Người Hàn Quốc “có chết cóng cũng uống cà phê đá”: Giữa bão tuyết, hai cô gái vẫn ôm khư khư ly nước đá để đu trend…
“Thà viêm họng còn hơn phải uống cà phê nóng” – Một bộ phận người Hàn Quốc khăng khăng như vậy.
Mùa đông năm nay, bên Hàn đang rộ lên 얼죽아 – 얼어 죽어도 아이스 커피 – câu ghép này đại ý chỉ việc bất chấp dùng đồ đá lạnh dù thời tiết có ra sao. Thậm chí, câu ghép còn trở thành trào lưu hot ngoài đời, ảnh hưởng tới cả doanh số bán hàng của các thương hiệu cà phê.
Cụm từ này trở thành trend trên MXH Hàn Quốc
Vụ việc được chú ý rộng rãi hơn nhờ một phân cảnh trong bản tin thời tiết Seoul được chiếu trên sóng truyền hình cuối tuần vừa qua. Theo đó, trời đổ tuyết lớn, hai cô gái đi qua đường mặc áo chùm kín nhưng trên tay vẫn là ly nước đá, còn che chắn cho ly nước khỏi dính tuyết.
Hai cô gái là “tín đồ” của “có chết lạnh cũng uống cà phê đá”
Hình ảnh hai cô gái lập tức gây sốt trên diễn đàn khi là “minh chứng sống” cho câu ghép kể trên. Dân mạng đều “tay bắt mặt mừng”: “Tìm thấy đồng môn rồi”, “Tình yêu của mình với đồ uống đá không thể nào dập tắt được”, “Thà không uống còn hơn phải uống đồ nóng”…
Có chết cóng cũng phải uống cà phê đá
Theo trang Thông tin Hàn Quốc, doanh thu bán các đồ uống có đá không hề giảm vào mùa đông. Một đại diện của hãng Starbucks Korea cho biết, nhờ hiệu ứng 얼죽아 mà doanh số bán hàng của hãng đã tăng lên 2% trong mùa đông này.
Được biết, người Hàn Quốc đa số đều chuộng uống Americano – một loại đồ uống từ espresso thêm nhiều nước. Dù về căn bản được làm từ nước nóng nhưng người Hàn thường hay uống Americano đá, trở thành một loại cà phê giải khát phổ biến.
Video đang HOT
Nhiều sao Hàn cũng mê mẩn Americano
Quán cà phê "TRẢ TIỀN TÙY TÂM TRẠNG" chỗ đẹp, nước ngon, vỏn vẹn 8 cái ghế mà khách trả bao nhiêu anh chủ cũng chịu
Bạn sẽ không nghe nhầm đâu! Một quán cà phê nhỏ, phủ bởi một lớp sơn đen huyền bí nằm ngay giữa con phố đắt đỏ Văn Miếu (Hà Nội).
"HỘP TÙY TÂM TRẠNG"? Có lẽ sẽ nhiều người thắc mắc hộp có nghĩa là gì? Ý tại mặt chữ: bạn uống cà phê bao nhiêu tùy bạn, và trả tiền bao nhiêu cũng... tùy tâm trạng của bạn nốt. Cho dù là 5 nghìn, 10 nghìn hay 100 nghìn cũng chẳng sao bởi điều đó không quan trọng!
Nếu đọc đến đây nhiều người có vẻ không tin và trong đầu bạn sẽ vang lên vô vàn câu hỏi trước hình thức kinh doanh này. Nằm giữa thủ đô tấp nập, một quán cà phê nhỏ xinh trên phố Văn Miếu lại đang kinh doanh theo hình thức "lạ lùng" đó. Chủ quán là Vũ Tú - anh chàng bỏ công việc văn phòng để theo đuổi đam mê cà phê.
MENU 5 MÓN, 8 CHỖ NGỒI TẠI QUẦY BAR NHƯNG THAY VÌ HƠI CỒN THÌ LÀ HƯƠNG CÀ PHÊ
Nằm đối diện Văn Miếu Quốc Tử Giám, một ngôi nhà với biển hiệu tên là Refined toàn màu đen, bên trong hắt một chút ánh sáng vàng nhạt ấm cúng, yên ả. Sau lớp cửa kính đó là 4 bức tường cũng phủ một màu đen và âm thanh nhạc jazz trầm bổng, tổng diện tích quán chỉ vỏn vẹn gần 20m2.
