Người Hàn Quốc giàu ở tuổi 43, nghèo hơn khi ‘xế chiều’
Người dân Hàn Quốc có một chu kỳ tài chính khá điển hình. Cụ thể, một công dân Hàn Quốc trung bình sẽ bắt đầu có dư tiền để tiết kiệm từ năm 28 tuổi, đạt đỉnh ở tuổi 43, và sau đó bắt đầu tiêu tốn nhiều hơn thu nhập khi bước vào tuổi nghỉ hưu.
Người dân mua sắm tại Ikseon-dong, Seoul, Hàn Quốc. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Seoul dẫn số liệu Thống kê chuyển khoản quốc dân năm 2022 do Tổng cục thống kê Hàn Quốc công bố ngày 26/11 cho biết người Hàn Quốc trong độ tuổi lao động (15 – 64 tuổi) đang có mức tiết kiệm khá cao, đạt thặng dư 143.900 tỷ won. Tuy nhiên, cả nhóm trẻ em và người cao tuổi lại đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt tài chính. Cụ thể, nhóm trẻ em từ 0 – 14 tuổi và nhóm người cao tuổi trên 65 tuổi có mức thâm hụt lần lượt là 176.800 tỷ won và 162.500 tỷ won.
Tổng mức tiêu dùng của người Hàn Quốc năm 2022 đã tăng đáng kể, chủ yếu do sự gia tăng của các khoản chi tiêu cho giáo dục ở giới trẻ và chăm sóc sức khỏe ở người cao tuổi. Đặc biệt, nhóm trong độ tuổi 17 là những người tiêu dùng nhiều nhất, với mức chi tiêu bình quân đầu người lên tới 41,13 triệu won (29.400 USD).
Video đang HOT
Thu nhập của người lao động Hàn Quốc tăng đều từ năm 17 tuổi và đạt đỉnh ở tuổi 43. Tuy nhiên, sau độ tuổi này, thu nhập có xu hướng giảm dần. Điều này một phần là do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường lao động và sự thay đổi trong cơ cấu dân số của đất nước.
Cụ thể, thu nhập tiền lương bình quân trên đầu người của Hàn Quốc đạt đỉnh ở độ tuổi 43 với 41,62 triệu won và thu nhập từ lao động tự kinh doanh trên đầu người cao nhất ở độ tuổi 50 là 1,69 triệu won.
Tài khoản chuyển khoản quốc dân là chỉ báo sử dụng thông tin về thu nhập và tiêu dùng lao động theo độ tuổi của toàn dân để xác định cơ cấu thặng dư/thâm hụt của các hoạt động kinh tế theo độ tuổi ở cấp độ cá nhân. Các chuyên gia cho biết khi tình trạng tỷ lệ sinh thấp và tình trạng lão hóa ngày càng trầm trọng ở Hàn Quốc, cần phải chuẩn bị các chỉ số định lượng về phân bổ và tái phân bổ nguồn lực kinh tế giữa các nhóm tuổi phản ánh những thay đổi trong cơ cấu dân số. Chính vì thế, năm 2019, lần đầu tiên, Chính phủ Hàn Quốc công bố số liệu thống kê chuyển khoản quốc dân của năm 2016. Lần công bố này là lần thứ 6.
Nobel 2024: Han Kang - Biểu tượng văn chương và niềm tự hào của Hàn Quốc
Ngày 10/10/2024 đã trở thành một cột mốc lịch sử cho đất nước Hàn Quốc khi nữ văn sĩ Han Kang đã mang về giải Nobel Văn học đầu tiên cho "Xứ sở Kim chi".
Thành tựu này không chỉ làm bừng lên niềm tự hào sâu sắc trong lòng người dân Hàn Quốc, mà còn đánh dấu một bước tiến lớn của Hàn Quốc trên bản đồ văn hóa thế giới.
Nữ nhà văn người Hàn Quốc Han Kang tại cuộc họp báo ở Seoul ngày 14/11/2023. Ảnh tư liệu: Yonhap/TTXVN
Thông tin về chiến thắng của nhà văn Han Kang đã ngay lập tức khiến cả đất nước Hàn Quốc bùng nổ trong niềm vui sướng. Từ Tổng thống Yoon Suk Yeol cho đến các ngôi sao K-pop hàng đầu như BTS, tất cả hòa chung niềm hân hoan. Tổng thống Yoon Suk Yeol gọi đây là "một thành tựu lịch sử" và "một khoảnh khắc đáng tự hào của dân tộc".
