Người Hàn Quốc sẽ tuyệt chủng vào năm 2750?
Nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển lại đang đối mặt với các vấn đề về dân số già và hội chứng “lười sinh con”. Và điển hình nhất là Hàn Quốc.
Theo tờ Business Insider, không chỉ có dân số già (giống như Nhật Bản và Mỹ), mà tỉ lệ sinh của Hàn Quốc cũng giảm và phụ nữ Hàn ngày càng ít có xu hướng kết hôn.
Năm 2013, tỉ lệ sinh của Hàn Quốc giảm mạnh tới mức kỷ lục: với 1000 người Hàn Quốc nhưng chỉ có 8,6 đứa trẻ được sinh ra, và tổng số ca sinh nở giảm 9,9% giữ mức kỷ lục thấp nhất thứ 2. Hơn nữa, một cuộc khảo sát ở những người tuổi từ 9-24 của chính phủ Hàn Quốc cho thấy chỉ có 45,6% phụ nữ “nói hôn nhân là điều gì đó mà họ nên thực hiện trong cuộc đời”, thấp đáng kể so với 62,9% đàn ông được hỏi về cùng vấn đề, theo Brookings Institute.
Nhìn chung, phụ nữ Hàn Quốc có điều kiện bình thường sẽ sinh ra 1.187 đứa trẻ – khả năng sinh sản thấp thứ 5 trên thế giới.
Phụ nữ Hàn Quốc mặc trang phục Hanbok truyền thống (Nguồn: Business Insider)
Brookings Institute trích dẫn dữ liệu từ một bản mô phỏng của Quốc hội ở Seoul cho biết: “Một nghiên cứu năm 2014 của cơ quan lập pháp quốc gia kết luận rằng Hàn Quốc có thể “đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trước năm 2750 nếu tỉ lệ sinh cứ duy trì ở mức 1,19 đứa trẻ cho một phụ nữ – đang giả sử không tính số người hợp nhất với Triều Tiên hoặc dòng người di cư đáng kể”.
Cũng theo bản mô phỏng này, với dân số hiện tại là 50,2 triệu người thì Hàn Quốc có thể sẽ tiếp tục giảm xuống 20 triệu người vào cuối thế kỷ này. Thành phố lớn thứ 2 của đất nước Busan sẽ “tuyệt chủng” vào năm 2413, còn thủ đô Seoul sẽ là năm 2505. Điều quan trọng cần lưu ý là đây chỉ là một dự báo về nhân khẩu học trong 735 năm tới. Do đó, có nhiều điểm không chắc chắn trong các dự án này và nhất định sẽ có nhiều nhân tố khả biến khác ảnh hưởng tới nhân khẩu học của Hàn Quốc vừa tích cực lẫn tiêu cực.
Video đang HOT
Tuy nhiên, có một nhân tố khác cần phải xem xét: “gia đình đa chủng tộc”, nghĩa là một người là người Hàn Quốc (thường là người cha) và người kia thì không phải (thường là mẹ, đến từ Trung Quốc, Việt Nam hay Philipines).
Tỉ lệ sinh của Hàn Quốc giảm mạnh trong hơn 50 năm qua (Nguồn: Business Insider)
Đáng chú ý là, tỉ lệ sinh của các bà mẹ nhập cư luôn cao hơn phụ nữ bản xứ Hàn Quốc. Số lượng trẻ em trong độ tuổi đến trường từ “gia đình đa chủng tộc” tăng lên 7 lần trong thời gian từ 2006-2014 và số lượng thanh thiếu niên của “các gia đình đa chủng tộc” tăng lên 21% từ 2013-2014.
Có thêm nhiều người nhập cư là tin đáng mừng cho nguồn lao động của Hàn Quốc với kỳ vọng sẽ đạt đến đỉnh điểm vào năm 2016-2017. Một báo cáo của Viện nghiên cứu kinh tế Hàn Quốc tháng 12-2014 thậm chí đã kết luận rằng Hàn Quốc cần tới 15 triệu dân nhập cư (chiếm 1/3 dân số đất nước) vào năm 2060″ nhằm “bù” vào lực lượng lao động đang “teo tóp” và phục vụ cho sự phát triển bền vững của Hàn Quốc”. Và một lưu ý thú vị nhìn từ góc độ văn hóa, từ năm 2005-2010 80% phụ nữ Hàn Quốc cho rằng người mang dòng dõi truyền thống Hàn Quốc nhất thiết phải là “người Hàn Quốc chính cống” và con số này giảm xuống 65,8% vào năm 2013. Theo Brookings, chính phủ Hàn Quốc hiện đang lên kế hoạch tạo ra sách giáo khoa bậc sơ học dành cho “những đứa trẻ mang dòng máu 2 dân tộc/2 màu da và các gia đình đa văn hóa”.