Khi được hỏi về cái tên Refined thì với anh Tú việc pha một ly cà phê cũng cần phải tỉ mỉ đến từng bước nhỏ. Cách anh cân từng lượng cà phê, lượng nước, lượng sữa để thấy được sự trau chuốt. Thậm chí để chọn được loại hạt anh đã phải gửi cho 300 người để thử nghiệm.
Không giống như những quán cà phê khác, Refined chỉ bao gồm quầy bar pha chế và 8 chiếc ghế bao quanh. Mọi hoạt động của quán sẽ chỉ tập trung diễn ra tại quầy bar đó. Tại đây, mọi người có thể nhìn được toàn bộ quy trình để tạo ra một ly cà phê. Nếu bạn có niềm đam mê với cà phê và tìm những người cùng sở thích thì đây là một địa điểm hợp lý. Tuy chỉ với diện tích nhỏ nhưng quán được chăm chút đến từng chi tiết.
Trò chuyện và kết nối với khách hàng nhiều hơn nhờ việc thiết kế quầy bar.
Khi được hỏi tại sao lại có dụng ý như vậy thì chủ quán cho biết rằng: "Anh muốn ít nhưng chất. Việc ngồi tại quầy bar như vậy sẽ tiện cho việc chăm sóc và giao lưu với khách hàng. Đồng thời, mỗi vị khách có thể hiểu và biết được quy trình để ra thành phẩm một cốc cà phê như nào?"
Menu của quán bao gồm 5 món, trong đó có tới 2 món với những cái tên rất lạ là "Tuesday" và "Văn Miếu" được lấy cảm hứng từ những vị khách quen.
"HỘP TÙY TÂM TRẠNG" ĐỂ KHÁCH HÀNG TỰ FIX MỘT MỨC GIÁ CHO TRẢI NGHIỆM CỦA BẢN THÂN
Chắc hẳn mô hình quán cà phê trả tiền tùy tâm khiến nhiều người thấy khá là kì lạ với hình thức kinh doanh của anh Tú. Không ai tin rằng một quán cà phê nằm mặt đường một con phố sầm uất đối diện một địa điểm du lịch có tiếng ở Hà Nội lại không để giá niêm yết đồ uống.
Khi được hỏi anh Tú về ý tưởng trên, anh chia sẻ: "Cũng không nghĩ quá nhiều, lúc đầu mở quán để bạn bè biết thôi, xong bạn bè đòi trả tiền thì không biết như nào nên đành bảo mọi người để vào cái hộp kia bao nhiêu thì tùy. Rồi dần dần hình thành chiếc hộp "Tùy Tâm Trạng". Đồng thời, cà phê vốn để làm ổn định là rất khó, hôm nay khách đến có thể ngon nhưng hôm khác có thể không. Vì vậy, anh để cho khách hàng tự fix một mức giá cho trải nghiệm của mình."
Bình thường để sử dụng một dịch vụ nào đó thì mọi người thường sẽ phải bỏ ra một số tiền cố định cho trải nghiệm của mình. Nhưng khi đến đây lại được trải nghiệm một hình thức lạ lùng có 1-0-2 tự trả giá. Có lẽ, có nhiều người sẽ như tôi khá "lấn cấn" không biết rằng sẽ phải trả bao nhiêu cho trải nghiệm này của bản thân.
KHÁCH BỎ BAO NHIÊU CŨNG VUI, KHI SẢN PHẨM CỦA MÌNH CHUẨN CHỈNH THÌ MỌI THỨ SẼ ĐẾN VỚI MÌNH
"Cùng đó do ngày trước anh làm tài chính, đầu lúc nào cũng làm về số. Nên đến sở thích của bản thân thì anh không muốn quan tâm về tiền nữa mà thứ anh quan tâm là chất lượng", anh Tú chia sẻ.
Chắc chắn sẽ có nhiều người có cùng câu hỏi với tôi: "Lỡ rồi khách đến không trả tiền hoặc bỏ ít hơn số tiền mà để chi trả cho nguyên liệu một cốc cà phê thì sao? Vậy quán sẽ duy trì như thế nào?". Anh chủ Refiend chỉ cười: "Cũng hên xui lắm. Hiện tại anh thấy cách hoạt động này khá ổn, để anh duy trì và trang trải quán. Có hôm bỏ hộp ra thấy đồng 500, 200 nhiều lắm thì anh nghĩ rằng khách hàng đã đánh giá trải nghiệm này rất cao. Đồng thời, anh thấy cũng có lợi ích lắm, giảm thiểu quá trình vận hành này, không cần thu ngân tính tiền, thời gian order..."
