Người HN nhịn tắm, đi vệ sinh nhờ vì mất nước 3 tháng ròng

Theo dõi VGT trên

Tình trạng mất nước đã kéo dài gần 3 tháng khiến cuộc sống của hàng trăm hộ dân ở khu đô thị mới Đại Kim (Hà Nội) bị đảo lộn.

Người HN nhịn tắm, đi vệ sinh nhờ vì mất nước 3 tháng ròng - Hình 1

Cảnh xô, chậu múc nước như thời bao cấp của người dân Thủ đô.

Nhịn tắm, đi vệ sinh nhờ

Theo phản ánh của người dân ở khu đô thị mới Đại Kim (Hoàng Mai, Hà Nội), gần 3 tháng qua, khu nhà B1, B3, B5 bị mất nước khiến cuộc sống của người dân nơi đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ngày 26/7, theo ghi nhận của phóng viên tại khu vực, tình trạng mất nước vẫn tiếp diễn. Hầu hết bể nước ngầm của các hộ dân ở đây đều cạn trơ đáy. Trong nhà, ngoài ngõ, mọi người đều xôn xao câu chuyện mất nước vì vụ việc đã diễn ra quá lâu.

Ông Trần Văn Mùi (khu nhà B5) cho biết, tình trạng mất nước diễn ra từ khoảng đầu tháng 5. Thời gian đầu, nước chảy nhỏ giọt, lúc có lúc không nhưng đến cuối tháng 5 và sang tháng 6, tháng 7 thì nước ngừng chảy hẳn.

“Gia đình tôi có 8 khẩu. Hằng ngày, con cái tôi phải mang quần áo lên cơ quan hoặc sang bạn bè tắm nhờ. Hai vợ chồng tôi già, ở nhà không đi đâu nên có khi 2-3 ngày mới tắm một lần. Nhiều hôm hết nước, phải sang nhà hàng xóm đi vệ sinh nhờ vì sợ đi trong nhà không có nước dội bốc mùi”, ông Mùi nói.

Cùng khung cảnh ngộ, chị Lê Anh Đào (nhà B1 lô B5) chia sẻ: “Gia đình tôi phải tiết kiệm nước bằng cách dùng lại nước rửa rau để vo gạo, nước giặt quần áo để dội nhà vệ sinh, lau nhà. Trẻ nhỏ chơi đùa buổi chiều mồ hôi nhễ nhại nhưng cũng phải đợi đến 22 giờ mới cho tắm để đi ngủ vì sợ tắm sớm đùa ngịch lại ra mồ hôi”.

Người HN nhịn tắm, đi vệ sinh nhờ vì mất nước 3 tháng ròng - Hình 2

Video đang HOT

Các hộ dân ở nhà B5 Khu đô thị Đại Kim phải mua nước từ xe téc của công ty môi trường để sử dụng.

Hiện để duy trì sinh hoạt hằng ngày, người dân đang phải mua nước từ một đơn vị tư nhân với giá 100.000 đồng/m3. Giá “cắt cổ” như thế nhưng muốn mua được thì bắt buộc người dân phải mua đủ một xe nước (6 khối) còn không họ sẽ không bán. Chính vì thế, người dân ở đây thường rủ nhau mua chung một xe để dùng nhưng nhà nào tiết kiệm lắm thì cũng được 3-4 ngày.

Đơn vị cấp nước “đá bóng trách nhiệm”?

Ông Vũ Xuân Bình, Bí thư chi bộ Khu đô thị Đại Kim cho biết, toàn bộ khu dân cư có hơn 1.000 hộ dân thì có khoảng gần 100 hộ bị mất nước, chủ yếu ở các khu nhà B1, B3, B5.

“Chúng tôi cùng bà con đã nhiều lần làm đơn kiến nghị gửi lên chính quyền phường Đại Kim, quận Hoàng Mai và Công ty VIWACO nhằm tìm phương án khắc phục nhưng vẫn chưa nhận được hồi âm”, ông Bình nói.