Ngọc Như
Theo_PLO
Hy Lạp đến Nga, ngầm cảnh báo châu Âu?
Sắp đến hạn chót phải đi tới thoả thuận với các chủ nợ, Thủ tướng Hy Lạp đã tới Nga "cầu viện".
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đang có mặt tại Diễn đàn kinh tế quốc tế St Petersburg (SPIEF 2015) tổ chức tại Nga. Chuyến đi này diễn ra trong bối cảnh Athen đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ nếu không đạt được thỏa thuận với các chủ nợ quốc tế.
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras gặp thân mật Tổng thống Nga Putin
Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế quốc tế St Petersburg, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras tuyên bố, cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp là vấn đề đối với toàn châu Âu và EU đang đứng trước lựa chọn đoàn kết với Hy Lạp hoặc là tiếp tục các chính sách thắt lưng buộc bụng hà khắc vô ích.
Ông Tsipras đồng thời tỏ ra lạc quan về khả năng đạt được một thỏa thuận về cải cách đổi lấy tiền giữa Hy Lạp và các chủ nợ quốc tế nhằm giúp nước này tránh khỏi nguy cơ vỡ nợ và buộc phải rời khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu. Để cảnh báo EU, ông Tsipras một lần nữa nhấn mạnh, Hy Lạp sẵn sàng đối mặt với những thách thức lớn.
"Chúng tôi đang ở giữa một cơn bão lớn song Hy Lạp là một quốc gia giáp biển nên chúng tôi biết rõ làm thế nào để vượt qua bão tố và không ngại mở rộng cửa các vùng biển tới những khu vực mới an toàn hơn. Nhiều người băn khoăn tự hỏi tại sao tôi lại có mặt ở đây chứ không phải là Brussels để tham gia các cuộc đàm phán. Tôi ở đây bởi tôi tin rằng vai trò của một quốc gia là khả năng xây dựng một chính sách đa chiều trong quan hệ với những nước hiện đóng vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế toàn cầu".
Việc Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras tới Nga trong thời điểm nước sôi lửa bỏng hiện nay đối với nền kinh tế nước này càng làm gia tăng dự báo về kịch bản Hy Lạp vỡ nỡ do không đạt được thỏa thuận với các chủ nợ và đang tìm kiếm các đối tác mới.
Đối tác lớn ấy có thể là Nga khi ngày 19/6, Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich tuyên bố Moscow sẵn sàng xem xét yêu cầu viện trợ tài chính cho Hy Lạp.
Hãng thông tấn TASS dẫn lời ông Dvorkovich nói: "Chúng tôi sẽ ủng hộ bất kỳ giải pháp nào liên quan tới cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp mà Athens và các đối tác châu Âu khác đề xuất. Vấn đề quan trọng nhất đối với chúng tôi là các dự án đầu tư và thương mại với Hy Lạp. Nếu được yêu cầu hỗ trợ tài chính, chúng tôi sẽ cân nhắc đề nghị này".
Cùng ngày, Điện Kremlin tuyên bố Nga sẽ phải lắng nghe đề xuất từ Hy Lạp trước khi có bất kỳ động thái nào.
Một tin khác đến với Hy Lạp là cũng trong ngày 19/6, Nga và Hy Lạp đã ký thỏa thuận sơ bộ để triển khai một dự án chung, theo đó sẽ xây dựng một đường ống dẫn khí đốt qua Hy Lạp. Trước đó, Tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga đã đề xuất chi trả kinh phí xây dựng một đường ống dẫn khí đốt của Hy Lạp, mở rộng dự án năng lượng Nga-Thổ Nhĩ Kỳ mang tên Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ. Đường ống này sẽ chuyển khí đốt tới châu Âu qua Ukraine.
Khả năng phá sản của Hy Lạp đang trở nên rõ rệt khi lần đầu tiên vào ngày 17/6, Ngân hàng trung ương nước này cảnh báo khả năng rời khỏi Khu vực đồng tiền chung, thậm chí cả Liên minh châu Âu.
Ngoài khoản thanh toán cho Quỹ tiền tệ quốc tế lên tới 1,6 tỷ euro trong tháng 6, Hy Lạp còn đối mặt với gần 7 tỷ euro phải thanh toán cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong tháng 7 và tháng 8.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Nga đang "chống lưng" cho Hy Lạp, "chơi rắn" với EU? Diễn đàn kinh tế quốc tế St Petersburg đang diễn ra tại Nga có sự tham gia của Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras. Điều đáng nói là trong bối cảnh Nga và Liên minh châu Âu đang trong cuộc đối đầu nghiêm trọng liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine và giữa lúc Hy Lạp đang phải đối mặt với nguy cơ...