Người hoàn lương trở thành tỷ phú
Phan Hồng Phúc từng phạm tội “chứa mại dâm có tổ chức” và bị phạt tù giam. Khi trở về với gia đình, anh dốc sức làm ăn và thành công với mô hình nuôi cá chình, được tỉnh An Giang khen thưởng về thành tích “sản xuất và kinh doanh giỏi” nhiều năm liền.
Mọi chuyện không thể ngờ…
“Năm 2000, tôi bị kêu án 10 năm tù giam, nặng lắm chứ. Thế nhưng, ở được bốn năm rưỡi thì được ân xá, do tôi cải tạo tốt” – Phan Hồng Phúc (ấp Hòa Tây B, xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn – An Giang) không giấu giếm. Nợ nần cứ bủa vây, thu nhập không có đồng vô, buộc anh phải bán đứt 3 công đất để xoay sở. “Nhưng, đây cũng là vận may. Khi thăm mấy người bạn ở Cà Mau, thấy mô hình nuôi cá bống tượng có nhiều triển vọng nên về nuôi thử…” – anh kể.
Nào ngờ, con cá bống tượng làm vợ chồng họ bao phen hoảng hồn, do cá chết hàng loạt mà không biết nguyên nhân. Rồi, anh Phúc kiên nhẫn đi chia sẻ kinh nghiệm, tìm tài liệu nghiên cứu để ứng dụng nên từ chỗ nuôi lỗ lã đến phá huề và có lời.
Anh Phan Hồng Phúc kiểm tra giống cá chình
Năm 2005, nghe nói Phan Hồng Phúc ở số 6 (ấp Hòa Tây B, xã Phú Thuận) nuôi cá bống tượng, ai cũng lấy làm ngạc nhiên. Bạn hàng vùng lộ tẻ Cái Sắn nghe “tay anh chị” nàyhoàn lương, họ cũng muốn tìm đến xem thử. Sự “hiếu kỳ” mới kết thân, trở thành mối lái thu mua, giúp Phan Hồng Phúc biết thêm con cá chình.
“Hồi đó, tôi chuyên cung cấp giống, đâu biết nuôi cá thịt. Những đợt cá giống quá lứa, tôi để lại nuôi luôn. Ban đầu, thả bè trên sông Cái Sắn, hiện nay nuôi trên vuông ruộng” – anh cho biết. Khi con cá bống tượng bị “trục trặc” về giống, thị trường, kỹ thuật chăm sóc… anh bắt đầu chuyển sang nuôi cá chình. Vừa bán giống, vừa nuôi cá thịt, anh Phúc làm chuyện chưa từng có ở khu vực giáp ranh An Giang – Cần Thơ.
Video đang HOT
Mở rộng mô hình làm ăn
Ông Vũ Thanh Quyền, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thoại Sơn nhận xét: “Ương nuôi cá chình trong ao đất đã và đang đem lại lợi nhuận cao cho gia đình anh Phan Hồng Phúc. Ngoài việc cung cấp giống, anh Phúc còn thu mua cá chình thương phẩm của các hộ nuôi, khuyến khích đẩy mạnh nghề nuôi cá chình. Đây là hướng đi mới cho hội viên, nông dân Thoại Sơn, góp phần tăng thu nhập và vươn lên làm giàu”.
Hiện tại, gia đình Phan Hồng Phúc tổ chức nuôi cá chình giống và cá thương phẩm trên diện tích 4 công đất ruộng, vừa hợp tác (cung cấp con giống) với nông dân địa phương (1 héc-ta) và bên phía huyện Tân Hiệp (2 héc-ta). Bằng hình thức này, anh còn hợp tác với nông dân vùng đầu nguồn Tân Châu và An Phú thả nuôi 6 lồng, bè.
Anh Phan Hồng Phúc khoe, Hội Nông dân tỉnh tổ chức đoàn cán bộ, hội viên và nông dân các địa phương đến tham quan và trao đổi mô hình này. Các ngành, các cấp ở huyện Thoại Sơn còn hỗ trợ vốn vay 200 triệu đồng để anh phát triển quy mô.
“Được vốn hỗ trợ cho những người hoàn lương làm ăn, tôi hết sức cảm ơn. Song, gia đình từ chối không nhận, yêu cầu để dành cho những người khác, họ cần vốn hơn” – anh bộc bạch. Từ năm 2009 đến 2012, mỗi năm gia đình anh thu lãi từ 700 – 800 triệu đồng, bước sang năm 2013 nâng lên 1 tỷ đồng và dự kiến năm 2014 sẽ hơn con số này.