Người HN nhịn tắm, đi vệ sinh nhờ vì mất nước 3 tháng ròng - Hình 3

Nước được bán với giá 100.000 đồng/m3 nhưng người dân vẫn phải mua vì không có nước sinh hoạt.

Theo ông Bình, nguyên nhân của việc mất nước kéo dài được Công ty VIWACO – Tổng công ty sông Đà giải thích, do đường ống nước sông Đà vỡ lần thứ 18 (11/7) nên Công ty sông Đà không dám tăng áp lực bơm, do vậy, một số hộ dân ở cao hay cuối nguồn sẽ bị mất nước. Tuy nhiên, lý do ấy khiến người dân khá bức xúc, bởi trước đó gần 2 tháng, khi đường ống nước sông Đà chưa vỡ, họ vẫn bị mất nước triền miên.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Anh Việt – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và kinh doanh nước sạch (VIWACO) cho biết, đơn vị có biết đến sự việc một số khu dân cư ở khu đô thị Đại Kim bị mất nước nhiều ngày. Tuy nhiên, việc cấp nước đến van tổng ở khu đô thị vẫn được duy trì.

“Chúng tôi chỉ chịu trách nhiệm cung cấp nước đến trước van tổng của khu đô thị và việc cung cấp vẫn được duy trì có nước thường xuyên. Từ sau van tổng phân phối vào khu đô thị và đến các hộ dân thuộc quyền quản lý của Công ty TNHH MTV Khai thác quản lý dịch vụ Đô thị và thương mại Hà Nội nên chúng tôi không quản lý”, ông Việt nói.

Theo Triệu Quang (Dân Việt)

Cần cơ chế hợp tác chủ động về nguồn nước sông Mê Kông

Lượng nước ngọt từ sông Mê Kông đổ về khu vực ĐBSCL đã tăng lên đáng kể, giúp một số địa phương có thêm nguồn nước chống chọi với hạn hán.

Trong chuyến công tác mới đây đến đ.ập Tiểu Loan và Cảnh Hồng trên sông Mê Kông qua tỉnh Vân Nam (còn gọi là sông Lan Thương) do Bộ Ngoại giao Trung Quốc tổ chức, phóng viên Đài TNVN có bài viết liên quan đến thông tin về quy trình vận hành, xả nước đ.ập thủy điện thượng nguồn ở Trung Quốc và cơ chế hợp tác, cung cấp thông tin giữa các nước lưu vực sông Mê Kông - Lan Thương trong việc đối phó với hạn hán, mặn xâm nhập khu vực hạ du của dòng sông này.

Trên dòng sông Lan Thương qua tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã hoàn thành 6 đ.ập thủy điện gồm: Công Quả Kiều, Tiểu Loan, Mạn Loan, Đại Triều Sơn, Ngọa Trát Độ và Cảnh Hồng.

Cảnh Hồng là con đ.ập cuối cùng trên sông Lan Thương tính đến thời điểm hiện nay xả nước qua phát điện vào sông Mê Kông qua Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

Cần cơ chế hợp tác chủ động về nguồn nước sông Mê Kông - Hình 1

Mặt trước của đ.ập Tiểu Loan - nơi nước xả xuống đ.ập Cảnh Hồng phía hạ du

Ông Đường Thanh Đệ, Phó giám đốc Nhà máy thủy điện Cảnh Hồng cho biết, đ.ập thủy điện Cảnh Hồng xây dựng tháng 7/2013, phát điện vào tháng 6/2008, với 5 tổ máy phát điện, tổng công suất 1.750 MW. Đ.ập nước Cảnh Hồng độ cao 108m, chiều ngang 746m, dung tích trữ nước khoảng 1,2 tỷ m3.

