Người Hàn Quốc muốn Obama tái đắc cử
Phần lớn người dân Hàn Quốc yêu mến đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama và muốn ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới.
Tổng thống Mỹ Barack Obama nói chuyện với tình nguyện viên qua điện thoại trong văn phòng vận động tranh cử của đảng Dân chủ tại thành phố Williamsburg, bang Virginia, vào ngày 14/10. Ảnh: AP.
Hội đồng Quan hệ đối ngoại Chicago tại Mỹ vừa tiến hành cuộc thăm dò ý kiến trên diện rộng tại Mỹ và Hàn Quốc về các vấn đề thời sự trong tháng trước. 1.877 người Mỹ và khoảng 1.000 người Hàn Quốc tham gia cuộc thăm dò. Kết quả cho thấy nhiều điều về suy nghĩ của người dân hai nước đối với những vấn đề đang và sắp diễn ra, AFP đưa tin.
Chẳng hạn, 82% người Hàn Quốc muốn Tổng thống Mỹ Barack Obama tái đắc cử, bởi ông chủ trương phát triển mối quan hệ gần gũi hơn với người đồng nhiệm Lee Myung-bak của Hàn Quốc, trong khi chỉ 28% muốn đối thủ của Obama là Mitt Romney giành chiến thắng. Tới 95% dân Hàn ủng hộ mạnh mẽ mối quan hệ đồng minh kéo dài 6 thập kỷ qua giữa hai nước, bao gồm cả việc duy trì sự hiện diện của quân Mỹ trên bán đảo Triều Tiên. Tại Mỹ, 60% người dân cũng ủng hộ chủ trương duy trì các căn cứ quân sự tại Hàn Quốc.
Nhưng phần lớn người Mỹ muốn Washington hợp tác với các nước khác, chứ không tham chiến đơn độc, trong trường hợp Triều Tiên tấn công. Chỉ 17% người Mỹ coi thay đổi chế độ ở Triều Tiên là ưu tiên hàng đầu.
“Dù phần lớn dân Mỹ muốn giảm ngân sách quốc phòng và sự hiện diện quân sự tại nước ngoài, họ vẫn ủng hộ mạnh mẽ sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Hàn Quốc. Đây là điều thực sự thú vị và có thể khiến nhiều người ngạc nhiên”, Scott Snyder, một nhà nghiên cứu của Hội đồng Quan hệ đối ngoại tại Mỹ, bình luận.
Video đang HOT
Một cuộc điều tra khác của Viện Nghiên cứu Chính sách Asan cho thấy 84% người dân Hàn Quốc vẫn muốn duy trì quan hệ đồng minh với Mỹ ngay cả khi Hàn Quốc và Triều Tiên thống nhất. 73% người Hàn và 51% người Mỹ coi Trung Quốc là mối đe dọa tiềm năng về quân sự.
“Bạn có thể thấy rằng người dân Hàn Quốc muốn duy trì quan hệ đồng minh với Mỹ bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc, đặc biệt là sức mạnh quân sự, đang trở thành một mối đe dọa lớn”, Kim Jiyoon, một nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Chính sách Asan, phát biểu tại Washington.
Điểm khác biệt lớn nhất trong kết quả các cuộc thăm dò là tình cảm với Nhật Bản, nước từng chiếm đóng Hàn Quốc và Triều Tiên. 62% người Hàn nói họ không thích Nhật Bản, trong khi hơn 2/3 người Mỹ coi trọng nước này.
Theo VNE
Nữ tướng phía sau ứng viên tổng thống Mỹ Mitt Romney
Luôn theo sát ứng cử viên tổng thống Mỹ Mitt Romney trong các cuộc vận động tranh cử và có ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh của chồng, ít ai biết rằng bà Ann Romney lại là một bà nội trợ và phải chiến đấu với bệnh ung thư vú.