Sau nhiều năm tổ chức chăn nuôi cá chình, anh Phan Hồng Phúc chủ động được nguồn giống nhờ nắm vững kỹ thuật ương cá hương, nuôi dưỡng thành con giống. Anh cung cấp khi nhu cầu người nuôi lồng, bè cần (khoảng tháng tư đến tháng tám âm lịch), còn đối với nuôi trong vuông ruộng lúc nào cũng có.
Cá chình nuôi sau một năm đạt trọng lượng 1kg – 1,5kg, giá bán khoảng 400.000đ/kg, nhu cầu thị trường TPHCM “ăn hàng” rất mạnh. Trong khi đó, chi phí thức ăn, thuốc thú y thủy sản lại thấp nên cho lợi nhuận cao, có thể nói 1 đồng vốn = 1 đồng lời.
“Để có được nguồn thu nhập tốt, người nuôi cá chình cần quan tâm nguồn nước, điều kiện vùng nuôi, kỹ thuật chăm sóc. Do, giá con giống đắt nên xảy ra rủi ro sẽ đội chi phí, người nuôi không có lời” – Phan Hồng Phúc chia sẻ.
Theo Trọng Ân
Báo An Giang Online
Bọ cạp Bảy Núi: Từ hang ổ đến bàn nhậu
Ở Bảy Núi (An Giang), bọ cạp được bày bán như rau, phục vụ cho dân nhậu mọi miền. Nhiều người dân vùng này đã gắn cuộc mưu sinh với loài côn trùng độc.
Anh Nguyễn Văn Cương ở thị trấn Nhà Bàng (huyện Tịnh Biên, An Giang) là người sinh sống bằng nghề bới đất tìm bọ cạp gần 5 năm nay. Trung bình mỗi ngày anh đào bắt được trên 100 con bọ cạp.
Bọ cạp thường trú chủ yếu ở hai nơi, trong các tầng đất đá hoặc lớp đất xốp dưới lá cây mục. Theo nhiều người dân Bảy Núi, bọ cạp hung dữ nhất khi đào vào hang của chúng, chúng đưa hai cái càng và cái đuôi có nọc độc quyết liệt phòng thủ và tấn công.
Lê Văn Đủ, ở xã An Phú, huyện Tịnh Biên - An Giang, cho biết trước đây bọ cạp ở vùng Bảy Núi vốn nhiều vô số kể, nhưng hơn 5 năm trở lại đây bọ cạp, do trở thành món ăn rất hấp dẫn với dân nhậu và đồng thời có thể ngâm rượu uống giúp trị một số bệnh của đàn ông nên chúng đang bị tận bắt, tận thu đến cạn kiệt.
Cách mời gọi khách mua bọ cạp ở chợ Tịnh Biên rất ấn tượng, người bán hốt hàng chục con bọ cạp nằm trong bàn tay đưa cho khách xem nhưng không mấy ai bị cắn. Theo anh Đủ, nếu lựa tay hốt nhẹ nhàng thì bọ cạp không cắn, chích.
Tại chợ biên giới Tịnh Biên - An Giang, có rất nhiều điểm bán bọ cạp. Hàng ngàn con được bày trong những cái thau giá bán bình quân từ 4.000 -5.000 đồng/con. Theo anh Đủ, đa phần thương lái thu mua số lượng lớn đến từ TPHCM.
Những bình rượu bọ cạp được ngâm sẵn cùng với nhiều loại khác được bày bán rất nhiều tại chợ Tịnh Biên, giá từ 50.000 - 500.000 đồng/bình. Nhiều người coi rượu ngâm bọ cạp như một loại thuốc, trị đau lưng, nhức mỏi, và giúp tăng sinh lực đàn ông...
Theo Ngọc Trinh
Người lao động
Gia đình có 2 bé sinh đôi mắc sởi, một bé đã chết "Chúng tôi cưới nhau được 2 năm mới có con. Các cháu vừa mới được 7 tháng thì mắc sởi. Đứa lớn vừa mất được hơn chục ngày, đứa em thì vẫn nằm trong viện không biết bao giờ mới khỏi..." - anh Nguyễn Văn Thuỷ kể về hoàn cảnh thương tâm của gia đình mình. Sinh đôi, cùng mắc chung bệnh Chúng...