Người Hmông xanh nơi Cửa Gió
Sớm cuối thu, theo quốc lộ 279 uốn lượn như dải lụa mềm, vắt qua những địa danh miền sơn cước: Sơn Thủy, Minh Lương, Nậm Xé (Văn Bàn, Lào Cai) lãng đãng sương mây, chúng tôi lên đến độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, thì bất ngờ hiện ra trước mắt một khoảng trời mênh mang, gió hun hút, gầm gào.
Đó chính là ‘cửa gió’ trên đỉnh đèo Khau Co hùng vĩ.
Bản làng người Hmông xanh ở xã Nậm Xé (Văn Bàn, Lào Cai) hôm nay.
“Ruồi vàng, bọ chó, gió Than Uyên”, câu ca truyền khẩu ấy nói về sự khắc nghiệt, gian khó của vùng đất được mệnh danh “cửa gió” trên đỉnh đèo Khau Co, “cánh cửa” phía tây nam tỉnh Lào Cai thông với tỉnh bạn Lai Châu “trái tim đập không một ai nhìn thấy”. Ở đó, tộc người Hmông xanh duy nhất ở vùng Tây Bắc vẫn ngày đêm bám đất, bám rừng, giữ bình yên và màu xanh đại ngàn Hoàng Liên hoang sơ, tươi đẹp.
Cây ngàn lá trên núi cao Nậm Xé
“Dân tộc tôi có hai ngàn người/ Như cái cây có hai ngàn chiếc lá”, tôi mượn hình ảnh này của nhà thơ Pờ Sảo Mìn, dân tộc Pa Dí ở nơi “rừng cao núi nhọn” xứ Mưng Khảng (đất thép) để nói về tộc người Hmông xanh, ít nhất ở Lào Cai, chỉ có 125 hộ, với gần 1.000 người, neo mình bên vách đá Nậm Xé, trên đỉnh đèo Khau Co bốn mùa bão dông, nắng lửa để sinh tồn. Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm rất lớn, mùa hè nắng lửa và mùa đông rét buốt thịt thấu xương, đến nỗi người thì khô quắt, cây cỏ cằn cỗi trên những ngọn núi lô nhô, trùng điệp, trên độ cao gần 1.000m so với mực nước biển.
Từ trụ sở Ủy ban nhân dân xã Nậm Xé, Bí thư Đảng ủy Vàng A Tớ chọn và cầm lái chiếc xe máy mới và khỏe nhất, len lách qua con đường đất đang mở rộng để đưa tôi vào Tu Thượng, được coi là “thủ phủ” của người Hmông xanh duy nhất ở Lào Cai, đã bao đời cắm rễ, đứng chân ở mảnh đất này. Xa xôi và hiểm trở, từ thời Pháp thuộc, thực dân Pháp từng đóng đồn binh với hàng trăm lính cùng hỏa lực mạnh ngay trên đỉnh đèo Khau Co, khống chế cả một vùng rộng lớn, cắt rời con đường thông thương duy nhất của bộ đội ta ở vùng Tây Bắc, nối thông Lào Cai với Lai Châu, Điện Biên. Nhưng người Hmông xanh đã đồng lòng theo Đảng tham gia kháng chiến, vận tải đạn dược, lương thực cùng bộ đội ta hạ đồn Khau Co, Dương Quỳ giải phóng quê hương.
Trong căn nhà mới, thấp tầng và ít cửa sổ để chống chọi với “ruồi vàng, bọ chó” và thứ gió khô nóng ở xứ này, bên ấm trà rừng ngai ngái nhưng ngọt hậu, già làng Giàng A Khoa kể lại câu chuyện người Hmông xanh “lừa” lính Pháp càn vào làng cướp bóc, rồi “tam sao thất bản” thành câu chuyện hoang đường, ám ảnh về tộc người Hmông xanh ở nơi “cùng trời cuối đất” Lào Cai.