Trong buổi khai mạc đại hội của Đảng Cộng hòa, bà Ann Romney đã lần đầu xuất hiện để nói chuyện trực tiếp với các cử tri toàn nước Mỹ. Bài phát biểu của bà dù khởi đầu hơi "run" nhưng vẫn được đánh giá cao bởi sự thuyết phục và gần gũi.
Bà Romney sát cánh cùng chồng trong chiến dịch tranh cử
Năm nay 63 tuổi, bà Rommney thường được biết đến là người nhã nhặn, lịch thiệp (bà từng khen phu nhân tổng thống Mỹ Michelle Obama "đáng yêu"), là người cống hiến không mệt mỏi cho gia đình (tự chăm sóc 5 con trai và thường trông nom 18 cháu nội), và dũng cảm mỗi khi đối mặt với khó khăn (năm 1998 bà bị chẩn đoán mắc chứng đa xơ cứng và từ năm 2008 phải chiến đấu chống lại bệnh ung thư vú).
Sinh năm 1949 trong một gia đình giàu có tại Michigan, Ann Davies gặp chồng mình, con trai của nguyên thống đốc bang Michigan George Romney tại trường tiểu học trước khi tình yêu lãng mạn nảy nở năm bà 15 tuổi. Đến năm 17 tuổi, bà quyết định cải đạo từ Tân giáo sang đạo Mormon, giống như gia đình bạn trai mình.
Tín ngưỡng mới đã đưa bà đến với đại học Brigham Young ở Utah, một trường tư thuộc quyền sở hữu và điều hành của nhà thờ Mormon. Tại đây bà bắt đầu tham gia các hoạt động tình nguyện. Một trong những người vẫn còn nhớ rõ thời đi học của Ann Romney đó là giáo sư Kinh doanh đại học Michigan Kim Cameron, người từng có vài tháng hẹn hò với bà Romney.
"Ann là một người thông minh năng động", Cameron nhận xét. "Bà ấy không hề muốn trở nên nổi bật. Đơn giản bà là một người tự tin, có năng lực". Có những tin đồn cho rằng trong thời gian ông Romney ở nước ngoài, bà đã gửi thư kể về chuyện hẹn hò với Cameron và đề nghị chia tay.
Dù vậy Cameron không khẳng định hay phủ nhận sự tồn tại của là thư đó mà chỉ nhắc lại: "Khi Mitt trở về Mỹ nghỉ Giáng sinh, chỉ mất 24 giờ họ đã đính hôn". Năm 19 tuổi cô nữ sinh Ann khi đó quyết định kết hôn với anh chàng Mitt trong một buổi lễ theo nghi thức thông thường. Mặc dù 2 người cũng có làm lễ tại đền thờ của đạo Mormon nhưng cha mẹ của cô dâu không được dự vì là người ngoại đạo.
Sau đó cả hai chuyển tới sống ở Belmont, ngoại ô Boston, và Ann quyết định ở nhà nuôi dạy con cái. Đây là một quyết định từng khiến những người phụ nữ khác ở thời đó "xem thường tôi", bà Romney chia sẻ với tờ New York Times trong đợt phỏng vấn hồi tháng 6. Mãi đến năm 1994, để giúp chồng theo đuổi tham vọng chính trị, bà Ann mới dần rời xa cuộc sống của một bà nội trợ.
Khi chiến dịch chạy đua vào ghế thượng nghị sỹ của ông Romney với đối thủ Ted Kennedy năm đó kết thúc thất bại, bà Romney chủ yếu được biết đến qua một bài phỏng vấn với tờ Boston Globe, trong đó bà nói nhiều đến chế độ ăn uống, các khoản đầu tư tài chính và sự thật rằng bà và chồng hiếm khi tranh cãi.
"Bà ấy trả lời quá thành thật, và thực tế thì nó không phù hợp", Thomas Whalen, chuyên gia lịch sử chính trị và là giáo sư đại học Boston nhận xét. "Nó đã cho phép Kennedy biến Romney thành một người khó gần đối với những người xung quanh, đây cũng chính là chiến thuật mà phe của tổng thống Mỹ Obama đang dùng". Sau khi chồng thất bại, Ann Romney tuyên bố với tờ Boston Globe rằng: "Dù có cho tiền tôi cũng không trả lời phỏng vấn nữa".
