Người Hải Phòng lấy cờ Việt Nam trùm “đèn lồng Tam Sa”
Người dân lấy cờ đỏ sao vàng trùm &’đèn lồng Tam Sa’ vì đề cao cảnh giác với vật phẩm có chữ Trung Quốc sau khi được cảnh báo về loại đèn xuất xứ từ nước này.
Sáng kiến này xuất phát từ gia đình ông Phạm Văn Sáu
Nhà chức trách ở Hải Phòng giao cho tổ dân phố tự kiểm tra đèn lồng có chữ Tam Sa hay không. Tổ dân phố xuống giao cho dân để họ tự kiểm tra.
Tổ trưởng tổ dân phố có nhiệm vụ quan trọng nhất
Sau khi có thông tin Trung Quốc tuồn đèn lồng có chữ “Tam Sa” (đơn vị hành chính do Trung Quốc thành lập trái phép, gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam) vào địa bàn, công an thành phố Hải Phòng đã có những biện pháp cụ thể để kiểm soát người dân treo loại đèn phi pháp này.
Từng phường đã cho in mẫu chữ Tam Sa, Hoàng Sa, Trường Sa, Tam Sa Thị và phát mẫu về từng tổ dân phố. Sau đó, tổ trưởng tổ dân phố có trách nhiệm thông báo, vận động nhân dân tự kiểm tra từng cái đèn lồng mà mình đã mua, nếu phát hiện ra chữ cấm thì sẽ dỡ bỏ, phá hủy.
Như vậy, tổ trưởng tổ dân phố có một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Việc để lọt đèn lồng Tam Sa trong dịp Tết hay không phải tính đến trách nhiệm của tổ trưởng đầu tiên.
Dân loay hoay nghĩ cách
Video đang HOT
Để tránh bị ảnh hưởng, đã không ít tổ dân phố mất công mất sức treo đèn hoa rợp trời rồi một lần nữa bắc thang kiểm tra từng đèn lồng xem có dính những chữ cấm không?
Một số khu dân cư, đèn lồng được treo trang trí phổ biến trong nhiều dịp Tết gần đây. Treo đèn lồng cũng là một việc làm mang đến không khí Tết cho cả khu dân cư, tiêu biểu như khu Quán Toan, quận Hồng Bàng.
Trước sự chỉ đạo thiếu sát sao của các cấp chính quyền, người dân đã tự nghĩ ra biện pháp để vừa có không khí Tết, không lãng phí số tiền bỏ ra mua đèn. Cũng từ đó mà đèn lồng đỏ sao vàng ra đời.
Như vậy về cơ bản, trách nhiệm kiểm soát đèn lồng phạm pháp được cơ quan Nhà nước trao vào tay các khu dân cư, cụ thể đến từng người dân. Vậy còn trách nhiệm của các cơ quan chức năng sẽ thể hiện ở đâu, khi mà không thể truy ra nguồn gốc, thanh tra thu hồi và xử lý trước pháp luật những đối tượng buôn bán đèn lồng Trung Quốc buôn lậu trái phép thì chưa thấy có câu trả lời.
Ngay sau khi có thông tin Trung Quốc tuồn đèn lồng có chữ “Tam Sa” (đơn vị hành chính do Trung Quốc lập trái phép, gồm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam) vào địa bàn, các lực lượng chức năng ở Hải Phòng dù là giáp Tết cũng đã tập trung hết sức thanh lọc, phá hủy những đèn lồng phi pháp.
Công an phường cũng đưa mẫu những chữ phạm pháp về từng tổ dân phố để người dân có thể chủ động nhận biết đâu là loại đèn lồng phi pháp.
Chủ yếu những chữ đó là Trường Sa, Hoàng Sa, Tam Sa, Tam Sa Thị.
Tổ trưởng tổ dân phố số 2, phường Lạch Tray, quận Ngô Quyền bên bảng hướng dẫn
“Vì không muốn dỡ bỏ sợ mất không khí Tết, và càng không muốn gia đình treo những chữ phi pháp, vô lý nên chúng tôi bàn với bà con xung quanh nghĩ ra sáng kiến này” – Vợ ông Sáu cho biết.
