Người Hồi giáo trên thế giới tưng bừng đón lễ Eid Al Fitr
Bất chấp ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, không khí lễ hội đang sôi động khắp nơi trên thế giới.
Hàng triệu người Hồi giáo trên khắp thế giới đang bắt đầu đón mừng Lễ Eid Al Fitr – lễ hội lớn nhất đánh dấu sự kết thúc tháng lễ Ramadan. Đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất của đạo Hồi và là dịp để những người Hồi giáo, vì các lý do khác nhau phải xa quê hương trở về đoàn tụ với gia đình, cầu nguyện cho hoà bình và thịnh vượng.
Người dân Mexico tham gia các hoạt động mừng lễ Eid Al Fitr (Ảnh: Reuters)
Tại những nước có đông người Hồi giáo như Indonesia, Pakistan, Iraq, không khí lễ hội đang sôi động khắp nơi, bất chấp ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Tại Indonesia, nước có hơn 240 triệu tín đồ Hồi giáo, hàng trăm nghìn người đang trở về nhà đón lễ Eid Al Fitr cùng gia đình làm cho các điểm giao thông công cộng như nhà ga, bến phà, sân bay kẹt cứng.
Chính quyền Indonesia cho biết, lượng du khách năm nay đã tăng 10% so với mọi năm. Anh Waryono dự định vượt qua quãng đường hàng trăm km bằng xe máy để trở về quê ở Tây Java xum họp cùng gia đình. Anh cho biết, đây là dịp duy nhất mà gia đình có thể xum họp vì mọi người làm việc ở các thành phố khác nhau.
Video đang HOT
Tại Philippines, nơi Thiên chúa giáo là quốc đạo, không khí đón lễ Eid Al Fitr của cộng đồng Hồi giáo thiểu số cũng rất tưng bừng. Sáng 20/8, hàng nghìn tín đồ Hồi giáo đã tụ tập về công viên Luneta ở thủ đô Manila để tham gia các hoạt động lễ hội.
Ông Naguib Tahir, một lãnh tụ Hồi giáo bày tỏ: “Tất cả người Hồi giáo trên thế giới đều mong ước hoà bình. Những người Hồi giáo trên đất nước chúng tôi, đặc biệt tại Mindanao- nơi mọi người đã mệt mỏi do phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn càng khao khát hoà bình”.
Còn tại Pakistan, các khu chợ và trung tâm mua sắm ngày này luôn tấp nập người qua lại. Các trung tâm thương mại cũng mở cửa muộn hơn ngày thường để phục vụ nhu cầu của hơn 18 triệu người Hồi giáo trong dịp lễ.
Ở Iraq, dù bạo lực tiếp tục leo thang cũng không thể ngăn cản không khí lễ hội đang tràn ngập trên các con phố của thủ đô Baghdad. Nhiều người dân tranh thủ thời gian đi sắm sửa cho gia đình nhân dịp lễ.
Trong khi đó, tình trạng bất ổn và bạo lực đẫm máu tiếp tục phủ bóng đen lên sự kiện quan trọng này của các tín đồ Hồi giáo ở nhiều nước trên thế giới, nhất là tại Syria.
Ông Thamer – một người đang lánh nạn tại khu vực biên giới giữa Syria và Jordan cho biết: “Chúng tôi hầu như không có lễ Eid Al Fitr. Bom đạn vẫn tiếp diễn tại Syria, ở tất cả các làng mạc. Các vụ tấn công xảy ra suốt ngày đêm”.
Vào thời điểm này, cộng đồng người Hồi giáo tại Nga lại đón lễ Eid Al Fitr trong tình trạng an ninh thắt chặt, sau khi những tay súng đeo mặt nạ xả súng làm 8 người bị thương tại một thánh đường Hồi giáo ở Cộng hoà Dagestan vào sáng sớm 20/8.
Lễ hội Eid Al Fitr năm nay sẽ chính thức bắt đầu vào ngày 21/8../.
Theo VOV
Hàng nghìn người dân Syria vẫn mắc kẹt tại Aleppo
Những người dân Aleppo không thể đi sơ tán, đang phải tìm kiếm chỗ lánh nạn tại các trường học, các tòa nhà công cộng...
Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tỵ nạn ngày 31/7 cho biết, hàng nghìn người dân thành phố Aleppo đang bị mắc kẹt trong cuộc giao tranh giữa quân đội chính phủ và lực lượng chống đối.
Giao tranh ác liệt giữa quân nổi dậy và quân chính phủ tiếp tục diễn ra tại Aleppo (Ảnh: AFP)
Những người dân Aleppo không thể đi sơ tán, đang phải tìm kiếm chỗ lánh nạn tại các trường học, các tòa nhà công cộng, nơi họ có thể nhận được hỗ trợ lương thực và y tế. Người phát ngôn Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tỵ nạn, Melissa Fleming cho biết, khoảng 7.000 người dân thành phố Aleppo, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em đang tá túc trong các lớp học, trong khi các lực lượng hỗ trợ nhân đạo cũng đang cố gắng tiếp cận những người dân để phân phối hàng viện trợ.
"Chúng tôi thực sự lo ngại về tình hình giao tranh tại Syria, trong đó có thành phố Aleppo, chúng tôi chứng kiến hàng nghìn người dân hoảng sợ tìm kiếm nơi trú ẩn dưới làn bom đạn. Những người dân không thể rời khỏi thành phố đang đổ tới các trường học, nhà thờ, các tòa nhà công cộng để tìm kiếm sự hỗ trợ. Chúng tôi đang nỗ lực hết sức để cung cấp hỗ trợ cần thiết cho người dân Aleppo. Hiện chúng tôi mới tiếp cận được 32 trường học, với khoảng 250 - 350 người đang trú ẩn", bà Fleming nói.
Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tỵ nạn cũng cho biết, bạo lực tại Syria đã đẩy hàng trăm nghìn người dân phải chạy sang các nước láng giềng như Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Lebanon, Iraq và Algeria để tỵ nạn.
Liên Hợp Quốc đã nhận được đăng ký tỵ nạn của khoảng 124.000 người Syria, tuy nhiên con số người tỵ nạn thực tế còn cao hơn rất nhiều./.
Theo VOV
Người tỵ nạn Syria đối mặt với điều kiện sống tồi tệ tại Iraq Người tỵ nạn phải ngủ tạm trên sàn nhà hoặc trên những đống hành lý. Nhà chức trách Iraq tại thị trấn biên giới Qaim ngày 26/7 cho biết, địa phương này đang chuẩn bị đón dòng người tỵ nạn Syria đổ về đây trong những ngày tới. Lán trại dành cho người tị nạn được dự lên ở biên giới Thổ Nhĩ...