Những những năm sau đó, với cương vị phu nhân của thống đốc bang Massachusetts (2003 - 2007) và cùng chồng tham gia tranh cử trở thành ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa các năm 2008 và 2012, bà Romney ngày một tự tin hơn khi xuất hiện trước công chúng.
Thậm chí giờ đây bà được xem như yếu tố then chốt trong nỗ lực chạy đua vào Nhà Trắng của chồng với những cử chỉ đầy thân thiện như: đứng cạnh chồng và mỉm cười tại các cuộc vận động, ghé thăm các tiệm bánh ở Midwestern, bưng bê bánh ngọt tại các bữa sáng nhằm phục vụ tranh cử và trò chuyện vui vẻ với các phóng viên.
"Những hoạt động đó đã giúp bà ấy ngày càng tự tin", Whalen nhận xét. "Đám đông thậm chí chào đón bà ấy hơn cả chồng bởi bà đã truyền đi được cảm giác về lòng trắc ẩn và chứng tỏ mình là người biết lắng nghe. Không có bà ấy, số người tham dự sẽ thấp hơn nhiều". Ông Whalen cũng cho rằng bà Romney càng có sức hút hơn "có lẽ bởi những đau đớn bà phải chịu do bệnh đa xơ cứng. Nó khiến bà trở nên dễ cảm thông hơn" trong mắt người Mỹ.
Bà Romney từng nói rằng chứng đa xơ cứng khiến bà không thể học cao học ngành lịch sử mỹ thuật và có một sự nghiệp riêng. Thay vào đó bà luôn sát cánh bên chồng tại các sự kiến chính trị. Mặc dù trong một cuộc phỏng vấn mới đây bà thừa nhận rằng mình và chồng không bao giờ "nhất trí 100%" khi nói về chính sách, bà không tiết lộ điểm khác biệt là gì. "Xét về mặt chính trị, bà ấy luôn rất kín đáo và đó là một lợi thế", giáo sư Whalen đánh giá.
Khi tiếp xúc báo giới bà cũng thường tránh tạo ra những tranh cãi. Đến nay có lẽ sự vụ duy nhất bà gây ngạc nhiên cho công chúng đó là tuyên bố trên kênh Fox News rằng: "tôi thậm chí còn không nghĩ mình là người giàu có". Trên thực tế chồng bà có khối tài sản khoảng 200 triệu USD và nhiều tài sản tài chính đều đứng tên bà. Chỉ vài tuần sau, bà đã bị chỉ trích dữ dội bởi một số người nghèo khi lên TV với một bộ áo khoác thiết kế riêng có giá 990 USD.
Trong một lần khác Ann Romney đã khéo léo trả đũa những của chiến lược gia phe Dân chủ Hilary Rosen. Trước chỉ trích rằng Mitt Romney vẫn tìm lời khuyên từ vợ mình, một người "chưa từng làm việc một ngày trong đời", ám chỉ bà là người giàu có, có kẻ hầu người hạ, Ann Romney đã đáp lại trên trang Twitter rằng: "Chính tôi đã quyết định ở nhà để nuôi dạy 5 con trai. Tin tôi đi, việc đó không hề nhẹ nhàng".
Theo Dantri
Obama quyết giành điểm trong cuộc đối đầu thứ hai Chiến dịch tranh cử gặp khó khăn của Tổng thống Barack Obama vừa được tiếp thêm sức mạnh sau khi một loạt cuộc thăm dò cho thấy ông đang dẫn đầu ở bang mang tính "sống còn" Ohio. Khi cả Obama và đối thủ của đảng Cộng hòa Mitt Romney đang chuẩn bị cho hai cuộc tranh luận tiếp theo, một cuộc khảo...