Trong khi đó, thành viên RM của BTS xúc động chia sẻ niềm vui trên mạng xã hội với biểu tượng trái tim và nước mắt, thể hiện sự ngưỡng mộ đối với chiến thắng này.
Nhưng có lẽ, người cảm xúc nhất chính là cha của Han Kang, nhà văn kỳ cựu Han Seung Won. Trong một cuộc phỏng vấn với báo giới, ông thừa nhận: "Tôi hoàn toàn bị choáng ngợp, như thể cả thế giới đảo lộn vậy". Ông không ngờ rằng cô con gái mình lại có thể đạt đến đỉnh cao vinh quang đến vậy.
Han Kang không chỉ đơn thuần là một nhà văn, mà còn là người khai phá những khía cạnh sâu sắc của tâm hồn con người qua các tác phẩm vị nhân sinh. Các tác phẩm tiêu biểu của bà như "The Vegetarian" hay "Human Acts" đi sâu vào những bi kịch cá nhân và nỗi đau dân tộc với những trang viết đầy ám ảnh, đau đớn nhưng vẫn mang tính nhân văn sâu sắc. Những ngôn từ của bà không chỉ mô tả sự bạo lực hay tàn khốc của chiến tranh, mà còn khắc họa tình yêu thương, sự đồng cảm với những phận người mong manh và tổn thương bởi thời cuộc. Văn phong tinh tế của bà gợi lên lòng trắc ẩn và sự đồng cảm từ độc giả toàn cầu, giúp họ nhận ra giá trị của tình yêu thương và nhân loại giữa những đau thương khốc liệt. Cha bà tự hào nhận xét: "Kang khắc họa bi kịch một cách sâu sắc, buồn bã nhưng cũng thật đẹp đẽ".
Năm 2016, Han Kang đã làm rạng danh văn học Hàn Quốc khi giành giải Man Booker quốc tế với tiểu thuyết "The Vegetarian". Tác phẩm của bà đã mở ra cánh cửa đưa văn học Hàn Quốc ra văn đàn thế giới. Dù đạt được những thành tựu lớn lao, nhưng Han Kang vẫn luôn khiêm tốn và muốn tiếp tục cống hiến qua con chữ hơn là danh tiếng. Bà từng chia sẻ: "Điều tốt nhất có lẽ là ẩn mình trong phòng và bắt đầu viết ngay khi có thể".
Và giờ đây, với giải Nobel Văn học 2024, Han Kang một lần nữa khẳng định vị thế của mình và củng cố danh tiếng của văn hóa Hàn Quốc trên trường quốc tế. Bước tiến của bà góp phần vào chuỗi thành công rực rỡ của văn hóa Hàn Quốc, từ những bộ phim đoạt giải Oscar như "Parasite" cho đến sự bùng nổ của âm nhạc K-pop trên toàn cầu qua các nhóm nhạc như BTS và BLACKPINK. Giờ đây, văn học Hàn Quốc cũng đã có chỗ đứng vững chắc với giải Nobel đầy danh giá này.
Lễ công bố giải Nobel Văn học năm 2024 tại Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển ở Stockholm, ngày 10/10/2024. Ảnh: AA/TTXVN
Không chỉ là niềm tự hào của riêng Hàn Quốc, Han Kang còn đại diện cho dấu ấn châu Á trên trường văn học thế giới. Những cái tên như Rabindranath Tagore của Ấn Độ hay Yasunari Kawabata và Kenzaburo Oe của Nhật Bản đã từng đưa văn học châu Á lên đỉnh cao với giải Nobel. Và giờ đây, Han Kang tiếp bước, khẳng định rằng văn học Hàn Quốc hoàn toàn có thể sánh vai với những tác phẩm lớn của thế giới.
Thú cưng - mảng kinh doanh sinh lợi cao ở Hàn Quốc Trong bối cảnh người trẻ ngại kết hôn và tỷ lệ sinh giảm, xu hướng nuôi thú cưng để làm bạn đồng hành ngày càng phổ biến ở Hàn Quốc. Những chú chó tại Triển lãm thú cưng ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN Người dân Hàn Quốc không ngần ngại chi hàng triệu won để đảm bảo người bạn đồng hành thân...