù hợp với các chính sách toàn cầu của Facebook. Cũng từ đó, streamer khiến công chúng thay đổi cách nhìn, có nhiều thiện cảm và yêu mến hơn.
OTA Network giúp streamer định lượng kết quả công việc như đo lường hiệu quả sản xuất nội dung, tìm hiểu đặc thù từng nhóm người xem của mình để từ đó cải tiến nội dung, mang đến cho cộng đồng những video livestream chất lượng.
Ông Phạm Bá Duy – Giám đốc dự án OTA Network chia sẻ: “Để kết nối streamer Việt với nền tảng hàng đầu thế giới, chúng tôi muốn các bạn nhận thức rõ, sản phẩm của các bạn ấy không chỉ xuất hiện trên kênh của những người yêu thích game mà có thể gia đình, người thân, bố mẹ, ông bà các bạn nhìn thấy. Chúng tôi giúp các bạn chuyên nghiệp hơn, kiếm tiền bằng chính tài năng của mình và được mọi người đánh giá một cách tích cực chứ không đơn thuần chỉ là những người biết chơi game”.
Ông Phạm Bá Duy – Giám đốc dự án OTA Network chia sẻ trong sự kiện Sinh nhật OTA Network một năm
Với Facebook Gaming, OTA Network giúp streamer có cơ hội trực tiếp đề xuất những tính năng hoặc thay đổi các chính sách để phù hợp với văn hóa Việt. Khởi đầu, nền tảng Facebook Gaming có lúc không ổn định, chất lượng hình ảnh không cao như Youtube. Tuy nhiên, streamer Việt đã thích nghi nhanh chóng, đóng góp tích cực cho Facebook Gaming để đến nay họ đã cải tiến và mang đến một sản phẩm hoàn thiện cho người xem.
OTA Network luôn đặt mình trong vị trí của một creator
Khi được hỏi ngoài sức nặng từ Facebook Gaming, điều gì khiến những tên tuổi streamer tài năng Việt Nam gia nhập vào cộng đồng của OTA Network, ông Phạm Bá Duy cho biết: “Dù là người ở giữa nhưng chúng tôi luôn đứng về phía creator Việt, bảo vệ quyền lợi của các bạn, hỗ trợ các bạn không chỉ để kết nối với Facebook Gaming, mà còn hỗ trợ kết nối cộng đồng, giúp các bạn tăng trưởng tập followers, bảo vệ creator trước các cuộc tấn công online như giả mạo, báo cáo giả (fake report),… hay kết nối các nhãn hàng có nhu cầu quảng cáo để gia tăng doanh thu và chất lượng cuộc sống cho creator.”
Các creators trong giải đấu PUBG Mobile trong khuôn khổ sự kiện VCS 2018
Ngoài ra, nói về những thế mạnh của mình, OTA Network cho biết họ là một mảnh ghép quan trọng của Appota. Appota có hệ sinh thái giải trí vững chãi liên quan đến phát hành game, thể thao điện tử, hạ tầng phần cứng, giải pháp thanh toán, quảng cáo… có thể hậu thuẫn rất nhiều cho cộng đồng streamer của OTA Network. Nhờ đó, dù là các bạn streamer có tập fan nhỏ nhưng vẫn được OTA Network hỗ trợ nhiều trong việc gia tăng người xem, xây dựng thương hiệu cá nhân, nghiên cứu hành vi người xem stream.
Ban đầu, cũng như Nam Blue, nhiều streamer có lượng người theo dõi không cao, chỉ vỏn vẹn khoảng 5.000 người theo dõi, sau khi đồng hành cùng OTA Network và Facebook Gaming, các bạn đã bứt phá, trở thành tên tuổi top của Việt Nam. Nam Blue đã không còn là một lao động phổ thông nữa, anh vinh dự được trao tặng danh hiệu “Top 1 Thế giới về tổng số lượng người xem stream trên nền tảng Facebook Gaming” trong tháng 8 năm 2018. Hiện nay, anh đã xây dựng được cộng đồng với gần 1 triệu follower và giữ vững vị trí thứ 2 tại thị trường Việt Nam về số giờ xem.
Clip: Hành trình một năm của OTA Network
OTA Network quy tụ 250 streamer tham gia, 8 sự kiện lớn, 4 giải đấu và có nhiều cột mốc ấn tượng
Bên cạnh đó, dù chỉ mới ra đời tròn một năm tuổi, OTA Network đang trở thành một mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái giải trí Appota, làm bàn đẩy giúp Appota tiến sâu hơn và mang tinh hoa esports của thế giới vào Việt Nam. Những tiêu chuẩn quốc tế về bản quyền, cách sản xuất hình ảnh, tổ chức giải đấu đều được OTA Network và Appota áp dụng vào Việt Nam. Ông Phạm Bá Duy bày tỏ: “Chúng tôi đặt tham vọng cùng các đơn vị talent house, gaming house, các creator, đơn vị agency, báo chí, production xây dựng một thị trường esports chuyên nghiệp và phát triển không chỉ ở Việt Nam mà còn vươn ra khu vực Châu Á.”
