Người hâm mộ trải nghiệm cắm trại giữa sa mạc xem World Cup 2022
Nước chủ nhà Qatar hy vọng người hâm mộ khắp thế giới sẽ có những trải nghiệm thú vị trong thời gian diễn ra World Cup 2022.
Trải nghiệm cắm trại xem World Cup
World Cup đang diễn ra và hàng triệu người hâm mộ trên khắp thế giới đã đến Doha, tương đương với khoảng 37% dân số cả nước .
Ảnh minh họa. Nguồn: Getty
Ý tưởng cắm trại xem World Cup 2022 của Qatar đã tạo cơ hội cho người hâm mộ có những trải nghiệm đáng nhớ ở đây vì giá cả phòng đắt đỏ và cũng không đáp ứng đủ lượng khách lớn. Lều trại cũng được trang bị cả điều hòa để giảm lạnh giữa đêm sa mạc hay làm mát vào thời điểm nóng bức của buổi sáng.
Đối với rất nhiều người hâm mộ bóng đá nước ngoài, trải nghiệm đến với World Cup ở Doha bắt đầu ngay mỗi buổi sáng tại khu cắm trại giữa sa mạc. Để ở khách sạn tại trung tâm Doha, du khách bắt buộc phải đặt trước phòng và chi phí cao hơn hẳn so với ngân sách lưu trú tạm thời tại ngôi làng cắm trại ở Al Khor. Với nhiều người, trải nghiệm này giống như một cuộc phiêu lưu. Vào ngày 23/11, một nhạc công đã thổi nhạc dance điện tử giữa đám đông người hâm mộ tụ tập ở lều, nhấm nháp nước ngọt và nhìn lên màn hình lớn xem bóng đá World Cup.
“Tôi ở đây vì không thể tìm thấy bất cứ nơi nào khác. Rất khó khăn để đi bộ đến Doha mỗi sáng từ ngôi làng cắm trại nhưng chi phí khách sạn quá đắt đỏ”, Haidar Haji, một kỹ sư kiến trúc 27 tuổi đến từ Kuwait cho biết. Giá ở làng cắm trại dành cho người hâm mộ dao động khoảng 450 USD/đêm. Lều được trang bị hệ thống nước và nội thất cơ bản. Ở đây có một hồ bơi và nhà hàng Ả rập cao cấp.
Kể từ thời điểm Qatar chính thức trở thành chủ nhà của World Cup, quốc gia Ả rập này đã liên tục nỗ lực để khắc phục tình trạng chỗ ở cho người hâm mộ trên khắp thế giới đến đây xem bóng đá. Các chương trình hạ tầng cung cấp hàng chục nghìn phòng ốc tại các khách sạn mới, căn hộ cho thuê và thậm chí là ba tàu du lịch khổng lồ được huy động thành chỗ ở cho người hâm mộ.
Tuy nhiên giá cả tăng cao đã buộc nhiều người hâm mộ phải đến các khu cắm trại tại sa mạc xa xôi và những ngôi làng dành cho người hâm mộ ở ngoại ô của Doha, bao gồm cả khu gần sân bay có các phòng hộp tôn. Theo ông Omar Al-Jaber, Người đứng đầu bộ phận lưu trú tại Ủy ban Vận chuyển và Di sản, khoảng 1.000 chiếc lều “kiểu của người du mục Ả Rập” đã được dựng lên cho những người hâm mộ bóng đá muốn đến xem World Cup. Trong đó, khoảng 200 lều sẽ cực kỳ sang trọng và xa hoa và mức giá thuê mỗi đêm sẽ rất đắt đỏ. Qatar muốn mang đến cơ hội cho người hâm mộ được sống trong sa mạc, thưởng thức trải nghiệm hoạt động cắm trại đặc sắc ở nước này.
Thỏa mãn giấc mơ World Cup
Tại ngôi làng AI Khor, nhiều người hâm mộ đã nói rằng chỗ ở có xa so với nơi diễn ra World Cup nhưng lại là một trải nghiệm không tồi.
Video đang HOT
“Khoảng cách xa đến sân vận động xem bóng đá ở Doha nhưng tôi không biết phải làm thế nào. Mặc dù một số sân vận động có thể kết nối với mạng lưới tàu điện ngầm để đến Doha nhưng chúng tôi vẫn phải đi bộ khoảng hơn 2km từ các nhà ga. Bạn có thể đi xe bus, với một số điểm trả khách phải đi bộ từ cổng sân vận động, và các quán bar hay nhà hàng hấp dẫn có thể xa hơn chút”, Paola Bernal nói.
Nathan Thomas, một nhà thiết kế trang web nói rằng anh rất hài lòng khi được gặp người dân Ả rập đích thực. Nhiều du khách sẽ lo lắng về an ninh vì lều không có khóa và vạt có thể dễ dàng mở.