Ông Đường Thanh Đệ nói: "Về mặt điều hành, quy chế vận hành của đ.ập Cảnh Hồng chủ yếu là dựa theo yêu cầu của cấp trên và tình hình sử dụng điện, cũng như tình hình nước đến từ thượng nguồn. Cơ chế vận hành chia thành 2 giai đoạn, mùa khô và mùa lũ. Cơ chế này được vận hành hợp lý tùy thuộc vào lưu lượng nước về từ thượng nguồn bởi vì trên đ.ập nước Cảnh Hồng còn có một số đ.ập nước khác".

Báo cáo của Nhà máy thủy điện Cảnh Hồng cho thấy, trong thời gian từ 15/3 đến 31/5 vừa qua, đ.ập Cảnh Hồng đã xả nước qua phát điện vào sông Mê kông theo 3 giai đoạn, với tổng lượng nước xả đạt khoảng 12,6 tỷ m3, gấp 1,96 lần so với lượng nước tự nhiên, và gấp 1,4 lần so với lượng nước điều tiết thông thường. Theo ông Vương Hồng Minh, đại diện Cục Khoa học và Công nghệ, Vụ hợp tác quốc tế thuộc Bộ Thủy lợi Trung Quốc đang phối hợp với các nước hạ nguồn trong đó có Việt Nam để đ.ánh giá tình hình xả nước lần này.

Trong khuôn khổ hợp tác, các nước lưu vực sông Mê kông - Lan Thương đang ở mức nhóm công tác chung với các cuộc họp hàng năm. Nếu gặp vấn đề khẩn cấp, Bộ trưởng của 6 nước sẽ nhóm họp. Trong khuôn khổ hợp tác cứ 2 năm sẽ tổ chức hội nghị cấp cao giữa lãnh đạo Mê kông - Lan Thương.

Ông Vương Hồng Minh cho biết: "Phía Trung Quốc với thái độ cởi mở đối với việc hợp tác về nguồn nước tài nguyên với 6 nước. Đã có cơ chế đối thoại Trung Quốc - Myanmar và 4 nước Ủy hội Mê Kông. Đồng thời cũng có cơ chế hợp tác Lan Thương - Mê kông, trong đó lấy hợp tác về nguồn tài nguyên nước là một trong những trọng điểm và sẽ tiếp tục trao đổi về vấn đề này".

Ông Paradis Someth, chuyên gia thuộc Phòng Kế hoạch Phát triển Lưu vực của Ủy hội sông Mê Kông cùng tham gia chuyến công tác chia sẻ: hiện nay, Trung Quốc mới chỉ cung cấp cho Ủy hội sông Mê Kông thông tin về mực nước, quy trình vận hành xả nước của các đ.ập thủy điện của mình trên phần sông Lan Thương trong mùa lũ, còn trong mùa khô thì chưa có, hoặc chỉ trong trường hợp khẩn cấp mới thông tin.

Ủy hội Sông Mê kông đang phối hợp Bộ Thủy lợi Trung Quốc để đ.ánh giá hiệu quả đợt xả nước này. Báo báo sẽ được gửi cho các nước thành viên trong Ủy hội trước khi công bố, dự kiến trong tháng 7/2016.

Ông Paradis Someth nói: "Hiện nay, Trung Quốc và các nước thành viên Ủy hội sông Mê Kông đang cùng hợp tác. Tôi rất hy vọng việc hợp tác tiếp tục được tăng cường và chặt chẽ hơn. Trong thời gian tới chúng tôi mong muốn được chia sẻ thông tin nhiều hơn. Thông qua nội dung bản báo cáo đ.ánh giá chung giữa Trung Quốc và Ủy hội sông Mê Kông, đây cũng là khởi đầu từ phía Trung Quốc cung cấp thông tin trong mùa khô".

Dịp này, bà Trần Thị Bích Vân, Vụ Phó Vụ Thông tin Báo chí Bộ Ngoại giao Việt Nam dẫn đầu đoàn phóng viên khảo sát tình hình xả nước tại đ.ập Cảnh Hồng bày tỏ, Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa cơ chế hợp tác Lan Thương - Mê Kông để sử dụng nguồn nước hiệu quả hơn trước những tác động của biến đổi khí hậu.

