Người Hà Nội sắm tết ông Công ông Táo ở ‘chợ nhà giàu’
Mất chưa đầy 20 phút quanh khu chợ Hàng Bè, người thủ đô đã có thể sắm đủ lễ phẩm cho mâm cúng tết ông Công, ông Táo. Thực phẩm, đồ ăn sẵn ở đây nổi tiếng thơm ngon, nhưng giá thì đắt đúng như cái tên dân phố cổ Hà Nội hay gọi là “chợ nhà giàu”.
Chợ Hàng Bè hay được gọi là “chợ nhà giàu” của dân Hà Nội bởi thực phẩm, đồ ăn sẵn ở đây nổi tiếng tươi ngon, giá cả luôn đắt hơn mặt bằng chung. Trước tết ông Công ông Táo một ngày, chợ tấp nập hơn ngày thường.
Tồn tại từ thời Pháp thuộc nhưng đến nay, chợ Hàng Bè không phải là khu chợ chính thức. Đây chỉ là tập hợp các hàng quán thực phẩm, đồ ăn làm sẵn dọc theo mấy đoạn phố cổ Gia Ngư, Cầu Gỗ, Hàng Bè và ngõ Trung Yên. Như ở đoạn ngõ Trung Yên nhỏ hẹp, các sạp hàng bày bán ngay vỉa hè, thoạt nhìn rất giản dị nhưng rau quả thực phẩm phong phú, tươi ngon.
Trước ngày tiễn ông Công ông Táo về trời, các cửa hàng phục vụ nhiều đồ cúng lễ. Gà luộc sẵn ngoài yêu cầu phải là loại ngon còn phải đảm bảo được trình bày đẹp mắt. Giá mỗi con gà luộc sẵn loại 1kg khoảng 230.000 đồng, đắt hơn mặt bằng chung nhưng rất đông khách.
Hàng xôi chè trên phố Gia Ngư liên tục có người đến mua về làm đồ cúng lễ. Tiếng là “chợ nhà giàu”, việc mua bán ở đây diễn ra theo thói quen không mặc cả. Chủ và khách thường đã quen mặt nên phát giá bao nhiêu là mua bấy nhiêu, miễn sao chất lượng đảm bảo.
Hàng thịt bò ở chợ Hàng Bè bán cùng giò bò, bò khô… Khách mua tấp nập, thường phải đứng đợi dù đắt hơn nơi khác 2 đến 3 giá.
Đắt hàng nhất ở chợ này là mặt hàng rau củ quả. Các hàng rau mặt tiền san sát trên phố Cầu Gỗ giá có khi đắt gấp đôi mặt bằng chung.
Bưởi Diễn cho mâm cúng lễ tết ông Công ông Táo bán ở chợ Hàng Bè có giá 70.000 đồng mỗi quả, trong khi ở nơi khác chỉ khoảng 50.000 đồng.
Phật thủ bày bàn thờ đều là hàng đẹp bắt đầu được mua nhiều, giá khoảng 250.000 đồng một quả.
Video đang HOT
Cũng giống như mọi khu chợ khác, cá chép đỏ là mặt hàng không thể thiếu ở chợ Hàng Bè…
… cùng vàng mã, trầu cau cho lễ cúng ông Công ông Táo.
Người dân phố cổ Hà Nội cũng không quên mua những bó mùi già, lá gừng, lá sả cho dịp tết đến xuân về.
Quý Đoàn
Theo VNE
1.001 kiểu xem cụ Rùa Hồ Gươm nổi ở Hà Nội
Đây là những hình ảnh một thời để nhớ của người Hà Nội khi cụ Rùa Hồ Gươm còn sống.
Lúc cụ Rùa Hồ Gươm còn sống, mỗi lần cụ nổi là một lần Hà Nội xôn xao.
Khi có tin rùa nổi, bờ Hồ Gươm sẽ chật kín người đổ về với hi vọng được "chiêm ngưỡng" sinh vật hot nhất Thủ đô.
Từ đây nảy sinh 1.001 kiểu xem rùa nổi độc đáo chỉ có ở Hà Nội.
Các nhánh cây chĩa ra hồ sẽ trở thành "điểm cao chiến lược" để ngắm rùa.
Quý ông mặc comple leo cây xem rùa.
Tư thế có phần khốn khổ của một "khán giả".
Cột điện cũng được tận dụng.
Ghế đá phát huy công dụng ngắm rùa.
Không còn gì để leo thì có thể sử dụng ngay chiếc xe máy của mình.
Không có xe máy thì dùng xe đạp.
Các chị em phụ nữ cũng "máu" không thua cánh đàn ông.
Trẻ em không leo được thì ngồi trên lưng người lớn.
Cầu Thê Húc trông thật mong manh khi cả trăm người tràn lên để xem rùa.
Du khách trong đền Ngọc Sơn cũng không bỏ lỡ cơ hội.
Trườn ra sát mép nước để ngắm rùa.
Khách Tây cũng háo hức không kém người Việt.
Sau khi cụ Rùa Hồ Gươm qua đời, những hình ảnh độc đáo này sẽ không còn tái hiện ở Hà Nội nữa.
Một số hình ảnh khác.
Theo_Kiến Thức
Người Hà Nội nhộn nhịp mua sắm lịch Tết 2016 Thị trường lịch Tết 2016 đã rất nhộn nhịp nhiều người tìm mua những loại lịch độc lạ hình ảnh đẹp để treo trong nhà hoặc biếu Tết. Những ngày này, thị trường lịch Tết 2016 rất nhộn nhịp. Các tiểu thương cũng đã bung tất cả mặt hàng năm nay để hút khách. Trên các tuyến phố Hà Nội như Nguyễn Xí,...