“Chúng tôi vẫn nói với du khách rằng đây là quốc gia an toàn và đừng quá lo lắng”, Nathan Thomas nói.
Mặt khác, từ khu vực dành cho cổ động viên Free Zone ở sa mạc phía nam Doha cũng có các phòng lưu trú giống như container. Lưu trú ở cabin là một trong những lựa chọn chỗ ở rẻ nhất hiện nay với mức giá khoảng 200 USD/đêm. Cứ sau vài phút, những chiếc máy bay thấp lại chở khách đến sân bay cũ để tiếp nhận các chuyến bay đưa đón hàng ngày đến mỗi giải đấu. Các biểu ngữ dán trên máy bay kêu gọi người người hâm mộ “hãy vui lên”.
Theo CNN, làng cổ động viên Cabins Free Zone cách trung tâm Doha khoảng 20 phút di chuyển bằng tàu điện ngầm. Các cabin san sát, màu sắc khác nhau và sắp xếp theo bảng chữ cái. Các biển “Chào mừng” được viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Arab và dán ở mặt trước một số cabin. Các container bán đồ ăn phục vụ nhiều món khác nhau, xếp dọc theo con đường chính của ngôi làng. Cho dù là ở đâu tại Qatar, người hâm mộ đều có thể thỏa mãn với đam mê bóng đã tại World Cup 2022.
“Có mặt ở đây thực sự là giấc mơ đối với tôi từ khi còn nhỏ”, Aman Mohammed, 23 tuổi đến từ Ấn Độ cho biết sau khi chờ vài giờ để về ở khu cắm trại.
Người hâm mộ World Cup 'vỡ mộng' làng cổ động viên mọc giữa sa mạc
Nhiều người hâm mộ World Cup có kinh phí eo hẹp lựa chọn lưu trú ở những làng cổ động viên cách xa trung tâm Doha.
Tuy vậy, không phải ai cũng có hài lòng với trải nghiệm tại đây.
Một người hâm mộ Canada đóng lều tại làng cổ động viên Al Khor hôm 23/11. Ảnh: AP.
Đối với nhiều người ngoại quốc, con đường đến với World Cup ở Doha bắt đầu mỗi sáng tại một khu cắm trại mọc lên giữa sa mạc. Với nhiều người, các khách sạn ở trung tâm Doha quá đắt đỏ, nên họ buộc phải chọn lưu trú trong những căn lều xa xôi ở Al Khor, theo AP.
Một số người khác chọn ở lại đây vì muốn thử cảm giác phiêu lưu. Hôm 23/11, một DJ chơi nhạc điện tử, xung quanh là nhóm người hâm mộ nằm dài trên ghế túi đậu, nhâm nhi nước ngọt và xem màn hình lớn.
"Tôi ở đây vì không thể tìm thấy bất cứ nơi nào khác", Haidar Haji, kiến trúc sư 27 tuổi đến từ Kuwait, cho biết. Anh cảm thấy mệt mỏi khi phải di chuyển từ ngôi làng này tới Doha mỗi sáng, nhưng anh không còn lựa chọn nào khác. "Các khách sạn đắt phát điên", anh nói.
Dẫu vậy, giá cả tại làng cổ động viên Al Khor không hề rẻ. Haji cho biết anh phải trả 450 USD/đêm tại nơi tạm bợ này, nơi mà chính quyền quảng cáo là "điểm đến hoàn hảo cho kỳ nghỉ thú vị và xa hoa". Trong lều có hệ thống ống nước và nội thất cơ bản, còn trong khu thì có hồ bơi và nhà hàng Arab cao cấp.
"Ở Tehran còn dễ tìm rượu hơn"
Kể từ thời điểm Qatar nhận quyền đăng cai World Cup 2022, nỗi lo lắng về việc làm thế nào để đất nước này chứa đủ lượng người hâm mộ đổ về đây luôn thường trực. Con số này rơi vào khoảng 1,2 triệu người - tương đương gần 1/3 dân số.
Qatar đã xây mới hàng chục nghìn phòng, từ khách sạn, căn hộ, thậm chí là cả 3 con tàu du lịch khổng lồ. Tuy vậy, giá cả đắt đỏ buộc nhiều người hâm mộ phải tiết kiệm, tới các khu cắm trại xa xôi trên sa mạc và làng cổ động viên nằm ở ngoại ô Doha.
Những chiếc lều tại Al Khor. Ảnh: AP.
Tại làng cổ động viên Al Khor, nhiều người phàn nàn vì khung cảnh đìu hiu và thiếu nơi bán đồ có cồn.