Bà Vân nói: "Chúng tôi đ.ánh giá cơ chế đem lại kết quả bước đầu hỗ trợ các nước hạ du sông Mê Kông ứng phó biến đổi khí hậu. Chúng tôi mong rằng, trong thời gian tới cơ chế hợp tác giữa các nước Mê kông - Lan Thương có những hoạt động thiết thực và trách nhiệm hơn để hỗ trợ cho các nước hạ lưu sông Mê Kông ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời thông qua đó cũng là kênh để trao đổi thông tin giúp cho các nước ở hạ lưu sông Mê Kông phát triển bền vững và sử dụng nguồn nước hiệu quả nhất".

Vào tháng 3/2016, theo đề nghị của Việt Nam, Trung Quốc và Lào đã thực hiện xả nước tại các đ.ập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông để hỗ trợ Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với tình trạng hạn hán và mặn xâm nhập do ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết El Nino.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng nước ngọt từ sông Mê Kông đổ về khu vực ĐBSCL đã tăng lên đáng kể, giúp một số địa phương có thêm nguồn nước chống chọi với hạn hán và đẩy mặn.

Cũng vào tháng 3 vừa qua, tại Hải Nam, Trung Quốc đã diễn ra Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mê Kông - Lan Thương lần thứ nhất với chủ đề "Cùng chung dòng sông, cùng chung tương lai".

Hội nghị đã thông qua Tuyên bố chung Tam Á "Vì một cộng đồng chung tương lai hòa bình và thịnh vượng giữa các nước Mê kông - Lan Thương" và khẳng định cam kết của sáu nước đối với hòa bình, ổn định và phát triển bền vững tại tiểu vùng Mê kông, đồng thời đề ra các định hướng lớn cho hợp tác Mê Kông - Lan Thương./.

Theo VOV

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tìm thấy t.hi t.hể b.é t.rai ở Làng Nủ sau 12 ngày xảy ra lũ quét
13:24:31 22/09/2024
Cháy chùa Vạn Phật ở Gia Lai: Ước tính thiệt hại khoảng 6 tỷ đồng
12:48:18 23/09/2024
Nam thanh niên bị nước lũ cuốn trôi trước ngày cưới
19:07:57 23/09/2024
Nguyên nhân người dân TPHCM phản ứng với trạm BOT Phú Hữu
06:08:12 23/09/2024
3 học sinh ở Nghệ An bị nước cuốn khi qua cầu tràn, 1 em mất tích
08:42:40 22/09/2024
Xe cứu trợ đồng bào bão lũ khi trở về có được miễn phí đường cao tốc không?
20:46:17 23/09/2024
Nhóm học sinh cấp 3 dũng cảm đội mưa cứu người trong lũ
21:05:52 22/09/2024
Chi hơn 9 tỉ đồng trục vớt cầu Phong Châu
15:18:27 23/09/2024

Tin đang nóng

Vợ Duy Mạnh để lộ tính cách thật của chồng, chỉ nói 1 câu mà gây bão mạng
06:28:49 24/09/2024
2 giờ sáng nghe tiếng của chồng vọng ra từ phòng chị dâu, tôi chạy đến xem thì tá hỏa khi thấy cảnh này
07:22:53 24/09/2024
Học người Nhật cách ăn thịt gà để trường thọ
06:25:33 24/09/2024
5 vai diễn cổ trang đẹp nhất sự nghiệp Lưu Diệc Phi: Nhan sắc năm 16 t.uổi xứng đáng phong thần
05:58:44 24/09/2024
Nữ ca sĩ từng bị tẩy chay vì scandal b.án d.âm gửi thông điệp lạ khiến dân mạng lo sợ
06:31:34 24/09/2024
Starbucks lại gây khó chịu
07:54:03 24/09/2024
5 thực phẩm bổ sung nguồn gốc thảo dược gây hại cho gan nếu dùng không đúng cách
05:39:38 24/09/2024
Nhân vật nào mà mời được G-Dragon, PSY, Park Shin Hye và dàn sao khủng nhất showbiz Hàn đến dự đám cưới thế này?
06:37:32 24/09/2024

