Người hâm mộ TPHCM vỡ òa khi tuyển Việt Nam thắng Thái Lan
Hàng nghìn cổ động viên tại TPHCM vỡ òa khi tiề.n đạo Xuân Son lập cú đúp, giúp Việt Nam hạ Thái Lan 2-1 ở trận chung kết lượt đi AFF Cup 2024.
Tối 2/1, không khí tại TPHCM nóng lên khi người hâm mộ từ khắp nơi đổ về chợ Bình Tây (quận 6) để cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam trong trận chung kết lượt đi với Thái Lan.
Người hâm mộ TPHCM vỡ òa cảm xác khi đến phút 59, Quang Hải treo bóng để Văn Thanh đán.h đầu chuyền bóng cho Xuân Son ập vào đán.h đầu cận thành ghi bàn mở tỷ số trận đấu.
Khoảng 19h30, những con phố tại TPHCM tràn ngập màu cờ sắc áo. Nhiều người hâm mộ đã bắt đầu tập trung từ sớm, mang theo băng rôn, cờ Tổ quốc và những chiếc áo cờ đỏ sao vàng để cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam.
Tại khu vực chợ Bình Tây, tiếng hô vang “Việt Nam chiến thắng” đã tạo nên một bầu không khí phấn khích, đầy hào hứng.
“Việt Nam và Thái Lan là hai đội bóng có thành tích nổi bật trong khu vực Đông Nam Á. Đây là cơ hội để đội tuyển Việt Nam khẳng định sức mạnh và quyết tâm của mình trên sân nhà. Dù kết quả thế nào tôi cũng sẽ ủng hộ tuyển Việt Nam”, anh Hoàng Long (quận Phú Nhuận) chia sẻ.
Video đang HOT
Theo thống kê, Việt Nam đã gặp Thái Lan 29 trận ở cấp đội tuyển quốc gia nhưng mới thắng 3 trận, hòa 8 trận và thua tới 18 trận. Chính vì vậy, trận đấu tối nay, thầy trò huấn luyện viên Kim Sang-sik được kỳ vọng sẽ “làm nên chuyện” sau khi ghi nhận chuỗi đấu bất bại đến thời điểm hiện tại.
“Tôi đã chờ đợi trận đấu này từ rất lâu. Tôi tin rằng đội tuyển Việt Nam sẽ thi đấu hết mình để mang lại niềm vui cho người hâm mộ”, một cổ động viên chia sẻ.
Một cổ động viên nhỏ tuổ.i cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam chiến thắng Thái Lan.
Khu vực chợ Bình Tây rực rỡ cờ đỏ sao vàng. Màn hình LED được trang bị để người dân thưởng thức trọn vẹn.
Trước trận đấu này, “Rồng vàng” đang được đán.h giá cao hơn so với Thái Lan.
Người hâm mộ vỡ òa trong những pha bóng của Đội tuyển Việt Nam trước đối thủ Thái Lan.
Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam chi 1 tỷ USD nhập khẩu gạo
Chỉ trong 9 tháng, giá trị nhập khẩu gạo đã lên tới 1 tỷ USD. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử kim ngạch nhập khẩu gạo của Việt Nam chạm mốc tỷ USD.
Việt Nam đã xuất khẩu hơn 7 triệu tấn gạo, thu về 4,37 tỷ USD chỉ trong 9 tháng năm 2024. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng gạo xuất khẩu tăng 9,2%, còn giá trị tăng mạnh 23,5%.
Nhưng ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu gạo của nước ta cũng tăng mạnh.
Nguồn tin của VietNamNet cho biết, tháng 9 vừa qua, kim ngạch nhập khẩu gạo của nước ta tăng vọt 154,2% so với tháng cùng kỳ năm ngoái, đạt 117 triệu USD.
