Người Hà Nội nhộn nhịp sắm đồ trang trí Tết
Chỉ còn nửa tháng nữa là đến tết Nguyên Đán, những ngày này trên các phố phường Hà Nội, không khí tết đã bao trùm trong tiết trời đông lạnh giá.
Trên các dãy phố Hàng Mã, Hàng Ngang, Hàng Đào, Lương Văn Can, chợ Đồng Xuân… người dân Hà nội đang tấp nập đi sắm đồ tết, đồ trang trí cho nhà cửa để tiễn năm cũ, đón năm mới.
Vẫn như hầu hết mọi năm, những mặt hàng trang trí như câu đối đỏ, tràng pháo giả, cây vàng cây bạc… luôn được mọi người tìm mua nhiều nhất. Bởi lẽ đây là những vật phẩm không thể thiếu trong mỗi dịp tết đến xuân về.
Ngoài các mặt hàng cũ, năm nay có thêm rất nhiều các đồ trang trí tết mới lạ đẹp mắt nhưng vẫn mang đúng nét truyền thống của dân tộc. Chị Lan, một chủ cửa hàng tại Phố Hàng Mã cho biết: “Năm nay nhiều khách hàng không thích mua những câu đối có sẵn vì sợ “đụng hàng”, mà đặt câu đối theo ý riêng của mình để vừa đẹp lại vừa độc”.
Giá cả các mặt hàng có tăng so với năm trước, nhưng vẫn không làm suy giảm sức mua của người dân. Trái lại, có lẽ do nhu cầu về đời sống tinh thần ngày càng cao nên lượng khách hàng năm nay còn đông hơn.
Trong số khách hàng đi sắm đồ tết, rất nhiều người không chỉ mua để trang trí nhà cửa, mà còn để tân trang cửa hàng, nhất là các shop thời trang, quán cafe,show room điện tử… Anh Nguyễn Văn Nam chủ một shop thời trang trên phố Huế chia sẻ “mình đi mua đồ tết để về trang trí cho cửa hàng, vừa làm đẹp, vừa tạo không khí năm mới, khách hàng nhìn vào cũng thích hơn”
Một số hình ảnh sắm đồ trang trí tết:
Câu đối những vật phẩm không thể thiếu.
Bên cạnh những tràng pháo là những bông mai vàng rực rỡ
Năm nay xuất hiện nhiều loại quả giả đẹp mắt
Video đang HOT
Các quán cà phê cũng tưng bừng không khí tết
Ngọc Tú
Theo Bưu Điện Việt Nam
Những phụ nữ chờ bán sức giữa giá lạnh
Phố phường Hà Nội như co lại vì lạnh giá tăng cường. Ở góc chợ, những người phụ nữ đang chạy ào ra khi có người muốn thuê việc...
Nhọc nhằn bán sức
Gạt vội chân chống những chiếc xe đạp "tồng tộc" cũ kỹ, lỉnh kỉnh những đòn gánh, mẹt, sàng, tải cũ... Hơn 10 người phụ nữ cùng ngồi co ro nơi đầu một ngã tư trên đường Hoàng Quốc Việt (Hà Nội), bắt đầu một ngày "bán sức" chờ đợi người đến "thuê mua".
Vẫn còn lẩy bẩy trong cái rét trên dưới 10 độ của Hà Nội những ngày qua, chị Nguyễn Thị Thành (48 tuổi) tâm sự: "Cũng không phải làm chuyên nghiệp gì đâu, chỉ tranh thủ mùa vụ những lúc nông nhàn chúng tôi lại rủ nhau lên đây làm thêm. Đạp xe từ 6 - 7h sáng, từ Đông Anh sang, ngày nắng ấm thì không sao, mấy ngày hôm nay lạnh quá nhưng cũng sắp vào vụ cấy nên vẫn cứ cố. Mong được ngày nào trang trải thêm ngày ấy, cấy vụ đông đến Tết chắc cũng chẳng ra làm thêm được nữa".
"Nhưng rồi làm nhiều cũng thành chuyên nghiệp. Tính ra tôi cũng đứng nơi chợ người này đến gần 10 năm rồi đấy".
Chưa kịp nói dứt câu, thấy mấy người chạy vội ra chiếc xe tải chở cát đang đứng phía góc đường chị cũng vội vàng đứng phắt dậy. Về ngồi lại, chỉ tay theo hai người phụ nữ vừa dắt xe đạp với theo chiếc xe tải chị xuýt xoa: "Xe cát nhỏ, hơn 2 khối 50.000 hai người. Vất vả lắm nhưng cũng vẫn may. Có khi đến 2 - 3 ngày cứ đạp xe đến rồi lại đạp xe về mà không có ai thuê. May mắn thì cũng vất vả lắm. Như hồi tháng 8 tháng 11 công việc đều đều, ngày có bù ngày không thì mỗi ngày cũng được 100 nghìn. Ngày được đến 200 - 250 nghìn thì đều về muộn. Có khi 8h tối mới xong khoán, đạp xe về đến nhà cũng đã là 9h tối".
