Người Hà Tây cũ đang bị ‘phân biệt đối xử’?
Sáp nhập vào TP. Hà Nội đã 5 năm, nhưng đến nay người dân trên một số địa bàn thuộc tỉnh Hà Tây cũ vẫn phải chịu mức phí đi xe buýt cao hơn nhiều so với người dân ở nôi thành Hà Nội.
Cũng là công dân Hà Nội, cũng được tiếng là người Thủ đô, thế nhưng đã gần 5 năm nay những người dân thuộc thị xã Sơn Tây vẫn phải chịu mức phí xe buýt cao hơn khoảng 3 lần, so với mức phí người dân nội đô chi trả.
Giá vé cho một lần đi từ Sơn Tây đến Hà Nội là 22.000 đồng, nhưng cũng cùng một khoảng cách tuyến xe buýt từ Hà Nội đi Bắc Ninh hay từ Long Biên đi Phố Nỉ, giá chỉ 7.000 đồng.
Trong khi đó, hành khách đi xe phổ biến là người có thu nhập thấp và sinh viên. Sự chênh lệch đáng kể về giá vé xe buýt trên các tuyến đường khác nhau, đang gây nhiều bức xúc cho người dân.
Ông Chu Tiến Đạt, hành khách đi xe buýt, cho biết: “Cùng là người Hà Nội, cùng sống trong nội thành mà lại có giá nọ giá kia, tôi thấy rất thắc mắc”.
Anh Khuất Văn Trọng, một người dân Hà Nôi cũng tỏ ra khá bức xúc: “Tôi thấy giá vé thật không công bằng. Nếu mọi người đi từ Mỹ Đình – Phúc Thọ với giá chỉ 7.000 đồng, trong khi đó giá vé đi Mỹ Đình – Sơn Tây lại lên tới 22.000 đồng. Điều đáng nói là cung đường Mỹ Đình – Sơn Tây chỉ dài hơn cung đường Mỹ Đình – Phúc Thọ vài km”.
Sáp nhập vào TP. Hà Nội đã 5 năm, nhưng đến nay người dân trên một số địa bàn thuộc tỉnh Hà Tây cũ vẫn phải chịu mức phí đi xe buýt cao hơn nhiều so với người dân ở nôi thành Hà Nội.
Trước những thắc mắc trên của người dân, nhóm phóng viên đã tới gặp ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị Hà Nội.
Video đang HOT
Câu trả lời chúng tôi nhận được là “Năm 2008, sau khi mở rộng địa giới hành chính, các tuyến trước đây thuộc huyện Hà Tây cũ và một số tuyến chạy kế cận nối Hà Nội và Hà Tây trở thành tuyến nội đô thuộc Hà Nội. Phương án hợp nhất đã được thành phố phê duyệt. Tôi hi vọng trong quý 2 hoặc quý 3 năm nay, chúng ta sẽ có những tuyến đầu tiên của hệ thống cũ được đưa vào sử dụng”, ông Hải nói.
Đã 5 năm, Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội, nhưng sự khác biệt đến thời điểm này vẫn chưa được giải quyết. Lời hứa “đến quí 3″ đang mang lại cho người đi xe buýt trên tuyến đường này nhiều hy vọng.
Trong lúc chờ đợi cho đến quý 3, nhiều hành khách đặc biệt là sinh viên đành sử dụng phương án chuyển xe liên tục, để tận dụng tối đa các tuyến đường được trợ giá. Mất thêm thời gian, công sức nhưng bù lại họ sẽ tiết kiệm được từ vài nghìn cho đến cả chục nghìn đồng.
Tuy nhiên, người lớn tuổi, người già về hưu, một số đối tượng cũng thường xuyên phải sử dụng xe buýt lại không có sức để lên xe, xuống xe liên tục như vậy. Vì vậy, mọi người chỉ còn mỗi cách là chờ đợi: Bao giờ cho đến quý 3 để đề xuất trợ giá được thực hiện như đã hứa?
Theo vietbao
Đang làm giảng viên bỏ về quê... dọn rác
Người Hà Nội, lại đang là giảng viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây, vậy mà một ngày đẹp trời, Phạm Minh Tuấn vứt bỏ tất cả để về quê vợ ở Quỳnh Lưu (Nghệ An)... dọn rác.
Xe chở rác tập kết ở bãi trung chuyển.
Rác "níu anh trật dép"
Tuấn quê ở đất lụa Hà Tây. Quê Tuấn không có biển. Lần đầu tiên được thấy, được thả mình trong lòng biển chính là kỳ nghỉ hè đầu tiên của đời sinh viên. Năm ấy, bạn Tuấn ở xã Quỳnh Phương (Quỳnh Lưu) rủ về nhà chơi. Chính nơi đây, anh đã gặp Dung - cô sinh viên Khoa Du lịch, Đại học dân lập Đông Đô - cũng về quê nghỉ hè. Rồi họ yêu nhau, thề non hẹn biển và nên vợ nên chồng. "Quê Dung thật yên bình, biển Quỳnh Phương thật đẹp. Mỗi lần nghỉ hè, mình rất muốn về quê vợ để được tắm biển, nhưng khổ nỗi rác nhiều quá. Rác như bơi thi với người vậy" - Tuấn chia sẻ.
