Người Hà Nội lội bùn bắt chuột đồng
Từ sau rằm Trung thu, nhiều người dân ngoại thành Hà Nội lội bùn, dùng chó đánh hơi… để bắt chuột đồng.
Người dân huyện Thạch Thất (Hà Nội) nổi tiếng với nghề bắt chuột đồng để làm thực phẩm cho gia đình và bán ở chợ. “Chuột đồng là món đặc sản không thể thiếu trong những mâm cỗ ở quê tôi”, một người dân cho hay.
Một năm người dân Thạch Thất bắt chuột hai lần và dịp tháng 3-4 khi lúa hết vụ chiêm, và tháng 8 khi hết vụ mùa.
“Chuột vụ mùa dịp cuối năm có thể đạt tới 800 gram”, anh Đỗ Năm Yên ở thôn 9 Hạ Bằng (Thạch Thất) cho biết.
Người dân đưa chó ra đồng để đánh hơi và xua đuổi chuột. Năm người trong 3 giờ có thể bắt được 5-7 kg chuột.
Bẫy thép được đặt dọc lối mòn di chuyển của chuột.
Video đang HOT
Chiếc bẫy chuột do người dân tự chế, tự động thít chặt khi chuột chạy vào.
“Mỗi tổ chuột thường có hai lỗ thông lên trên, chỉ cần dọa một đầu và đầu kia đặt bẫy thì thế nào cũng trúng”, anh Yên nói.
Chuột đồng thường có màu lông vàng óng, bụng màu trắng.
Mùa thu chuột ăn lúa, ăn rễ cây và cỏ nên béo núc.
Giá chuột bán buôn khoảng 80.000 đồng mỗi kg, nếu làm sạch giá bán lẻ là 160.000 đồng.
Ngọc Thành
Theo VNE
Cây ổi "vạn người mê", trả hơn 2 tỷ đồng chủ vẫn không bán
Cây ổi hồng đào 75 năm tuổi cho ra quả chi chít, thế song hoành khiến nhiều người mê mẩn. Nhiều "đại gia" sẵn sàng xuống tay hơn 2 tỷ đồng để mua cây ổi nhưng chủ nhân quyết không bán.
Cây ổi 75 năm tuổi, thế song hoành ở Hà Nội
Đó là cây ổi của gia đình ông Phùng Anh Lê, 52 tuổi, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội. Hiện tại, cây ổi có tuổi thọ 75 tuổi này đang được nhiều người săn đón, hỏi mua.
Ổi hồng đào thế "song hoành"
Năm 2012, ông Lê tình cờ mua được một cây ổi hồng đào của một người chơi cây ở huyện Thạch Thất (Hà Nội). Cây ổi thời điểm đó đã có thế, tuy nhiên, chưa có bông tán rõ ràng.
Mất 2 năm tỉ mỉ chăm sóc, phân tán, cây ổi thế song hoành của ông Lê dần lộ ra với vẻ đẹp khiến nhiều người mê mẩn. Cây ổi có đường kính thân khoảng 30cm, cao 1,3m, tán rộng 2,3m. Thân cây ổi có nhiều nốt xù xì trông cổ kính.
Cây ổi được trồng trong một cái chậu to, kê cao. Cây có hai thân chính, với khoảng 20 tay cành. Các cành của cây hiện đang ra lá non. Phía gần gốc cây, có một ngôi đình nhỏ, các cành nhỏ của cây ổi bám ôm lấy đình. Phía dưới tán cây, có một cây đa mọc lá xanh tốt.
"Lúc mới mua, cây ổi chưa có nhiều bông tán, thế cũng chưa rõ ràng. Thêm nữa, cây ổi rất khó uốn, hay bị phá thế. Do vậy, tôi phải mất 5 năm chăm sóc, thường xuyên cắt tỉa từng chi tiết nhỏ mới tạo ra được một cây ổi đẹp như bây giờ", ông Lê nói.