Tin mới nhất

Người dân Hà Nội "mót" từng cọng lúa chìm trong nước, nhiều nhà mất trắng

07:54:10 24/09/2024
Theo thống kê của Hà Nội, sau cơn bão Yagi (bão số 3) và đợt mưa lũ sau bão, hơn 57.300/72.000ha diện tích gieo trồng bị ảnh hưởng, thiệt hại khoảng 1.500 tỷ đồng. Trong đó, hơn 38.700 ha lúa bị ảnh hưởng.

Quảng Ninh hỗ trợ 100 triệu đồng cho mỗi gia đình bị bão Yagi làm sập nhà

07:37:35 24/09/2024
Quảng Ninh hỗ trợ 100 triệu đồng cho các hộ gia đình có nhà ở bị đổ, sập, hư hỏng nặng do bão Yagi mà không có khả năng khôi phục cần phải xây mới thì được hỗ trợ chi phí xây dựng nhà ở mới.

Gần 5.000 người dân tại Thanh Hóa phải sơ tán do mưa lũ, sạt lở

07:05:12 24/09/2024
Nước lũ trên các sông dâng cao, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa bị ngập, sạt lở. Toàn tỉnh này có hơn 1.200 với gần 5.000 nhân khẩu phải sơ tán đến nơi an toàn.

Đại gia Hàn Quốc muốn bán Landmark 72 là ai?

06:54:24 24/09/2024
Công ty AON, chủ sở hữu Landmark 72, muốn bán 100% cổ phần với giá hơn 1.000 tỷ won. Đại gia Hàn Quốc này hiện hoạt động với hơn 500 văn phòng tại hơn 120 quốc gia với khoảng 66.000 nhân viên.

Thanh Hóa: Cầu treo ngập lụt, hơn 200 người dân ở bản Mạ bị cô lập

06:47:15 24/09/2024
Nước sông dâng cao khiến cầu treo vào bản du lịch cộng đồng ở huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa bị ngập, 50 hộ dân với hơn 200 nhân khẩu tại đây đang bị cô lập.

Nga tăng nhập khẩu một loại thủy sản của Việt Nam

20:34:01 23/09/2024
Trong 8 tháng, Nga là thị trường tăng mạnh nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam nhờ nhiều ưu đãi về thuế quan và hệ thống vận tải thuận lợi.

Báo Hàn: Ông chủ Hàn Quốc muốn bán Landmark 72 Hà Nội

19:41:57 23/09/2024
Công ty tái bảo hiểm toàn cầu AON Plc, chủ sở hữu của bất động sản này, muốn bán 100% cổ phần với giá hơn 1.000 tỷ won (khoảng 18.500 tỷ đồng).

2 áp thấp nối nhau trên Biển Đông, vịnh Bắc bộ gió giật cấp 8

19:30:15 23/09/2024
Trong đêm 23.9, ở vịnh Bắc bộ có gió đông bắc mạnh đến cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7 - cấp 8; biển động; sóng biển cao từ 2 - 3 m.

Nguyên nhân khiến 70 người ở Bắc Kạn phải cấp cứu

19:26:04 23/09/2024
Như VietNamNet đưa tin, trưa 19/9, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Nông Thượng (thành phố Bắc Kạn) tổ chức ăn bán trú cho 88 học sinh, 5 giáo viên. Thực đơn bao gồm cơm, thịt gà chiên, canh rau dưa, khoai tây xào, dưa hấu.

Biển Đông xuất hiện 2 áp thấp, cảnh báo mưa lớn tại nhiều địa phương

18:57:06 23/09/2024
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/9, ở khu vực Thanh Hóa, Nghệ An có mưa vừa, mưa to và rải rác có giông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa từ 20 - 50mm, có nơi hơn 100mm.

