Người Hong Kong hối hả tìm hiểu mở tài khoản nước ngoài
Người Hong Kong đang tìm hiểu cách mở tài khoản ngân hàng ở nước ngoài do lo ngại luật an ninh Trung Quốc đại lục đề xuất.
Các ngân hàng gồm HSBC, Standard Chartered và Citigroup đã chứng kiến sự tăng đột biến câu hỏi của người Hong Kong về mở tài khoản nước ngoài trong bối cảnh lo ngại Trung Quốc đại lục áp luật an ninh mới đối với thành phố, Reuters dẫn 5 nguồn tin am hiểu vấn đề cho hay. HSBC và Standard Chartered chứng kiến sự tăng vọt câu hỏi lần lượt 25% và 30%, hai nguồn tin nói.
Các câu hỏi làm tăng thêm mối lo ngại về việc rút vốn khỏi trung tâm tài chính châu Á, vốn đã bị ảnh hưởng bởi biểu tình trong năm qua, và nhấn mạnh những lo ngại về tính thanh khoản của tài sản khi luật an ninh thổi bùng căng thẳng Mỹ – Trung. Tổng thống Donald Trump tuyên bố tước tình trạng đặc biệt của Hong Kong theo luật pháp Mỹ nếu Trung Quốc ban hành luật.
“Điều tôi lo lắng nhất là có khả năng tôi không thể tự do đổi đôla Hong Kong nữa nếu Mỹ quyết định trừng phạt Hong Kong”, May Chan, 39 tuổi, người gần đây đã hỏi HSBC về việc mở tài khoản ở nước ngoài, cho hay.
Logo của các ngân hàng HSBC và Standard Chartered tại trụ sở của họ ở Hong Kong năm 2017. Ảnh: Reuters.
Ngân hàng trung tâm của thành phố đã tìm cách xoa dịu lo ngại, nói rằng họ có tất cả biện pháp cần thiết để bảo vệ sự ổn định của đồng đôla Hong Kong so với đôla Mỹ.
Không ngân hàng bán lẻ hàng đầu toàn cầu nào hoạt động tại thành phố tiếp nhận dòng tiền gửi lớn trong hai tuần qua, hai nguồn tin cho hay, lưu ý rằng có thể mất ít nhất một tháng để mở tài khoản nước ngoài. Việc có quá nhiều câu hỏi cũng làm chậm thời gian trả lời của các ngân hàng, nguồn tin nói, thêm rằng các lựa chọn phổ biến bao gồm Singapore, Anh, Sydney và Đài Loan.
Chan được HSBC cho biết cô sẽ phải chờ một tháng chỉ để có thông tin về mở tài khoản nước ngoài. Cô đã đổi 70% tiền tiết kiệm của mình thành ngoại tệ, bao gồm đôla Mỹ và bảng Anh.
Video đang HOT
“Nếu mọi thứ ở đây trở nên lộn xộn, tôi thậm chí có khả năng không thể rút tiền về trong trường hợp xấu nhất, vì vậy tốt nhất là đa dạng hóa rủi ro”, Chan nói.
Trong khi giới chức Trung Quốc đại lục và Hong Kong khẳng định luật an ninh mới chỉ nhắm vào một nhóm đối tượng “gây rối” nhỏ, những nhà phê bình nói rằng nó có thể làm xói mòn mức độ tự trị cao của Hong Kong. Nhiều người Hong Kong đang gia hạn hộ chiếu hải ngoại Anh sau khi chính phủ Anh tuyên bố có thể cấp quyền công dân cho gần 3 triệu người đủ điều kiện.
“Đây là làn sóng mở tài khoản ở nước ngoài thứ hai. Làn sóng đầu tiên diễn ra tháng 6 năm ngoái sau các cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ”, một nguồn tin cho biết.
HSBC từ chối bình luận về các câu hỏi mở tài khoản nước ngoài, nhưng một phát ngôn viên cho biết ngân hàng không thấy bất kỳ dấu hiệu rút tiền đáng kể nào. Một phát ngôn viên của Standard Chartered cho biết đã có những thắc mắc về mở tài khoản nước ngoài, nhưng họ cũng không ghi nhận sự rút tiền. Phát ngôn viên của Citigroup cũng phát biểu tương tự, dù thừa nhận ngân hàng gặp bế tắc trong việc mở tài khoản địa phương khi Hong Kong dỡ hạn chế liên quan Covid-19.
Căng thẳng tại Hong Kong gia tăng sau khi quốc hội Trung Quốc cuối tháng trước thông qua nghị quyết xây dựng luật an ninh Hong Kong. Luật mới sẽ cấm các hành vi và hoạt động ly khai, lật đổ, khủng bố, can thiệp nước ngoài ở Hong Kong và có thể cho phép các cơ quan an ninh và tình báo của Trung Quốc đại lục thiết lập cơ sở trong đặc khu.