Chủ nhân của cây ổi cho biết, cây ổi là giống ổi lòng đào. Quả ổi khi chín có màu vàng, rất thơm. Loại ổi này hiện nay còn lại cũng rất ít. Vì vậy, nhiều người đến xem đã mê mẩn thích thú, không muốn rời mắt.
"Tôi gọi thế của cây ổi là thế song hoành. Nhưng cũng có người đến xem cây xong lại đặt tên thế của cây là "tỷ muội Vân Kiều"- tức ý nói dáng thế của cây mềm mại giống như hai chị em trong làn mây. Tuy nhiên, đối với tôi, dù cây ổi với dáng thế nào đi nữa thì tôi vẫn yêu thích, dành sự đam mê đặc biệt", ông Lê chia sẻ thêm.
Ông Lê cho hay, chơi cây nghệ thuật là vô giá bởi với người biết chơi, thích chơi thì cây ổi này có giá rất đắt, hoặc vô giá, song với người không thích thì nó không có giá trị gì. Người chơi cây nhìn vào thân cây, nốt sần, lớp vỏ, những u xoắn trên cây có thể đánh giá được độ tuổi của cây.
Cây có hai thân chính, với khoảng 20 tay cành
Trả hơn 2 tỷ đồng, chủ vẫn không bán
Theo ông Lê, năm 2014, ông mang cây ổi quý đến tham dự triển lãm hội chợ cây ở tỉnh Thanh Hóa. Tại đây, có rất nhiều du khách, người chơi cây đến xem và tỏ vẻ ngạc nhiên, trầm trồ về vẻ đẹp, dáng của cây. Một số "đại gia" đã năn nỉ ông Lê bán cây với giá 1,5 tỷ đồng nhưng ông từ chối bán.
Đến năm 2016, ông Lê tiếp tục mang cây ổi đến dự triển lãm cây ở hội chợ quận Long Biên, Hà Nội. Tại hội chợ này, cũng có những vị khách đến xem cây và trả giá 2 tỷ đồng nhưng chủ nhân của cây không đồng ý.
"Những vị khách trả giá cây đều xin số điện thoại của tôi và gọi điện lại nhiều lần đòi mua cây nhưng tôi vẫn từ chối. Tôi đã hứa với một người bạn ở Hà Nội là sau khi họ xây nhà xong tôi sẽ đem cây ổi này đến tặng họ. Do vậy, dù trả giá cao hơn tôi cũng nhất quyết không bán", chủ nhân của cây ổi nói.
Để trồng cây ổi quý hiếm này tại nhà, ông Lê đã kỳ công chuẩn bị từ đất, nước, cho đến các hóa chất kích thích, dưỡng cây để kịp thời đưa cây về với môi trường đất. Đất trồng cây phải là loại đất mùn đập nhỏ và trộn lẫn với xỉ than tổ ong. Loại nước dùng để tưới cây ổi cũng phải là nước sạch, bởi theo ông Lê nếu tưới nước bẩn cây ổi sẽ nhanh bị chết.
"Để cây phát triển tốt, phải sử dụng một lượng phân vi sinh vừa đủ. Đặc biệt, quá trình chăm sóc cây ổi phải tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ. Mỗi tuần tôi chăm sóc, cắt tỉa cây hai ba lần. Đến giờ, tôi có thể đếm được cây có bao nhiêu tán, cành, nốt sần. Vài ngày không được nhìn thấy cây lại thấy nhớ và thấy như thiếu một cái gì đó" - ông Lê tâm sự.
Theo Danviet
Chưa ra đường, nhìn ảnh người Hà Nội áo ấm co ro đủ biết đông đã về Trời trở lạnh nhanh, mới hôm trước dân Thủ đô còn áo cộc mỏng mà hôm nay ai ra đường cũng trang bị áo ấm đầy đủ. Hà Nội trong ngày và đêm nay (17.10) có mưa. Trời lạnh với nhiệt độ thấp nhất ban đêm phổ biến 18-20 độ. Nhiệt độ giảm sâu, người dân ra đường cảm nhận được cái lạnh...