Lũy kế 9 tháng năm nay, nước ta đã chi 996 triệu USD để nhập khẩu các mặt hàng gạo về phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng nội địa, tăng mạnh 57,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là con số cao kỷ lục lịch sử, đồng thời vượt xa kim ngạch nhập khẩu 860 triệu USD của cả năm 2023.
Nếu theo tốc độ nhập khẩu như hai tháng vừa qua, năm 2024, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này có thể lên tới 1,3 tỷ USD.
Một số ý kiến thắc mắc, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo top đầu thế giới sao lại phải chi lượng tiề.n lớn để nhập mặt hàng này mỗi năm.
Trên thực tế, các sản phẩm lúa gạo có nhiều phân khúc khác nhau như: gạo để nấu cơm; gạo nguyên liệu để chế biến ra bánh, bún, phở,... Do đó, vài năm gần đây, ngoài xuất khẩu, nước ta cũng nhập một lượng lớn gạo để bù đắp trong trường hợp cần thiết; hoặc nhập gạo từ quốc gia xuất khẩu lớn như Ấn Độ để chế biến thực phẩm, làm phụ phẩm, thức ăn chăn nuôi.
Từ năm ngoái đến nay, nhiều thời điểm giá gạo của Việt Nam vượt xa các đối thủ cạnh tranh là Thái Lan và Pakistan.
Thống kê cho thấy, giá xuất khẩu gạo trung bình của Việt Nam trong 9 tháng năm nay ở mức 624 USD/tấn, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, theo ghi nhận từ các doanh nghiệp, giá gạo nhập khẩu về đến Việt Nam phổ biến trong khoảng 480-500 USD/tấn.
Những năm gần đây, nông dân cũng dần chuyển sang trồng giống gạo thơm, gạo chất lượng cao. Giá những loại gạo này trên thị trường rất cao. Làm bún, phở, bánh tráng chỉ cần gạo dai, nở và giá thấp. Do đó, với khoảng cách chênh lệch lớn giữa gạo trong nước và nhập khẩu, các doanh nghiệp sản xuất lựa chọn gạo ngoại nhập có lợi hơn.
Ngoài ra, nguồn cung gạo trong nước hiện không còn nhiều, một số doanh nghiệp xuất khẩu phải tăng nhập lúa gạo từ các nước láng giềng để trả đơn hàng xuất khẩu những tháng cuối năm.
Giám đốc một doanh nghiệp sản xuất lúa gạo tại Cần Thơ cho hay, từ giờ đến cuối năm, nước ta chỉ còn vụ thu đông, song là vụ có sản lượng ít nhất trong năm. Điều đó cho thấy, nguồn cung gạo dành cho xuất khẩu không còn nhiều.
Chưa kể, vừa qua có gần 300.000ha lúa ở các tỉnh miền Bắc bị ngập úng, hư hại do bão số 3. Đây không phải là "vựa lúa gạo" để phục vụ xuất khẩu, song cũng ảnh hưởng lớn tới nguồn cung mặt hàng này tại thị trường nội địa.
Chính vì vậy, nếu doanh nghiệp tiếp tục tham gia đấu thầu các gói gạo mà Indonesia chào mời thì phải tăng nhập khẩu từ các nước lân cận.
Gạo nhập khẩu không chỉ bù đắp khoảng trống trong phân khúc gạo thấp cấp mà còn có giá rẻ, đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thế nên, việc nhập khẩu gạo không ảnh hưởng đến sản xuất lúa gạo mà còn giúp giá và kim ngạch gạo Việt Nam ổn định hơn, vị giám đốc này nhận định.
Công dân Việt Nam cần tỉnh táo trước những lời mời "việc nhẹ lương cao" Tại buổi họp báo thường kỳ diễn ra chiều 14/3, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã trả lời các câu hỏi của phóng viên liên quan đến công tác bảo hộ công dân tại Campuchia, Thái Lan và Haiti. Liên quan đến thông tin công dân Việt Nam bị Campuchia bắt giữ do đán.h bạ.c, Người phát ngôn Bộ...