Dàn đèn lồng lạ mắt, độc đáo này ai đi qua cũng phải nhìn vào. Chủ nhà rất phấn khởi khẳng định dàn đèn lồng đón Tết này là độc nhất vô nhị ở Hải Phòng, vừa đúng quy định, vừa đẹp như cờ Tổ quốc.
Theo xahoi
Ngẩn ngơ giữa ngõ phố đèn lồng ở Hà Nội
Hầu hết ngõ ngách ở La Phù, Hoài Đức, Hà Nội đều được chăng đèn lồng, đèn led nhấp nháy vô cùng ấn tượng. Nhiều người khen đẹp, tôi không phủ nhận, nhưng thấy mình như ngơ ngẩn vì hồn Việt đã "bay" đâu mất rồi.
Đã thành lệ, cứ đến Tết Nguyên đán, những con ngõ, phố ở La Phù, Hoài Đức, Hà Nội lại được trang trí bởi vô số đèn lồng đỏ rực và những dây đèn led, đèn trang trí. Khỏi phải nói, toàn bộ những đèn này, kèm theo cả cái công tắc bật tắt hệ thống đèn (trừ đoạn dây điện - hy vọng thế), đều là sản phẩm, mang đặc trưng của Trung Quốc...
Các ngõ phố dường như có sự ganh đua trong việc làm cổng chào và trang trí đèn lồng, đèn màu đủ loại sao cho bắt mắt nhất. Kinh phí cho việc chăng đèn là từ nguồn "xã hội hoá". Hầu hết các gia đình đều hào hứng đóng góp từ 200 đến 300.000 đ/hộ cho việc làm này.
Chỉ mấy ngày nữa là đến Lễ tế giỗ Thành Hoàng. Theo truyền thống lâu đời, hàng năm nhằm ngày 13-1 âm lịch, người dân xã La Phù lại tưng bừng mở hội, tưởng nhớ Tĩnh Quốc, vị anh hùng của làng La Phù thời Hùng Vương, mở tiệc khao quân trước khi lên đường đánh giặc.
Tích xưa truyền lại, khi đó người dân trong vùng La Phù và lân cận mang lợn đến dâng để tỏ lòng biết ơn và gọi ông là Thành Hoàng. Vì thế, trong lễ hội, khoảng hơn chục con lợn nặng hàng tạ (dân làng gọi là "ông Lợn"), sau quá trình chăm sóc đặc biệt sẽ được rước vào đình làng tế thần.
Đó là chuyện khác. Việc hầu hết các ngõ phố La Phù hôm nay được chăng kín đèn lồng Trung Quốc, chắc chắn không liên quan gì đến chuyện vị anh hùng Tĩnh Quốc khao quân trước khi lên đường đánh giặc xâm lược khi xưa...
Đêm trên các ngõ phố ở La Phù thật đẹp! Thoạt nhìn là thế, nhưng nếu không nhìn bằng... mắt, hẳn sẽ thấy chạnh lòng, bởi hồn Việt đã "bay" đâu ít nhiều.
Ở đây chỉ nói chuyện đèn lồng, không đề cập vấn đề... đi xe máy không đội mũ bảo hiểm!
Đoàn khách hào hứng đi ngay dưới dãy đèn lồng đỏ. Nếu không có mấy chữ "Chuyên cắt bê tông", tưởng như đoàn du lịch ở... Quảng Đông (TQ)
Ngoài ngõ cũng như trước hiên nhiều ngôi nhà được treo đèn lồng đỏ mang toàn chữ Hán
Một góc phố trung tâm xã La Phù
Các ngõ phố ganh đua để trang trí sao cho ấn tượng nhất
Hệ thống đèn trang trí xóm Chùa Tổng được coi là đẹp nhất La Phù
Đêm La Phù lung linh, nhưng hồn Việt hình như... lạc mất!
Theo ANTD
Phố Hội rực rỡ đèn lồng đón giao thừa Thời khắc giao thừa cận kề, phố cổ Hội An (Quảng Nam) lung linh trong ánh sáng. Đèn lồng được treo khắp các ngả đường, trước cửa nhà, trên vỉa hè... khiến phố phường càng thêm lộng lẫy. Đêm giao thừa, phố cổ Hội An lộng lẫy với đèn lồng được treo khắp các ngả đường. Những người lái xích lô ngồi lặng...