Tuấn kể, bố mẹ anh là công nhân, vì thế mà việc anh đậu đại học là niềm hãnh diện của ông bà, nhất là vào Đại học Bách khoa, khoa Công nghệ thông tin, sau đó ra trường lại trở thành ông giáo của Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây. Bố mẹ vợ anh cũng vậy, rất tự hào về chàng rể cán bộ giảng dạy. Vậy nên ông bà cứ ngỡ Tuấn nói đùa khi bày tỏ ước muốn về Quỳnh Phương mở Cty môi trường, mà người ở quê gọi là Cty dọn rác. Với bố mẹ đẻ thì không còn gì buồn hơn khi nghe Tuấn nói điều này. Ông bà thở dài: "Mấy năm ăn học đại học, không lẽ giờ lại đi dọn rác, hả con?".
Công nhân Cty CP dịch vụ môi trường đô thị Hoàng Mai gom rác từ các nhà dân.
Tuấn cho biết, quyết định "về quê dọn rác" được anh đưa ra trong một lần đưa tang người thân. Anh nói: "Về nơi an nghỉ cuối cùng mà con người cũng không thoát khỏi được rác. Rác ngập đường, ngập nghĩa trang, chỉ thiếu phải chôn bằng rác nữa thôi". Tuấn đã tìm những bài viết về rác để đọc và anh đã không thể rời mắt trước bài "Vua rác David Dương" - một Việt kiều từ tay trắng, dọn rác mà thành danh ở Mỹ rồi David Dương quay về TP. Hồ Chí Minh, quê hương mình - để đầu tư bãi rác. Tại sao mình không làm? Có những đêm đầu Tuấn quay cuồng. Về hay ở, mở Cty hay tiếp tục ở lại trường giảng dạy? Nếu rứt áo ra đi thì bố mẹ buồn lắm, nhưng nếu cố ở lại thì ước mơ không thành, chí trai chẳng đặng.
Anh nói, cứ nhắm mắt lại là hình ảnh bãi biển Quỳnh Phương thơ mộng nhưng đầy rác lại hiện lên. Đường làng, bờ sông, chân cầu, nghĩa trang... đâu đâu cũng đầy rác. Trong lúc đó, mảnh đất này có tiềm năng du lịch rất lớn. Biển Quỳnh Phương đẹp đẽ, đền Cờn linh thiêng, hằng năm đón không biết bao nhiêu khách tham quan, du lịch. Những chiều hè ở quê, đứng dưới chân cầu Quỳnh Phương sát với đền Cờn mà xót xa cho sông nước quê ngoại. Hoàng hôn xuống, bà con lại dừng xe trên cầu, nhìn trước ngó sau, không thấy người là hất ngay mấy bao tải rác xuống sông. Cả một khúc dài sông Hoàng Mai lềnh phềnh toàn rác.
Rồi xã cũng lập tổ thu gom rác tự quản, mỗi nhà đóng một ít tiền để trả công cho những người thu gom. Nhưng hố rác của xã lại không thể xử lý được, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, không ai chịu nổi. Ruồi nhặng bu kín cả xóm, ăn cơm phải buông màn. Năm 2009, bà con ở xóm Tân Phong - nơi có hố rác - đã kéo nhau lên xã để phản đối. Việc thu gom rác buộc phải dừng. Rác lại ngập làng. Muốn đi ra biển phải vượt qua những rác là rác, đúng là rác "níu anh trật dép".
Thế rồi, dịch vụ đổ rác thuê ra đời. Một số bà con sắm quang gánh, nhà nào có rác thì họ đến gánh đi đổ, mỗi gánh có giá 8.000 đồng. Nhưng rác cũng chẳng biết đổ vào đâu, có người đi sang tận xã bên để đổ trộm, bị bắt, bị phạt, chửi nhau loạn xị. Thế là rác lại quay về chốn cũ, có khi nhà này đổ trộm vào ngõ nhà kia. Theo ông Nguyễn Văn Châu - Chủ tịch UBND xã Quỳnh Phương - thì: "Đau hết đầu hết tai vì rác, cuộc họp nào cũng dành thêm thời gian để bàn chuyện rác...".
Giấc mơ vua rác
Tuấn kể, sau bữa đám tang người thân, anh nói với mọi người rằng, rác là tài nguyên, thu gom rác không những làm sạch môi trường mà còn có thể làm giàu, thậm chí rất giàu. Ai cũng cười. "Chỉ có một người không cười, mà cất tiếng ủng hộ, đó là bà xã em. Cô ấy nói, em ủng hộ anh". Tuấn chọn Quỳnh Phương - địa phương ngập rác của huyện Quỳnh Lưu - để đầu tư, thành lập Cty CP dịch vụ môi trường đô thị Hoàng Mai. Tuấn nói anh chọn Quỳnh Phương là có 3 lý do. Thứ nhất, đó là quê vợ. Thứ hai, Quỳnh Phương được coi là "thủ phủ" của rác, thành công ở Quỳnh Phương là sẽ thành công ở nơi khác. Thứ ba, Tuấn muốn chọn vùng bãi ngang để được làm sạch môi trường biển. Biển đẹp trước hết là phải sạch, biển có sạch thì mới có khách...