Video đang HOT
Chuyện rằng, thời giặc Pháp chiếm đóng ở đây, dân bản săn được thú rừng thì đều phải nộp cho quan cai trị. Hôm đó, có người săn được con gấu, không mang nộp như mọi khi. Nghe tin, lính trên đồn Khau Co tìm đến khi chủ nhà đang nấu thịt trên bếp. Sợ rằng bị lộ sẽ mất mạng, chủ nhà giải thích rằng có đứa cháu đang ốm, không có thức ăn nên phải nấu thịt người cho cháu ăn. Tên lính không tin, khuấy nồi thịt lên thì nhìn thấy bàn tay của gấu, tưởng tay người nên ba chân bốn cẳng chạy mất.
Hóa ra, câu chuyện đồn khẩu về người Hmông xanh ăn thịt người là thế. Câu chuyện lan truyền trong dân gian, khiến nhiều người lầm tưởng, “thêu dệt” thành “sợi dây” vô hình, trói buộc tộc người Hmông xanh với bao định kiến.
Người Hmông xanh sống quần tụ ở Tu Thượng, ngay dưới chân ngọn núi Mồ Côi sừng sững, bốn mùa chìm trong mây mù và gió núi gào rít, có ngôn ngữ riêng và mang nét văn hóa đặc trưng, khác biệt. Nếu cây khèn là biểu tượng văn hóa của người Hmông đen, Hmông trắng thì với người Hmông xanh, vật bất ly thân lại là cây sáo làm từ trúc hoặc vầu rừng.
Người Hmông xanh sống quần tụ ở Tu Thượng, ngay dưới chân ngọn núi Mồ Côi sừng sững, bốn mùa chìm trong mây mù và gió núi gào rít, có ngôn ngữ riêng và mang nét văn hóa đặc trưng, khác biệt. Nếu cây khèn là biểu tượng văn hóa của người Hmông đen, Hmông trắng thì với người Hmông xanh, vật bất ly thân lại là cây sáo làm từ trúc hoặc vầu rừng.
Trong đám hỏi, ông mối cầm cây sáo rừng được đẽo gọt công phu, tiếng cất lên thật trong, dẫn đầu đoàn ba người họ nhà trai đến “gõ cửa, treo ô” nhà gái. Tiếng sáo cất lên, nhà gái mở cửa đón vào, chuyện trò và nhất định phải ăn mỗi người một bát cơm đầy ở nhà gái, như tỏ thịnh tình mến khách. Nếu cô gái đồng ý thì bà mẹ mời nhà trai ở lại, buổi chiều tham gia làm việc ruộng vườn cùng gia chủ. Nếu cô gái không bằng lòng hợp hôn thì bà mẹ sẽ rót đầy ba bát rượu và lạy tạ ba lần.
Trang phục của nam nữ người Hmông xanh cũng khác biệt. Bộ nữ phục Hmông xanh nổi bật nhất là chiếc tạp dề được dụng công trang trí bởi các màu sắc sặc sỡ, mô-típ hoa văn chủ yếu là hình lá cây, rích rắc kết hợp giữa váy, áo và thắt lưng, tạo thành mảng hoa văn hài hòa, cân đối làm tôn thêm vẻ đẹp dịu dàng của người thiếu nữ khi khoác lên mình bộ trang phục truyền thống. Khăn đội đầu được cuốn thành một vòng tròn lớn trên đầu cả nam và nữ, màu sắc tương tự như những đường kẻ ô vuông ở thắt lưng, khiến họ nổi bật trên khung cảnh núi rừng Nậm Xé xanh ngút ngàn.
Hôm chúng tôi đến, đúng vào Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, xã tổ chức giao lưu đá bóng nữ giữa các thôn, ngay trên bãi đất bằng đang san gạt để xây dựng thành sân vận động thời gian tới, tiếng hò reo vang động cả một góc rừng. Những tà áo váy phụ nữ Hmông xanh tung lên trong nắng, như những bông hoa rực rỡ sắc màu nơi Cửa Gió.
Vượt bão dông, nắng lửa xây dựng cuộc sống mới
Ban đầu, dòng họ Vàng của tộc người Hmông xanh từ phương xa tìm đến quần tụ ở thôn Tu Thượng trên chóp núi Nậm Xé, ngay dưới chân ngọn núi Cô Đơn, chỉ có hai hộ, rồi thêm hai họ Thàng và Lý tìm đến lập bản, với năm hộ người Hmông xanh cả thẩy, cứ thế sinh sôi đông dần lên thành 55 hộ trên độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, mây mù bao phủ.
