Người học tiếp, kẻ ‘ngồi không’ vì thất nghiệp
Thanh niên Trung Quốc, Thái Lan miệt mài đi học vì không xin được việc làm, trong khi thanh niên Hàn Quốc lại chọn ‘ngồi không’ vì thất nghiệp.
Một thanh niên đang “tìm việc” tại Hội chợ việc làm thành phố Suwon, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc – Ảnh: THE KOREA TIMES
Giới trẻ Trung Quốc hiện đang bước vào giai đoạn ảm đạm nhất khi tỉ lệ thất nghiệp của những người ở độ tuổi thanh niên đang ở mức cao kỷ lục.
Lương không như mong đợi, chọn đi học tiếp
Nhiều thanh niên Trung Quốc chia sẻ với Hãng tin AFP rằng thay vì đi tìm việc làm, họ chọn lựa học tiếp lên thạc sĩ hoặc tiến sĩ vì không thỏa thuận được mức lương như mong đợi.
Anh Sampson Li, người vừa hoàn thành chương trình thạc sĩ về công nghệ phần mềm, đã từ bỏ hành trình tìm việc làm và đăng ký học lên tiến sĩ.
Chàng thạc sĩ 24 tuổi kể với AFP anh đã vượt qua ba vòng phỏng vấn tại một công ty công nghệ lớn ở thành phố Thâm Quyến, nơi được mệnh danh là “thung lũng silicon” của Trung Quốc.
Thế nhưng ngay sau đó, các nhà tuyển dụng của công ty này lại cho biết họ đã ngừng tuyển dụng thêm nhân viên.
Bên cạnh đó, Li cũng từ chối ba công ty khác vì không thỏa thuận được một mức lương phù hợp. “Tôi không thể tồn tại với mức lương đó ở thành phố này”, Li bộc bạch với AFP.
Một số khác tiếp tục tham gia kỳ thi công chức để “chen chân” vào các cơ quan nhà nước, thay vì tìm việc làm ở các công ty tư nhân.
Video đang HOT
Theo dữ liệu của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc công bố hôm 15-6, tỉ lệ thất nghiệp của những người ở độ tuổi từ 16 đến 24 trong tháng 5 vừa qua đạt kỷ lục 20,8%, tăng 0,4% so với tháng trước.
Đáng báo động hơn, ông Larry Hu, nhà kinh tế hàng đầu Tập đoàn Macquarie, cũng cảnh báo về sự gia tăng của làn sóng thất nghiệp bởi lực lượng lao động nước này sẽ đón nhận thêm 11,6 triệu sinh viên vào tháng 7 tới!
Nửa triệu thanh niên Hàn chọn “ngồi không”
Trong khi đó, tờ Korea Herald dẫn số liệu thống kê chính thức của Cơ quan Thống kê Hàn Quốc (KOSIS) được công bố hôm 18-6. Theo đó, số lượng thanh niên “không làm gì” đang ở mức cao kỷ lục.
Lý do lớn nhất khiến những người trẻ Hàn Quốc “không làm gì” là do không tìm được việc làm với mức lương và điều kiện làm việc như mong muốn.
Cụ thể, tính đến tháng 5 vừa qua, có đến 357.000 thanh niên trong độ tuổi 20 đang thất nghiệp, tăng 36.000 người so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước đó, cũng theo dữ liệu của KOSIS công bố hồi tháng 2-2023, nước này có đến gần nửa triệu thanh niên “ngồi không” vì không tìm được việc làm.
Chị Park Eun Mi, người đại diện cộng đồng “Những người không làm gì”, nói với tờ Korea Times rằng có rất nhiều yếu tố khiến những người trẻ tuổi “ngồi không”.
Theo chị Park, những người trẻ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường việc làm, đấu tranh vất vả để có được một công việc.
Một số người trong số họ dần bị kiệt sức, thậm chí ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe tâm lý của chính họ.
Cử nhân Thái Lan “cày” thêm để có lương cao
Còn tại Thái Lan, tờ Bangkok Post dẫn báo cáo của Hội đồng Phát triển kinh tế và xã hội quốc gia Thái Lan cho thấy nước này có hơn 230.000 cử nhân vẫn chưa thể tìm được việc làm tính đến tháng 5 vừa qua.
Nguyên nhân khiến nhiều cử nhân Thái Lan không vội tìm việc bởi họ lo ngại chưa “tích trữ” đủ bằng cấp để có thể làm hài lòng các nhà tuyển dụng, và thỏa thuận được mức lương cao hơn.
“Tôi không có ý định tìm việc làm ngay, hiện tôi vẫn đang cân nhắc theo học tiếp chương trình thạc sĩ để có thể tìm được một cơ hội việc làm tốt hơn”, anh Pasakon Pasupan (22 tuổi) – sinh viên năm 4 khoa khoa học chính trị, Trường đại học Ramkhamhaeng – nói với tờ Bangkok Post.
Chị Kaesinee Charoenphol (22 tuổi) – sinh viên khoa khoa học xã hội, Trường đại học Thammasat – lại cho biết chị sẽ làm một công việc trái ngành trong vài năm, trước khi theo đuổi tấm bằng thạc sĩ.
Theo chị Kaesinee, các nhà tuyển dụng thường “ưu ái” hơn với những người có thêm các chứng chỉ ngoại ngữ, hay các chứng chỉ về công nghệ, kỹ thuật số.