Đã thuận vợ, thuận chồng, nhưng biển Đông xem ra vẫn chưa tát được, vì vốn liếng không phải là nhỏ. Thật không ngờ, khi anh trình bày dự án với ai cũng được ủng hộ. Có 5 người đã đồng ý góp vốn cùng Tuấn mở Cty. Tự tin hơn khi anh có được sự trợ giúp về chuyên môn của Giáo sư Nguyễn Duy Tính - nguyên cán bộ Viện Nông nghiệp Việt Nam - nghỉ hưu tại Quỳnh Phương. Tuấn hăm hở vào Sài Gòn để tìm hiểu thêm một số mô hình thu gom rác thải.
Hôm họp với các đoàn thể của xã, họ hỏi sau bao nhiêu ngày thì xe rác sẽ hoạt động, Tuấn dõng dạc thưa: "Cho Tuấn xin 15 ngày". Đúng ngày thứ 15 thì 3 xe gom rác của Tuấn cùng với 13 công nhân có mặt khắp hang cùng ngõ hẻm. Rác được tập kết về bãi trung chuyển rồi được xe vận tải lớn đưa về bãi rác của huyện, cách Quỳnh Phương 30km. Đường làng ngõ xóm từng ngày tinh tươm. Bà con đã biết gom rác vào bao, để đúng nơi quy định, đến giờ là xe của Cty hốt đi. Tuấn cho biết: "Tháng đầu tiên chỉ có khoảng 50% số hộ dân chịu thực hiện thôi, họ chưa tin. Nhưng sang tháng thứ hai thì ai cũng phấn khởi. Thấy hiệu quả, Hội Phụ nữ xã đã đứng ra thu phí từ bà con cho Cty đấy".
Bác Phan Thị Huệ - ở thôn Quang Trung - nói: "Đường làng quê bây giờ rất tinh tươm. Năm trước mà đến thì ngập rác. Giờ đã có Cty chú Tuấn lo cho chuyện rác rồi, ai cũng vui. Bác chỉ sợ chú Tuấn không làm nữa thì bà con lại phải sống chung với ô nhiễm". Tôi quay sang giám đốc Tuấn, chờ câu trả lời. Cậu cười hiền lành: "Em còn muốn rất nhiều. Ngày nào cũng phải đổ rác để chôn lấp, tiếc lắm. Đó là tiền đấy...". Tuấn giải thích, ở nông thôn chủ yếu là rác hữu cơ. Nếu chế biến thành phân vi sinh thì có bộn tiền. Quỳnh Lưu có nhiều xã trồng rau sạch, bà con rất cần phân vi sinh. Đó là chưa kể, nếu làm được phân thì mình đỡ rất nhiều chi phí vận chuyển rác đi chôn lấp. Đoạn cậu quả quyết, trong năm 2013, Cty sẽ đầu tư một dây chuyền xử lý rác mini để chế biến phân vi sinh, và mở rộng hoạt động đến 6 xã vùng ven biển Quỳnh Lưu.
Có nhiều đêm nằm mơ mình trở thành vua rác như David Dương, như Tân Sinh Nghĩa, có hẳn nhà máy xử lý rác thải hiện đại bậc nhất. Hạnh phúc quá đi mất.
Ông Nguyễn Văn Châu - Chủ tịch UBND xã Quỳnh Phương: "HĐND xã chúng tôi đã họp phiên bất thường để quyết định cho Cty CP dịch vụ môi trường đô thị Hoàng Mai hoạt động thu gom rác. Trước đó, các xóm cũng đã họp để xin ý kiến nhân dân. Ai cũng đồng tình, ủng hộ. Mà ủng hộ là đúng rồi, trước đây rác ngập khắp nơi, chân cầu, ven sông, bãi biển... đâu cũng có rác. Bây giờ thì sạch rồi, mà bà con chỉ phải đóng có 19.000 đồng/nhà/tháng. Cái được lớn nhất là ai cũng biết bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh thôn xóm".
Theo Dantri
"Bản đồ" cấm đường dịp Tết Nguyên đán tại Hà Nội Từ hôm nay, 4/2, nhiều tuyến phố trong nội thành Hà Nội sẽ cấm các loại xe tải, xa khách, xe taxi theo những khung giờ khác nhau nhằm hạn chế ùn tắc giao thông. Cấm nhiều phương tiện hoạt động trong nội thành Hà Nội trong dịp tết Nguyên đán Quý Tỵ Cấm xe gì, đường nào? Những ngày cuối năm, lưu...