"Thành thật mà nói, ở Tehran còn dễ tìm rượu bia hơn", Parisa, công nhân dầu mỏ 42 tuổi người Iran, cho biết. Cô nhìn chằm chằm vào khoảng không trong khu vực chung và nói không biết làm thế nào để lấp đầy thời gian rảnh. Các quán bar và khách sạn hào nhoáng của Doha cách xa hàng dặm.
"Tôi đã nghĩ họ sẽ mở cửa nhiều địa điểm hơn để người nước ngoài vui chơi", cô nói.
Paola Bernal đến từ Tabasco, miền Nam Mexico, không chắc bản thân mong đợi điều gì từ kỳ World Cup đầu tiên ở Trung Đông. Tuy nhiên, cô rất ngạc nhiên về thời gian di chuyển tại Qatar. Cô nói xe buýt tại khu cắm trại giống "mớ hỗn độn" và ngừng chạy lúc 22h, buộc người hâm mộ phải bỏ số tiền lớn để đi Uber.
"Quãng đường rất xa, tôi không biết phải làm thế nào", cô nói. Mặc dù một số sân vận động được kết nối với mạng lưới tàu điện ngầm mới xây dựng của Doha, người sử dụng thường phải đi bộ 2,5 km từ các nhà ga.
Phong cảnh có phần khô cằn ở Al Khor không phải là thiên đường cho những người thích chụp ảnh. Tuy nhiên, Nathan Thomas cho biết anh rất hài lòng với khung cảnh "Arab đích thực". Anh lo lắng nhất là vấn đề an ninh: Không phải lều nào cũng nằm trong tầm kiểm soát của chốt gác, lều không có khóa và dễ dàng mở cửa lều.
"Chúng tôi liên tục nói với mọi người đây là đất nước an toàn, đừng lo lắng", anh nói.
Lộn xộn
Từ làng cổ động viên Free Zone ở sa mạc phía nam Doha, các cổ động viên kéo vali băng qua những dải cỏ nhân tạo dưới ánh đèn sân vận động chói lóa.
Theo CNN, làng cổ động viên Cabins Free Zone cách trung tâm Doha khoảng 20 phút di chuyển bằng tàu điện ngầm. Chỉ vài ngày trước giờ bóng lăn, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh nhà vệ sinh còn ngổn ngang, trong khi dây điện vẫn cuộn trên đất.
Nhiều người phàn nàn họ phải chờ đợi quá lâu mới được nhận phòng. Tối 23/11, một nhóm khách phải xếp hàng chờ khi không thể nhận phòng vì lễ tân không nắm được ai đã trả phòng.
"Tình hình này rất lộn xộn", Mouman Alani từ Morocco cho biết.
Một người trêu chọc trên Twitter, gọi khu vực này là "Lễ hội Fyre 2.0", đề cập tới lễ hội âm nhạc tai tiếng được quảng cáo là "nơi nghỉ ngơi sang trọng", nhưng thực chất chỉ là nơi trú ẩn tạm bợ.
Làng cổ động viên Free Zone xây dựng nơi cabin lưu trú giống như container. Ảnh: Channel NewsAsia.
Aman Mohammed - 23 tuổi đến từ Kolkata, Ấn Độ - cho biết: "Khi chúng tôi nhận phòng, mọi thứ rối tung lên". Anh đã phải đợi 2 tiếng dưới cái nắng gay gắt để chờ người dọn dẹp. "Mùi cực kỳ hôi thối, giống như một phòng tắm kinh khủng. Thật là thảm hại", anh mô tả.
Channel NewsAsia cho biết các phòng tại làng cổ động viên Cabins Free Zone được trang bị điều hòa, 2 giường đơn, bàn, ghế, đèn, tủ lạnh, ấm đun nước và nhà vệ sinh. Một đêm tại đây có giá từ 207 USD.
Tuy nhiên, anh Mohammed nhấn mạnh quảng cáo không sai sự thật. Trên trang web hiển thị những container kim loại đầy màu sắc xếp san sát nhau giữa một bãi đất rộng lớn. Mặc dù thất vọng, anh cũng nói suy cho cùng, World Cup là về bóng đá.
"(Cristiano) Ronaldo đang chơi kỳ World Cup cuối cùng, tôi ở đây chỉ để gặp anh ấy", Mohammed nói, ám chỉ siêu sao đang thi đấu cho tuyển Bồ Đào Nha. "Được xem giải đấu là giấc mơ với tôi từ khi còn nhỏ".
'Đột nhập' địa điểm đóng quân của 32 đội tuyển dự World Cup 2022 32 đội bóng tham dự World Cup đã chọn 32 đại bản doanh với những tiêu chí, điều kiện khác nhau. Có đội chọn ở ngay trung tâm, có đội lại muốn tránh xa sự ồn ào của đô thị, có đội ở hẳn trong khuôn viên của một CLB bóng đá... Hãy cùng Tiền Phong tìm hiểu sự độc đáo của 32...