Người Hà Nội sắm gì ở “chợ nhà giàu” ngày ông Công ông Táo?
Phố Hàng Bè (Hà Nội) nổi tiếng bán các đồ ăn sẵn rất ngon, hoa quả tươi nhưng có giá đắt hơn mặt bằng chung nên người ta gọi là “chợ nhà giàu”.
Trước Tết ông Công ông Táo một ngày, người dân Thủ đô tấp nập đi mua đồ cúng tại khu chợ Hàng Bè (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), đến đây người dân chỉ mất chưa đầy 20 phút là có thể mua đủ các lễ phẩm như gà cúng, xôi, hoa quả hay các thực phẩm tươi sống làm sẵn…
Tồn tại từ thời Pháp thuộc nhưng đến nay, chợ Hàng Bè không phải là khu chợ chính thức. Đây chỉ là tập hợp các hàng quán bán thực hẩm, đồ ăn sẵn. Các sạp hàng bày bán ngay vỉa hè nhưng trông rất tươi, ngon và phong phú.
Sát ngày tiễn ông Công, ông Táo, các cửa hàng phục vụ nhiều đồ cúng lễ. Gà luộc sẵn ngậm hoa hồng có giá 220.000 đồng/cân, đắt hơn ở những chợ khác nhưng thu hút khá đông người đến mua.
Gà chưa luộc có giá thấp hơn một chút, nhiều người mua cả hai loại về làm lễ cúng ông Công, ông Táo.
Những hàng xôi chè ở đây nổi tiếng là ngon, người mua đến đây chỉ cần ngon chứ không mặc cả. Chị Đoàn Thị Thanh, sinh sống ở gần chợ cho biết: “Đồ ở đây làm sạch sẽ, những người có tiền quý thời gian, họ đến đây mua cho nhanh, tuy đắt hơn mọi nơi một chút nhưng thời gian là tiền là bạc. Mình phải nghĩ là đổi công thôi chứ không phải mua đắt”.
Một sạp bán đầy đủ các mặt hàng cho một mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo như xôi, giò, chim, nem rán, canh. Xôi chè giá giao động từ 20.000 -50.000 đồng/đĩa.
Video đang HOT
“Phố cổ, phố truyền thống nên mọi người mua sắm theo kiểu Tết cổ truyền, nơi đây nấu ăn rất ngon, nhất là các đồ ăn sẵn nên nhiều người ở phố khác cũng sang đây mua”, chị Thanh cho biết thêm.
Thực phẩm làm sẵn phục vụ nhu cầu của những người không có thời gian nấu nướng.
Cá kho có giá 200.000/cân, theo chủ cửa hàng, bán đồ ăn ở đây mà không ngon chỉ có ế, vì đồ ăn ở phố này nổi tiếng là ngon, khách ở đây cũng rất sành.
Hàng thịt bò ở chợ Hàng Bè bán cùng giò bò, bò khô… khách thường phải đứng đợi dù đắt hơn nơi khác 2 đến 3 giá.
Các hàng bán hoa quả có khi giá đắt gấp đôi mặt bằng chung
Người bán không những bán hoa quả ngon mà phải kèm theo như hoa, lá… trang trí cho bắt mắt
Nhiều người từ xa đến đây mua bánh chưng về cúng ông Công, ông Táo. Chị Lan nhà ở Quán Thánh nhưng đến tận đây mua bánh chưng chia sẻ: “Mua ở đây quen rồi, tuy đắt một chút nhưng đảm bảo, ăn rất ngon”.
Cũng giống như những khu chợ khác, cá chép đỏ là mặt hàng không thể thiếu ở chợ Hàng Bè. Người bán rong cá chép đỏ phải di chuyển liên tục, hễ đặt xuống bán trước các cửa hàng khác là bị nhắc nhở ngay vì phố cổ đất chặt người đông.
Các mặt hàng vàng mã, trầu cau, mũ áo ông Công, ông Táo… luôn bán chạy trong những ngày này.
Chỉ hơn 10 phút đi chợ ở đây vào buổi sáng sớm, người dân đã sắm đủ các mặt hàng cho ngày lễ cúng ông Công, ông Táo.
Theo Danviet
Muôn kiểu thả cá chép ngày ông Công ông Táo
Sau lễ cúng ông Công ông Táo ngày 23/12 âm lịch, người Hà Nội lại mang cá ra sông, ao hồ phóng sinh, "tiễn ông Táo về chầu trời".
Theo quan niệm dân gian, cá chép - "phương tiện của ông Công ông Táo lên thiên đình tâu với Ngọc Hoàng những việc làm năm qua của gia chủ" - phải được thả trước 12h ngày 23 âm lịch. Sau lễ cúng tại nhà, người dân mang cá phóng sinh ở sông, ao hồ. Trước khi thả cá, nhiều người thường chắp tay khấn vái. Ảnh: Gia Chính.
Có người vừa bê chậu cá, vừa lẩm nhẩm khấn vái, cầu mong những điều tốt lành cho bản thân và gia đình.
Theo quan niệm dân gian, Táo quân gồm hai ông và một bà, tượng trưng là 3 cỗ "đầu rau" hay "chiếc kiềng 3 chân" ở gian bếp của người Việt xưa. Trong ngày Tết ông Công ông Táo, người dân thường cúng 3 con cá chép sống.
Tại hồ Giảng Võ, những người thả cá cố gắng chọn chỗ nước sạch với hy vọng cá sống sót.
So với những năm trước, người dân đã rất ý thức trong việc thả cá. Không còn tràn lan cảnh ném, đổ ụp hay vứt cả túi nylon cùng cá xuống hồ nữa.
Thay vào đó, cá được thả từ từ ở chỗ nước sạch để tăng cơ hội sống sót.
Người phụ nữ này đã cố gắng tiếp cận mặt nước, nhẹ nhàng đưa từng con cá ra khỏi túi nylon và thả xuống mặt nước.
Tuy nhiên, cũng có người chưa thực sự trân trọng sự sống của đàn cá, nên phóng sinh cẩu thả.
Ở những chỗ khó tiếp cận bờ sông, như cầu Long Biên, Chương Dương, người dân đã sáng tạo cho cá vào trong xô rồi dòng dây xuống mặt nước.
Đàn cá chép này của nhiều gia đình. Cá phần lớn được thương lái mua từ làng Thủy Trầm (xã Tuy Lộc, Cẩm Khê, Phú Thọ).
Duới gầm cầu Chương Dương rất đông người ra thả cá. Sau Tết ông Công ông Táo, người dân lại chuẩn bị cho Tết Nguyên đán Đinh Dậu.
Giang Huy
Theo VNE
Phóng sinh cá chép tiễn ông Táo: Vừa được thả đã bị "tóm" Nhiều người đã dùng câu hoặc vợt để vớt lại những con cá vừa được người dân phóng sinh. Như thông lệ, sáng 20.1 (tức 23 tháng Chạp), nhiều người dân lại tìm tới các bờ sông, ao hồ, kênh rạch để phóng sinh cá chép, tiễn ông Táo về trời. Tại TP.HCM, ghi nhận tại kênh Nhiêu Lộc (quận Tân Bình), từ...