Thuyền vừa mua đang trên đường về bị chìm, 2 ngư dân gặp nạn

18:53:27 23/09/2024
Sáng 23/9, ông Trần Đình Hưng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Thạch Kim (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh), cho biết trên địa bàn vừa xảy ra một vụ chìm thuyền khiến 2 ngư dân gặp nạn.

Động đất ở Sơn La

18:50:03 23/09/2024
Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) cho biết động đất vừa xảy ra tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La có độ lớn 3.3.

Có thể bạn quan tâm

Xóa tư cách Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk đối với ông Doãn Hữu Long

Pháp luật

08:28:02 24/09/2024
Ông Doãn Hữu Long, cựu Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk, vướng vòng lao lý do để xảy ra nhiều sai phạm và bị khai trừ ra khỏi Đảng. Ông Long bị kỷ luật xóa tư cách giám đốc sở này.

Chồng cần khoản t.iền lớn làm ăn, tôi sụp đổ khi biết anh ta đã ném sạch t.iền cho ai

Góc tâm tình

08:25:34 24/09/2024
Khi sự việc bại lộ, chồng tôi đã không nhận ra sai lầm của mình còn thách thức vợ l.y h.ôn. Tôi năm nay 36 t.uổi, đã kết hôn được 11 năm, hiện tại hai vợ chồng tôi đã có với nhau hai đứa con.

Hồi sinh nhờ lá phổi từ người cho c.hết não

Sức khỏe

08:23:48 24/09/2024
Đầu tháng 4/2024, anh Hạnh nhận cuộc điện thoại từ bệnh viện thông báo có phổi hiến từ người cho c.hết não ở Bệnh viện Việt Đức. Anh lập tức đưa vợ ra Hà Nội, các xét nghiệm phù hợp, chị Hiền được ghép lá phổi mới hôm 3/4.

Thủ tướng Li Băng lên án "kế hoạch hủy diệt" của Israel

Thế giới

08:05:11 24/09/2024
Thủ tướng Li Băng Najib Mikati ngày 23/9 đã lên án một kế hoạch hủy diệt của Israel khi Tel Aviv tấn công dữ dội ở phía đông và phía nam nước này trong cùng ngày.

Mua tập truyện ngắn của một nhà văn nổi tiếng Việt Nam về đọc, độc giả Trung Quốc sững sờ bình luận: "Hay đáng kinh ngạc!"

Netizen

07:53:17 24/09/2024
Nam Cao, sinh năm 1915, tên là Trần Hữu Tri, là nhà văn nổi tiếng của Việt Nam vào thế kỷ 20. Ông được đ.ánh giá là một trong những cây bút xuất sắc của trào lưu hiện thực phê phán thời kỳ 1940-1945,

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 39: Nghẹn ngào cảnh bố con Chải nhường nhau lọ ruốc

Phim việt

07:47:20 24/09/2024
Cả nhà có lọ ruốc, Tả lấy một ít cho ông Chiểu, còn cất đi để dành. Tả và Chải cho rằng mình thanh niên trai tráng chỉ cần lượng không cần chất, lấp đầy cái bụng là được.

5 cách nấu món ăn tuyệt vị từ bí đỏ, trong đó có món chắc chắn bạn chưa từng nấu: Hãy thử ngay

Ẩm thực

06:06:23 24/09/2024
Hôm nay chúng tôi hướng dẫn các bạn làm 5 món ngon từ bí đỏ mềm ngọt. Những món ăn này hầu như được tất cả mọi người yêu thích.

Ca sĩ Hoàng Nguyên: Tôi tậu nhà, mua xế hộp sau 'Người hát tình ca'

Tv show

06:00:11 24/09/2024
8 năm sau khi giành quán quân Người hát tình ca , Hoàng Nguyên gây bất ngờ khi trở lại với cuộc thi Tinh hoa hội tụ .