Giới chức nhiều nước, gồm Mỹ, Anh, Nhật, Australia, Canada cũng như các nhóm nhân quyền và doanh nghiệp quốc tế bày tỏ quan ngại về luật an ninh Hong Kong, trong khi Trung Quốc khẳng định luật an ninh Hong Kong giúp duy trì vững chắc nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” cùng ổn định lâu dài và thịnh vượng của đặc khu.
Người theo sát bà Mạnh Vãn Châu được cả Mỹ, Canada và TQ thuê
Bà Mạnh Vãn Châu phải trả tiền cho dịch vụ giám sát của công ty an ninh tư nhân Lions Gate.
Nhân viên an ninh của Lions Gate đồng thời được thuê để theo sát bà Mạnh Vãn Châu và bảo vệ Lãnh sự quán TQ tại Vancouver. Ảnh: SCMP
Báo South China Morning Post ngày 25-1 cho biết nhân viên an ninh được giới chức Mỹ và Canada thuê để giám sát giám đốc tài chính của tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei - bà Mạnh Vãn Châu - đồng thời lại là nhân viên bảo vệ Lãnh sự quán Trung Quốc ở Vancouver.
Nhân viên an ninh của Lions Gate (người đeo cà vạt sọc trắng xanh) theo sát bà Mạnh Vãn Châu trong phiên tòa ngày 20-1 ở British Columbia. Ảnh: SCMP
Để đảm bảo bà Mạnh không trốn thoát sau khi bị bắt ở sân bay quốc tế Vancouver, Cảnh sát Hoàng gia Canada (RCMP) và Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã thuê công ty an ninh tư nhân Lions Gate để theo sát bà Mạnh.
Sĩ quan RCMP Peter Lea đã trao đổi với nhân viên liên lạc John Sgroi của FBI và thống nhất thuê công ty an ninh trên để ngăn chặn khả năng Bắc Kinh có thể tổ chức để bà Mạnh trốn thoát qua Lãnh sự quán Trung Quốc tại Vancouver.
Theo một tiền lệ từng có trong một số trường hợp các nghi phạm giàu có xin tại ngoại, bà Mạnh Vãn Châu phải trả tiền cho dịch vụ giám sát này.
Nhà làm phim Canada Ina Mitchell đã phát hiện ra chính nhân viên an ninh làm nhiệm vụ giám sát bà Mạnh đã xuất hiện trong bộ đồng phục của Lions Gate để bảo vệ an ninh cho Lãnh sự quán Trung Quốc tại Vancouver vào cuối tháng trước.
Trả lời bà Mitchell tại Lãnh sự quán TQ tại Vancouver, nhân viên an ninh này cho biết: "Tôi đang làm việc cho bên đó (để giám sát bà Mạnh - PV) hồi đầu tuần, cùng một công ty cho cả hai công việc".
Nhân viên trên là người đã theo sát bà Mạnh trong suốt phiên tòa của Tòa án tối cao tỉnh British Columbia liên quan đến vụ việc dẫn độ giám đốc tài chính Huawei sang Mỹ.
Công ty Lions Gate đã từ chối tiết lộ các thông tin về khách hàng và về các dịch vụ mà họ được giới chức Mỹ, Canada và Trung Quốc thuê.
Giám đốc Lions Gate Doug Maynard, người trước đó từng là một cựu sĩ quan RCMP, tuyên bố công ty an ninh của ông hoạt động trên "cơ sở phi chính trị" và tuân thủ luật pháp của tỉnh British Columbia và của Canada.
Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu xuất hiện tại phiên điều trần dẫn độ hôm 20-1. Ảnh: REUTERS
Tháng 12-2018, bà Mạnh Vãn Châu bị RCMP bắt tại sân bay quốc tế Vancouver theo yêu cầu của phía Mỹ. Hành động này được thực hiện dựa vào quy định của hiệp ước dẫn độ giữa hai nước.
Bà Mạnh bị điều tra với cáo buộc đã lừa dối Ngân hàng HSBC về mối quan hệ giữa Huawei với công ty liên kết Skycom của Iran, vi phạm các lệnh cấm vận kinh tế đối với Tehran.
Ngày 20-1, phiên điều trần đầu tiên đã diễn ra. Bà Mạnh bác bỏ tất cả cáo buộc liên quan tới mình.
Trung Quốc chỉ trích việc bắt giữ này là một "sự cố chính trị nghiêm trọng" khi hai nước Mỹ-Canada đã lạm dụng hiệp ước dẫn độ của mình.
VĂN KIẾM
Theo plo.vn
Mỹ "ngỏ ý" đàm phán vô điều kiện với Iran, ông Trump đang tính toán gì? Mỹ đã bất ngờ gửi một bức thư đến Liên Hợp quốc "ngỏ ý" sẵn sàng đàm phán vô điều kiện với Iran nhằm hạ nhiệt tình hình Trung Đông. Mỹ thực sự muốn "xuống nước" với Iran hay đang "ấp ủ" một kế hoạch khác? Sau khi Iran tiến hành "báo thù" cho Tướng Soleimani bằng việc phóng hàng loạt tên lửa...