Sau rồi người Hmông xanh hạ sơn xuống Tu Hạ, phát triển thêm 70 hộ nữa, tổng cộng có 125 hộ, với hơn 700 người cắm chân, đứng vững bao đời ở đỉnh đèo Khau Co hùng vĩ và khắc nghiệt này. Bí thư Đảng ủy xã Nậm Xé Vàng A Tớ cũng chính là một người con của tộc Hmông xanh ở Tu Thượng cho biết, nhờ có Đảng dẫn đường chỉ lối, họ đã có độc lập tự do; nhờ có Nhà nước mở đường, kéo điện, xây trường học, làm thủy lợi đầu mối đã “cởi trói”, mở hướng thoát nghèo, xóa đi tiếng dữ bao năm đeo đẳng cho đồng bào Hmông xanh ở nơi Cửa Gió gian lao mà hùng vĩ, thân thương.
Giữa trưa mùa thu mà gió lồng lộng thổi như muốn bứt mọi vật rời khỏi gốc rễ, thời tiết mát nên dễ chịu, chứ vào mùa hè thì “chảy máu cam” vì thứ gió khô và nóng quạt rát mặt. Căn nhà mới xây của cựu binh Lý A Váng ở phía cuối bản Tu Thượng, đầu bản Tu Hạ thấp và ít cửa như cái ụ nổi bê-tông để chống chọi với khí hậu khắc nghiệt nơi đây. Để làm được căn nhà xây mái bằng đầu tiên trên vách núi cheo leo Nậm Xé là cả một kỳ công.
Vợ chồng Lý A Váng bán trâu gom tiền mua vật liệu thuê xe chở từ huyện lỵ hơn 30km theo quốc lộ 279 về tập kết bên kia suối. Không có đường cho xe vào thôn, vợ chồng Váng cùng bà con trong thôn giúp sức gùi từng lù gạch, cát, xi-măng ròng rã mấy tháng trời đủ để cất ngôi nhà xây đầu tiên dưới chân núi Cô Đơn. Hôm khánh thành nhà mới, cả thôn vui như hội. Thế là người Hmông xanh ở Tu Hạ đã làm được nhà kiên cố bằng chính sức lao động của mình, trên núi cao gió gào, mây phủ.
Trò chuyện với Lý A Váng thêm khâm phục cái chí vượt khó, đầu óc ham học hỏi, đi đầu mở đường của người lính Cụ Hồ đang dẫn lối cho cộng đồng thoát nghèo, vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Chính anh là người đã tiên phong tìm nguồn nước trên núi cao, mở ruộng bậc thang cấy lúa nước, giúp đồng bào mình thay đổi cách nghĩ cách làm, xóa bỏ du canh du cư, phá rừng làm nương, giữ màu xanh Khu bảo tồn Hoàng Liên-Văn Bàn, giữ nguồn nước cho hàng chục nhà máy thủy điện phía hạ lưu.
Với “khối tài sản” 20 con trâu, 8 con ngựa, hàng trăm con gà đen bản địa và gần 10 tấn thóc/năm, cựu chiến binh Lý A Váng có điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ anh em trong họ mạc và bà con trong thôn phát triển sản xuất, thoát nghèo bền vững. Hôm chúng tôi đến, cựu binh Lý A Váng nai nịt gọn gàng, quấn xà cạp ngang bắp chân, chuẩn bị leo đồi trồng trẩu, mỡ trên những quả đồi trọc. Anh khoe chỉ riêng vụ vừa rồi, với hơn 1ha trẩu, chỉ nhặt quả tách lấy nhân được hơn 5 tạ, bán giá 100 nghìn/kg cho thương lái, bỏ túi 50 triệu đồng.
Ngang qua nhà bà Lý Thị Sai, ở thôn Tu Thượng, thấy rất đông phụ nữ Hmông xanh vây quanh khung dệt gỗ bao đời truyền lại đã lên nước bóng nhẵn màu gỗ quyện mồ hôi bao thế hệ, “nghệ nhân” già Lý Thị Sai đang truyền nghề cho lớp trẻ, cách xe lanh, dệt vải chàm, in sáp ong, đường kim mũi chỉ may váy áo, khăn đội đầu riêng biệt của người Hmông xanh nơi Cửa Gió. Hơn 30 năm nay, bà Sai gắn bó với trồng lanh, xe sợi, nhuộm vải, bàn tay lúc nào cũng xanh thẫm màu chàm.
