Người Hà Nội “tiến thoái lưỡng nan” trên đường giữa trời rét buốt 12 độ C
Sáng 29/12, nền nhiệt tại Hà Nội giảm sâu, xuống chỉ còn khoảng 11-13 độ C. Nhiều tuyến đường ùn tắc khiến người dân gặp nhiều khó khăn khi tham gia giao thông vào giờ cao điểm.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng không khí lạnh tăng cường, nhiệt độ tại Hà Nội sáng hôm nay 29/12 giảm xuống 12 độ C.
Theo ghi nhận của phóng viên trong sáng nay, rất nhiều tuyến đường ở Hà Nội kẹt cứng người và xe trong giờ cao điểm. Người dân tràn cả lên vỉa hè để di chuyển.
Hầm chui Lê Văn Lương tắc cứng theo lối từ đường Tố Hữu qua Lê Văn Lương
Các phương tiện di chuyển rất chật vật, khó khăn.
Video đang HOT
Người tham gia giao thông phải nhích từng mét dưới thời tiết rét buốt
Nhiều người đã đi lên vỉa hè hoặc đi ngược chiều để tìm đường, thoát ùn tắc.
Tại tuyến đường Nguyễn Trãi (hướng từ Thanh Xuân đi Ngã Tư Sở) cũng đông đặc phương tiện.
Dòng xe nhích từng mét trên phố Hồ Tùng Mậu
Một em bé gục mặt xuống phía trước tay lái của mẹ vì quá lạnh.
Cảnh ùn tắc kéo dài trên tuyến phố Tây Sơn hướng về trung tâm Hà Nội
Đường Nguyễn Lương Bằng cũng trong tình cảnh “tiến thoãi lưỡng nan”
Các phương tiện giao thông nối đuôi nhau để đi qua cầu vượt Tây Sơn – Chùa Bộc
Lực lượng CSGT làm nhiệm vụ rất vất vả phân luồng trong buổi sáng cao điểm ngày hôm nay.
Mật độ giao thông cao tại đường Trường Chinh hường về đường Láng.
Tại nút giao Ngã Tư Sở, mặc dù đã tổ chức phân luồng từ rất lâu, nhưng nhiều phương tiện vẫn bất chấp đi ngược chiều, khiến cho tình trạng giao thông ở đây càng hỗn loạn.
Nhiều người đội mũ kín đầu, khăn quàng kín cổ, bịt tai, găng tay kín mít trên đường để chống trọi với ngày lạnh tăng cường.
Nâng cao ý thức văn hóa giao thông
Thói quen ứng xử có văn hóa, đúng pháp luật khi tham gia giao thông của người dân không chỉ giúp giảm ùn tắc và tai nạn giao thông mà còn góp phần xây dựng văn hóa, ứng xử văn minh nơi công cộng.
Lực lượng CSGT và Thanh tra giao thông tổ chức hướng dẫn phân làn các phương tiện trên đường Nguyễn Trãi, Hà Nội. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN
Tuy nhiên, trên thực tế ở Thủ đô, mặc dù có sự vào cuộc tích cực từ các sở, ngành chức năng nhưng việc chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông của một bộ phận người dân vẫn còn nhiều hạn chế, không ít người vượt đèn đỏ, dừng đỗ đèn đỏ không đúng quy định, lấn làn, bật đèn pha trong phố, đi ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm...
Mới đây, người dân khu chung cư Linh Đàm, quận Hoàng Mai (Hà Nội) chứng kiến một vụ tai nạn giao thông thương tâm xuất phát từ việc không chấp hành các quy định khi tham gia giao thông của cả người bị nạn và cư dân. Chiếc ô tô đỗ dưới lòng đường che khuất tầm mắt, trong khi một chiếc xe khác từ tòa nhà CT3C-X2 rẽ xuống đường, một người đàn ông đi xe máy có hơi men trong người đã không làm chủ được tốc độ lao lên. Hậu quả là người đàn ông đi xe máy bay sang phía bên kia và bị thương, người dân phải đưa đi cấp cứu.
Không ít trường hợp tai nạn giao thông xảy ra là do sự thiếu ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người dân. Theo thống kê của cơ quan chức năng, có đến 95% số vụ tai nạn giao thông xảy ra xuất phát từ ý thức chủ quan của người điều khiển phương tiện. Trong đó, đi không đúng phần đường, làn đường, vi phạm quy tắc tránh vượt, chuyển hướng chiếm hơn 30%; lấn trái đường gần 24%; thiếu chú ý quan sát, không đảm bảo khoảng cách an toàn chiếm hơn 29%; vi phạm tốc độ 3,8%...
Có thể dễ dàng nhận thấy tình trạng "mạnh ai nấy đi" trên nhiều tuyến đường ở Thủ đô, nhất là vào những giờ cao điểm khiến tình trạng ùn tắc giao thông càng thêm trầm trọng. Ba lỗi điển hình nhất của tình trạng này là chạy sai làn, đi vào làn khẩn cấp và không nhường nhau.
Ý thức tự giác chấp hành quy định về an toàn giao thông của người dân chưa cao còn thể hiện ở việc trên những tuyến quốc lộ, tỉnh lộ khi vắng bóng lực lượng kiểm tra, tình trạng vượt đèn đỏ, phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, sử dụng còi tùy tiện, lưu thông không đúng làn đường... thường xảy ra.
Xây dựng văn hóa khi tham gia giao thông trước hết là tự giác chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ, đòi hỏi sự tự giác của mỗi người dân. Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội được đẩy mạnh với hình thức đa dạng, phong phú, qua đó nâng cao ý thức cho mỗi người dân cùng chung tay xây dựng văn hóa giao thông. Để giải quyết những bất cập trong công tác quản lý cũng như nâng cao ý thức, chuẩn mực văn hóa giao thông, cần có sự chung tay của toàn xã hội nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý, đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, nhất là phải đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục văn hóa giao thông cho người dân.
Hà Nội lo ngại thêm điểm ùn tắc khi thông xe vành đai 2 Theo Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, khi thông xe Vành đai 2, Ngã Tư Sở sẽ ùn tắc; phía cầu Vĩnh Tuy, các phương tiện sẽ dồn xuống nút giao Cổ Linh... Sáng 8/12, tại kỳ họp thứ 10, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP Hà Nội khóa XVI, bà Phùng Thị Hồng Hà, Phó Chủ tịch Thường trực...