Với anh Tú thì thứ anh quan tâm, tính toán chỉ liên quan đến cà phê: "Khi mình làm cái gì đó chuẩn chỉnh, chất lượng thì tiền cũng sẽ đến thôi. Chung quy lại khách bỏ gì vào quán cũng rất vui".
MUỐN MỌI NGƯỜI THAY ĐỔI TƯ DUY VỀ HẠT CÀ PHÊ VIỆT NAM, LAN TỎA VĂN HÓA CÀ PHÊ PHIN
Như đã chia sẻ ở trên, một chàng trai bỏ công việc văn phòng ổn định và sở thích chu du khắp nơi để dành gần như nguyên ngày để đem lại những trải nghiệm cho khách hàng và nghiên cứu, học hỏi thêm về cà phê.
Anh Vũ Tú - chủ quán Refined.
Khi được hỏi về đến với cà phê, anh Tú chia sẻ: "Chỉ đơn giản là anh đam mê cà phê thôi, hồi trước anh thường thử cà phê rất nhiều nơi. Rồi đến cái thời điểm không thể ra quán được nữa, anh bắt đầu học pha cà phê tại nhà. Nhưng cái cảm giác uống cà phê ngon quen rồi, pha ở nhà uống rất dở nên anh quyết định mày mò học và nghiên cứu sâu hơn. Rồi quyết định đi học, đi trải nghiệm từng bước để làm nên một cốc cà phê hoàn chỉnh."
Với nhiều người có lẽ, việc quyết định từ bỏ công việc ổn định để làm một ngành dịch vụ đang chịu ảnh hưởng của dịch là hơi "liều lĩnh" nhưng với anh Tú: "Lúc mình bắt đầu cũng không nghĩ rằng dịch sẽ diễn ra như vậy. Mình chắc chắn không biết trước tương lai. Nếu mình không làm mình cứ ngồi mình thì khó lắm, tính anh là thích là làm, làm đến nơi đến chốn, quyết liệt".
Ngoài ra quán còn bán theo hình thức Take away hoặc bột và hạt cà phê cho khách tự pha.
Rồi tình cờ khi tham gia một cuộc thi rang cà phê Vietnam Open Roastmasters Championship 2021, anh Vũ Tú đã đạt giải Ba. Từ đó, anh cũng quyết định theo đuổi hành trình thay đổi tư duy của mọi người về hạt cà phê Việt Nam, đồng thời lan tỏa văn hóa cà phê phin cả trong và ngoài nước.
"Trong mắt thế giới thì hạt Robusta (Cà phê vối) là thứ hạt rẻ tiền và kém chất lượng. Nên anh muốn thay đổi suy nghĩ như vậy. Tất nhiên, mình sẽ không thay đổi được cả thế giới đâu nhưng ít nhất mình có thể thay đổi được ít nhất 10, 100... người đến với mình. Rồi dần dần sẽ lan tỏa ra. Đặc biệt Robusta ở Việt Nam đang rất phát triển cả về chất và lượng. Vậy tại sao mình lại không phát huy cái điểm mạnh đó?"
Rồi kèm theo tìm ra được loại hạt cà phê ưng ý thì sẽ đến là pha bằng cái gì? Với anh chàng đam mê văn hóa thì liền nghĩ ngay đến chiếc "PHIN" - một đồ dùng quen thuộc đã được các thế hệ trước dùng để pha cà phê, là một thứ rất thân thuộc. Ngoài ra, anh cũng muốn giới trẻ biết nhiều hơn đến với cách pha cà phê bằng phin.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo diện style trẻ trung ra sân bay, tháp tùng Thủ tướng trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản Nhan sắc của vợ cũ "vua cà phê" ngày càng thăng hạng. Bà Lê Hoàng Diệp Thảo vừa đăng tải bài viết chia sẻ niềm vinh hạnh khi được tháp tùng thủ tướng chuyến thăm chính thức Nhật Bản 22-25/11/2021. Không chỉ tháp tùng thủ tướng mà nhân cơ hội đó bà còn muốn tìm cơ hội và hợp tác đưa thương hiệu...