Không chỉ nhận làm trang phục Hmông xanh cho đám cưới, bà Sai còn trưng bày, giới thiệu và bán cho khách du lịch nước ngoài đến khám phá và trải nghiệm vùng đất Tu Thượng hoang sơ, giàu bản sắc văn hóa bản địa. “Mình làm nghề vất vả đấy, mất nhiều công lắm, mỗi năm chỉ làm được hai đến ba bộ váy áo người Hmông xanh thôi, nhưng để giữ cái hồn cốt của tổ tiên không bị mất đi và cho mọi người biết thêm về người Hmông xanh trên núi cao Nậm Xé” – nghệ nhân già chia sẻ.
Bí thư Đảng ủy xã Nậm Xé cho biết thêm, toàn Đảng bộ có hơn 130 đảng viên, trong đó phần đông đảng viên là người Hmông xanh, tuổi đời trẻ, có văn hóa phổ thông và khát khao cống hiến. Đó là những hạt nhân xung kích đi đầu, tiên phong mở đường, thay đổi cách làm, xóa bỏ hủ tục lạc hậu để đưa quê hương Nậm Xé phát triển, hội nhập với cộng đồng xã hội.
Toàn Đảng bộ có hơn 130 đảng viên, trong đó phần đông đảng viên là người Hmông xanh, tuổi đời trẻ, có văn hóa phổ thông và khát khao cống hiến. Đó là những hạt nhân xung kích đi đầu, tiên phong mở đường, thay đổi cách làm, xóa bỏ hủ tục lạc hậu để đưa quê hương Nậm Xé phát triển, hội nhập với cộng đồng xã hội.
Bí thư Đảng ủy xã Nậm Xé Vàng A Tớ
Lúc quay trở ra, chúng tôi đi trên con đường mới đang mở theo tiêu chuẩn cấp A miền núi, rộng 6m, đổ bê-tông cứng nền đường, dài 3,1km, Nhà nước đầu tư hơn 11 tỷ đồng, nối từ trung tâm xã qua Tu Hạ, đến “rốn rét” Tu Thượng, bảo đảm cho xe ô-tô vận chuyển hàng hóa dễ dàng, người dân đi lại thuận lợi bốn mùa. Tốp công nhân thi công miệt mài làm việc trong gió thu lồng lộng nơi “cổng trời” Khau Co hùng vĩ. Con đường sẽ như cánh cửa mở ra để người Hmông xanh nơi đây hội nhập và đón bè bạn muôn phương đến với mảnh đất này.
Sơn Thủy - Điểm du lịch níu chân du khách
Khi dịch Covid-19 dần được kiểm soát, theo thống kê từ đầu năm đến nay, lượng du khách đến với xã Sơn Thủy (Mai Châu) ước đạt 20.000 lượt người.
Với việc khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm..., Sơn Thủy hứa hẹn là điểm dừng chân lý tưởng của du khách đến khám phá bản sắc văn hóa dân tộc, thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp của núi rừng Tây Bắc.
Toàn cảnh Mai Châu Hideaway Lake Resort tại xóm Suối Lốn, xã Sơn Thủy (Mai Châu) nằm ven lòng hồ sông Đà.
Mai Châu Hideaway Lake Resort, xóm Suối Lốn (xã Sơn Thủy) là khu nghỉ dưỡng sinh thái nằm ven lòng hồ sông Đà, được xây dựng và đưa vào hoạt động năm 2018, với tổng diện tích 1,6 ha, 32 phòng nghỉ. Mai Châu Hideaway Lake Resort tọa lạc trên lưng chừng núi, phóng xa tầm mắt là toàn cảnh hồ Hòa Bình và cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ. Từ đầu năm đến nay, Mai Châu Hideaway Lake Resort đã đón hơn 8.000 lượt du khách đến thăm quan nghỉ dưỡng, mức giá dao động từ 1,85 - 2,05 triệu đồng/phòng/đêm.