Theo gamehub
Bất ngờ Mixi Gaming, Nam Blue và cả Chim Sẻ Đi Nắng đều lọt vào top các streamer đỉnh nhất thế giới
Mixi Gaming cũng đứng chung với nhiều tên tuổi lắm chứ.
Trước đây, rất ít người có suy nghĩ rằng các streamer Việt Nam có đủ sức phát triển, cũng như so sánh được với các tên tuổi tầm cỡ thế giới như Shroud, Ninja. Nguyên nhân thì cũng có khá nhiều, một phần là do cộng đồng người nói tiếng Việt tương đối hạn chế so với tiếng Anh - ngôn ngữ mà các streamer quốc tế thường sử dụng để livestream. Nhưng bất ngờ thay, trong bảng xếp hạng mới nhất mà trang web Streamhatchet cung cấp, đã có khá nhiều tên tuổi của Việt Nam xuất hiện.
Phải nói thêm rằng bảng xếp hạng này liệt kê top 5 những kênh stream có lượng người xem đông đảo nhất trên các nền tảng như Twitch, Youtube, Mixer và Facebook.
Bảng xếp hạng của nền tảng Twitch
Xét trên bình diện của Twitch, đương nhiên Việt Nam không có cái tên nào, khi mà các streamer Việt chẳng mấy người lựa chọn đây là nền tảng phát sóng của mình. Phần vì cộng đồng người xem Việt Nam cũng không có thói quen truy cập vào Twich phổ biến cho lắm, phần nữa là do những rắc rối trong các bước cũng như một số quy định phức tạp của nền tảng này. Thế nên không lạ khi hai vị trí dẫn đầu đều là các kênh DOTA 2 - khi mà MDL Major vừa kết thúc tuần trước trong khi đó kênh Twitch của Riot Games cũng vươn lên thứ 3 nhờ vào hiệu ứng của giải đấu MSI.
Kênh Youtube của Mixi Gaming
Còn khi nhắc tới Youtube, vị trí số 1 đương nhiên thuộc về VETV. Cũng không lạ khi hiệu ứng của giải đấu MSI 2019 là quá lớn, chưa kể Việt Nam lại còn là nước chủ nhà đăng cai nữa chứ. Chỉ trong tuần qua, kênh Youtube của VETV đã chứng kiến 4.564.002 lượt xem - một con số kỷ lục từ trước tới nay. Cũng với lý do tương tự, LOL eSports cán đích ở vị trí thứ hai, nhưng bất ngờ hơn cả phải kể tới kênh Youtube của Mixi Gaming khi vươn lên vị trí thứ 4 đầy mạnh mẽ. Bước tiến lớn này có lẽ cũng nhờ vụ việc thương hiệu Mixi Food của anh chàng đang bị lấy mất một cách trắng trợn khiến cộng đồng mạng quan tâm.
Rắc rối về bản quyền của Mixi Food đang là tâm điểm tuần qua
Không cần phải nói nhiều về nền tảng Mixer - nơi nghe khá lạ tai với nhiều người cũng như không được các streamer quá quan tâm tới. Còn khi về tới Facebook, không nhiều bất ngờ khi cái tên Nam Blue đứng ở vị trí số một. Từ lâu nay, Nam Blue đã luôn là một trong những streamer sở hữu lượng view thuộc top trên Facebook, không phải chỉ riêng Việt Nam mà cả bình diện quốc tế dẫu cho anh chàng này vẫn luôn là cái tên gây tranh cãi bậc nhất làng streamer Việt. Nhưng có lẽ cũng chính vì những tranh cãi như vậy mà sức nóng của Nam Blue lại càng trở nên lan tỏa hơn bao giờ hết.
Mặc dù bị tranh cãi nhiều, nhưng cái tên Nam Blue vẫn có tầm phủ sóng rất lớn
Trong top 5 của Facebook cũng xuất hiện thêm một cái tên quen mặt nữa, đó là Chim Sẻ Đi Nắng - thần đồng AOE của Việt Nam. Với sự xuất hiện của các tuyển thủ Trung Quốc, lượng view mỗi lần stream của Chim Sẻ luôn rơi vào mốc từ 5 chữ số trở lên, nên việc anh chàng lọt vào bảng xếp hạng có lẽ không phải là điều quá bất ngờ.
Chim sẻ vẫn đang duy trì được lượng view ổn định trong những phiên stream
Theo GameK
Nam Blue xác lập kỷ lục của chính mình với 32 nghìn lượt xem livestream cùng lúc Mới đây nhất, Nam Blue đã chính thức cán thêm một cột mốc mới trong sự nghiệp streamer của mình với 32 nghìn người xem livestream cùng lúc. Cái tên Phan Thanh Nam - tức Nam Blue có lẽ đã không còn quá xa lạ đối với cộng đồng game thủ Việt khi đây có thể coi là một trong những streamer thuộc...