Chị Trần Thị Dung ngồi cạnh đấy cũng chia sẻ thêm: "Nhắc đến chợ người thì ai cũng biết. Thôi thì làm đủ thứ việc, những việc người ta ngại động tay, động chân thì tới lượt mình. Từ những việc nhẹ nhàng như rửa bát, dọn dẹp nhà cửa đến những việc nặng nhọc như xúc đất, cát, gánh gạch, vác xi măng đủ cả. Nhưng chủ yếu họ vẫn thuê mình xúc cát, gánh gạch...cho các công trường xây dựng. Cứ 20 nghìn 1m khối. Có ngày kiếm được 100 - 200 nghìn là gánh đến 2 - 3 tấn trên vai".
Bon chen góc "chợ người" đường Bưởi, 3 người phụ nữ đang ngồi phía đầu dốc như lọt thỏm nơi góc chợ có đến gần 20 người đàn ông. Cùng ở xa lên đây mưu sinh, chị Vinh (Nghệ An) tâm sự:
"Phụ nữ đứng ở chợ người vất vả lắm. Nhiều người hỏi sao bon chen được với đàn ông con trai? Nhưng thật ra có những việc phụ nữ làm được mà đàn ông lại vụng. Mà nhiều khi những người đến thuê cũng chẳng phân biệt đàn ông đàn bà. Mình xác định làm nơi "chợ người" này là cũng chấp nhận nặng nhọc chẳng khác gì đàn ông chứ".
Tê tái tết muộn
Lập bập trong cái rét, chị Vinh kể: "Cả gia đình có 6 miệng ăn. Ở quê làm ăn vất vả mà cũng không đủ ăn nên vợ chồng chị phải lên đi làm. Mà cả 2 vợ chồng đều làm ở chợ này hết". Vừa nói chị vừa chỉ cho tôi chồng chị trong những người đàn ông đang đứng phía xa. "Nặng nhọc, vất vả nhưng mỗi tháng cả hai vợ chồng chắt chiu dành dụm cũng gửi về quê được hai triệu để ông bà nội nuôi hai cháu. Chỉ tội thằng Út mới được 2 tuổi".
Nhắc đến con, giọng chị như chùng xuống: "Cả năm vợ chồng cũng chỉ về quê được đến 1 - 2 lần. Như năm ngoái đến 28 Tết vợ chồng mới về nhà. Tết đến người ta dọn cửa dọn nhà cũng nhiều việc mà lại được trả công cao. Nên cứ cố dọn nhà họ rồi về dọn nhà mình muộn tí cũng được".
Còn với chị Nhu (Thanh Hóa), chồng bị bệnh nằm nhà, một mình chị phải cáng đáng kinh tế gia đình. Chị lọ mọ nơi "chợ người" thành phố, mọi việc ở nhà chỉ trông vào đứa con gái đang học lớp 7. Đôi mắt như ngân ngấn nước, chị bảo: "Làm hết tuần này nữa, sang tuần sau chị được làm giúp việc tạm thời thay cho osin một nhà gần chỗ trọ. Họ bảo phải đến 30 mới được về. Muộn thì muộn thật nhưng thêm tiền lo Tết cho con thì mình cũng chấp nhận".
Lật giở những hộp cơm nắm, mấy hạt muối vừng, thêm mấy con tôm khô, chị cười: "Ăn cơm lót dạ buổi trưa để chờ đến buổi chiều đấy. Trời lạnh cái gì cũng đắt, cố gắng ăn tiêu tiết kiệm để còn dành dụm. Chắc từ giờ đến Tết rồi sẽ còn đắt hơn nữa. Nghĩ đến Tết mà thấy lo...". Nỗi lòng của chị Nhu, chị Vinh cũng là của tất cả những người phụ nữ chân yếu tay mềm vốn chỉ lo việc nội trợ gia đình nay phải hì hụi như đàn ông nơi góc chợ này. Phố phường Hà Nội như co lại vì lạnh giá tăng cường. Ở góc chợ, những người phụ nữ đang chạy ào ra khi có người muốn thuê việc...
Theo Vietnamnet
Mưu sinh giữa đỉnh đèo giá lạnh Không hẳn là chợ, dãy lán được dựng lên sơ sài bởi bà con người Mường sống dưới bản Tằm (xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, Hòa Bình) chỉ để bán những sản vật của núi rừng do chính người dân nơi đây kiếm được. Nằm bên quốc lộ 6, khoảng giữa đường từ Hà Nội đi Mộc Châu, khu chợ (tạm gọi...