Chị Lê Luyến, Giám đốc kinh doanh Mai Châu Hideaway Lake Resort cho biết: "Ngay sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, Mai Châu Hideaway bắt tay vào việc xây dựng, quảng bá hình ảnh trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội facebook, website, instagram... với hình ảnh mới mẻ, nhiều ưu đãi. Song song với đó nâng cấp hệ thống phòng sau một thời gian dịch bệnh kéo dài, cải thiện các dịch vụ tại chỗ như: Chất lượng bữa sáng, đội ngũ nhân viên... để hướng tới sự hài lòng của du khách. Sau khi hoạt động trở lại, công suất phòng của khu nghỉ dưỡng luôn đạt trên 70%, vào mùa cao điểm tháng 7 vừa qua đạt trên 80%. Qua đây nhận thấy nhu cầu đi du lịch ngày càng tăng, các chuyến đi của du khách được lặp lại nhiều lần trong năm nhằm cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, thư giãn.
Nằm ở ven hồ, xã Sơn Thủy có 5 xóm tiếp giáp với hồ Hòa Bình. Với lợi thế cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, khí hậu trong lành, mát mẻ, tuyến quốc lộ 6 và tỉnh lộ 450 thuận tiện cho du khách lưu thông trên tuyến Hà Nội - Sơn La. Vùng đất này cũng là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Mường, Dao, Thái, Mông, Kinh, Tày, tạo nên những nét đặc sắc, phong tục tập quán đặc trưng của từng dân tộc về ẩm thực, nếp sống văn hóa, trang phục... Theo rà soát, toàn xã có 2 khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, 3 dự án đang trong quá trình khảo sát, triển khai các thủ tục theo quy định. Đây đều là những điểm du lịch chất lượng cao thu hút đông du khách nội địa và quốc tế đến nghỉ dưỡng, trải nghiệm không gian, khí hậu tuyệt vời của núi rừng Tây Bắc.
Bên cạnh việc tập trung khai thác thế mạnh du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, nhiều hộ mạnh dạn đầu tư nguồn vốn cải tạo cơ sở vật chất, xây dựng các điểm du lịch cộng đồng. Xã hiện có 7 hộ kinh doanh dịch vụ homestay tại xóm Suối Lốn, Khan Hạ, Sạn Sộp. Tại đây, du khách được tìm hiểu bản sắc văn hóa, phong tục tập quán truyền thống của các dân tộc; thăm quan các hang động, trải nghiệm trèo thuyền kayak, trekking các cung đường mạo hiểm; thưởng thức các món ăn dân tộc như gà đồi, cá lăng nướng, rau rừng do người dân tự chế biến... Do hầu hết các hộ kinh doanh dịch vụ du lịch tự phát nên nguồn vốn còn hạn hẹp, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa được quan tâm đầu tư xây dựng. Vì vậy, khách du lịch chủ yếu đến thăm quan, trải nghiệm dịch vụ trong ngày chứ không lưu trú qua đêm.
Đồng chí Bùi Văn Đông, Chủ tịch UBND xã cho biết: "Tận dụng tiềm năng, lợi thế sẵn có để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giúp nâng cao thu nhập cho Nhân dân, thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Thời gian tới, cấp ủy, chính quyền xã tiếp tục tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu, thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư tiên phong trong lĩnh vực phát triển du lịch. Mong muốn các cấp quan tâm, hỗ trợ nguồn kinh phí để nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu như: Điện lưới, đường giao thông, nước sinh hoạt... Đồng thời tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh được đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng làm du lịch. Từ đó xây dựng, nâng cao các sản phẩm du lịch thế mạnh, độc đáo, thu hút du khách đến thăm quan, trải nghiệm".
Đổi mới phương pháp dạy Văn, giáo viên không cần dạy hết các văn bản trong SGK Khi đề kiểm tra đã sử dụng văn bản ngoài sách giáo khoa, giáo viên không phải dạy hết các văn bản trong sách giáo khoa nữa. Hiện nay, trong sách giáo khoa Ngữ văn trung học phổ thông nói riêng, trung học nói chung, các tác giả có giới thiệu nhiều văn bản về một chủ đề, nhưng thời gian dạy không...