Giới trẻ Trung Quốc tìm sự ổn định trong công việc nhà nước
Là một sinh viên khoa vật lý tại trường Đại học Bắc Kinh danh giá, Lynn Lau từng mong đợi sẽ được các công ty lớn trong lĩnh vực tư nhân Trung Quốc chiêu mộ trong mùa Hè này, khi anh tốt nghiệp.
Người dân đi bộ trên làn đường trong giờ cao điểm buổi sáng tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới đang tăng trưởng ở mức chậm nhất trong nhiều thập kỷ, nhiều nhà tuyển dụng đã tỏ vẻ e dè thuê thêm người mới.
Chính vì vậy, mong ước một công việc nhà nước ổn định lại càng nung nấu trong suy nghĩ của bố mẹ Lau.
"Năm ngoái, tôi cảm thấy các anh chị khóa trên vào thời điểm này trong năm đã nhận được lời mời vào làm từ các công ty lớn. Nhưng những công ty đó trong năm nay đều trong chế độ chờ và đợi", Lau chia sẻ.
Lau là một trong số hơn 2,6 triệu người đăng ký cho kỳ thi công chức trên toàn quốc vào năm nay để giành lấy một suất trong 37.000 vị trí trong chính quyền trung ương và hàng chục nghìn đầu việc khác tại chính quyền các địa phương.
Những công việc trong khối nhà nước đã nhận được sự quan tâm đáng kể ngay cả khi chính quyền tại một số địa phương do kẹt tiền đã thông báo cắt giảm lương. Theo hãng thông tấn Tân Hoa, một số vị trí còn có tỷ lệ 1 chọi 6.000 người.
Trong khi đó, các công ty tư nhân trong lĩnh vực công nghệ, tài chính hoặc dạy học đang sa thải hàng chục nghìn nhân viên. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc trong năm nay đạt mức kỷ lục 20%.
11,6 triệu sinh viên dự kiến tốt nghiệp vào năm tới. Tìm việc làm cho họ sẽ là một trong những thách thức lớn nhất đối với chính quyền Bắc Kinh.
Alicia Garcia-Herrero, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Natixis, cho biết mong muốn làm công chức đã tăng lên. "Lý do rất hiển nhiên: tâm lý tiêu cực, nỗi sợ hãi về tương lai", bà giải thích.
Những người làm việc trong lĩnh vực tư nhân đang nhận thấy các điều kiện đòi hỏi khắt khe hơn. Trên mạng xã hội, giới trẻ Trung Quốc gọi công chức là nơi an toàn nhất trong một xã hội như vậy.
Tuy nhiên, kế hoạch thi công chức dự kiến diễn ra vào ngày 3-4/12 đã bị trì hoãn do COVID-19 bùng phát và tính đến thời điểm này, ngày thi mới chưa được ấn định.
Trong các nhóm trò chuyện WeChat, những người dự thi công thức chia sẻ các mẹo về cách cải thiện điểm số và hỗ trợ tinh thần cho nhau khi họ đang chờ đợi một thông báo chính thức.
Shangshang, một sinh viên năm cuối đại học 21 tuổi ở tỉnh Vân Nam, cho biết chính phủ sẽ đóng vai trò rất lớn để làm giảm nguy cơ "bùng nổ" - một thuật ngữ mà giới trẻ Trung Quốc thường sử dụng để mô tả áp lực quá lớn trong công việc.
"Là một công chức mang lại cho bạn rất nhiều sự ổn định", Shangshang bày tỏ.
Ngay cả trước khi nền kinh tế Trung Quốc bị chậm lại, vào cơ quan nhà nước làm việc luôn là mục tiêu của hàng nghìn người. Cho đến nay, nhiều gia đình vẫn rất tự hào khi con cái họ được làm trong các khu vực doanh nghiệp nhà nước hay dịch vụ dân sự.
Những công việc đó trung bình được trả hơn 100.000 nhân dân tệ/năm (341 triệu đồng), nhưng có thể gấp 3-4 lần ở các thành phố lớn ven biển. Số tiền đó thường cao hơn nhiều so với những gì các vị trí tương tự trong lĩnh vực tư nhân được trả, và có xu hướng đi kèm với trợ cấp nhà ở và các ưu tiên khác.
Jane Kang, hiện làm việc tại văn phòng công tố cấp quận ở tỉnh Phúc Kiến, cho biết mức lương 110.000-120.000 nhân dân tệ một năm của cô sẽ thấp hơn 10-15% vào năm 2022. Mặc dù cô không hài lòng về việc đó nhưng cô thấy có rất ít lựa chọn để cải thiện công việc.
"Nếu tôi còn ở Trung Quốc thì tôi vẫn sẽ làm công việc này. Nếu làm trong nhà nước, công việc của bạn sẽ được đảm bảo hơn những người làm bên ngoài", Jane cho hay.
Nga duy trì vị trí trong số các nền kinh tế hàng đầu Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu nhấn mạnh như vậy tại phiên họp toàn thể của Diễn đàn Kinh tế quốc tế St Petersburg (SPIEF) lần thứ 26 đang diễn ra ở "thủ đô phương Bắc" của nước Nga, ngày 16/6 (giờ địa phương). Ông khẳng định, nền kinh tế Nga vẫn vững vàng bất chấp hàng chục nghìn lệnh trừng phạt....