Người Hà Nội đối đầu với “pháo đài bay” B52
Từ ngày 18 đến 29-12-1972, B52 đã thực hiện 729 phi vụ, ném 20.000 tấn bom xuống Hải Phòng, Hà Nội và các mục tiêu khác. Với tinh thần chiến đấu ngoan cường Việt Nam đã hạ gục 34 “pháo đài bay” – B52 trên bầu trời Hà Nội.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng lãnh đạo Quân chủng phòng không không quân chuẩn bị phương án đánh B52 năm 1972.
Trong những năm tháng chiến tranh, một trong những loại bom gây sát thương cao quân đội Mỹ hay sử dụng là bom bi. Mũ được bện chặt bằng rơm khô nên những mảnh bom bi không thể xuyên qua được. Hình ảnh học sinh miền Bắc đội mũ rơm đi học – hình ảnh rất quen thuộc trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.
13 tiểu đoàn tên lửa được trang bị SAM2 – tên lửa đất đối của Liên Xô bảo vệ Hà Nội. 16 trung đoàn pháo cao xạ có nhiệm vụ bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng và một số khu vực phía bắc Thủ đô. 4 trung đoàn không quân tiêm kích Mig-21 và Mig-17 tham chiến.
Đảng bộ thành phố Hà Nội cho biết trong năm 1972 có 15.000 thanh niên Thủ đô nhập ngũ.
Video đang HOT
Năm 1972, mỗi người sở hữu ít nhất ba hầm trú ẩn ở trong nhà, cơ quan và trên đường phố.
Cầu phao luôn đảm bảo thông tuyến giao thông dưới mưa bom bão đạn của không quân Mỹ
Xác một chiếc máy bay bị quân đội ta hạ gục
Trong năm 1972, bệnh viện Bạch Mai đã từng hứng bốn đợt ném bom của không quân Mỹ vào các ngày 16-4, 18-8, 20-12 và 22-12.
Phái đoàn Chính phủ Cộng hòa Pháp bị trúng bom B52 lúc 11h30, khu nhà ở bị phá hủy.
Sửa đường tàu bị bom Mỹ phá hỏng tại huyện Thanh Trì.
Cầu Long Biên tuyến đường huyết mạch nối Hà Nội với bờ Bắc sông Hồng bị bom Mỹ
phá hủy nhiều đoạn.
KTX Đại học Y Hà Nội bị trúng bom
Ngay sau những trận bom B52 đầu tiên cuối tháng 12-1972, Hà Nội đã huy động mọi phương tiện sơ tán hơn 50 vạn dân nội thành.
Tết năm 1972 tại Hà Nội. Ảnh do ông Jean Marc Gravier, nhân viên mật mã Phái đoàn của chính phủ Cộng hòa Pháp.
Từ ngày 18 đến 29-12-1972, B52 đã thực hiện 729 phi vụ, ném 20.000 tấn bom xuống Hải Phòng và Hà Nội và các mục tiêu khác.
“Pháo đài bay chiến lược” – B52 xuất hiện lần đầu trong không quân Hoa Kỳ vào tháng 6-1955. Trong vòng hơn 40 năm, B52 là chủ bài của sức mạnh ném bom chiến lược Hoa Kỳ. Cánh của B52 có hình mũi tên 350,sải dài 56,39m (bằng chiều rộng của một sân bóng). Khi không tải, chiếc máy bay này nặng 73 tấn và có thể mang 32 tấn bom. Trong chiến tranh Việt Nam, B52 đã hoạt động từ năm 1962 đến năm 1975, nhưng phải đến chiến dịch Linebacker II nó mới đóng vai trò chính yếu. Từ ngày 18 đến 29-12-1972, B52 đã thực hiện 729 phi vụ, ném 20.000 tấn bom xuống Hải Phòng và Hà Nội và các mục tiêu khác.
Theo ANTD
Trung Quốc: Nổ cơ sở sản xuất pháo hoa, 13 người thương vong
Thông tin từ chính quyền tỉnh Giang Tây ngày 1/12 cho biết, 7 người đã thiệt mạng và 6 người khác bị thương sau vụ nổ tại một cơ sở sản xuất pháo hoa tại thị trấn Wanzai. Hỏa hoạn sau đó cũng phá hủy hoàn toàn 5 ngôi nhà.
Nhiều ngôi nhà bị san phẳng sau vụ nổ và hỏa hoạn
Chính quyền địa phương cho biết vụ nổ xảy ra vào tối ngày 30/11. Vụ nổ đã phá sập ngôi nhà được dùng làm nơi sản xuất pháo hoa, khiến 5 người thiệt mạng tại chỗ. Ngoài ra vụ nổ còn gây hỏa hoạn thiêu rụi 5 ngôi nhà xung quanh.
Cơ sở sản xuất pháo hoa trên thuộc một doanh nghiệp tại tỉnh Hồ Nam kế bên. Để tránh sự giám sát của cơ quan chức năng, chủ doanh nghiệp này đã tổ chức gia công pháo hoa tại một ngôi nhà ở vùng nông thôn của Wanzai. Sau vụ nổ, đại diện pháp luật của doanh nghiệp là Gan Yi đã bị cảnh sát bắt giữ để phục vụ điều tra.
Đáng nói là vụ việc xảy ra vào đúng ngày cơ quan giám sát an toàn lao động Trung Quốc yêu cầu các địa phương tổ chức kiểm tra an toàn tại các xưởng sản xuất pháo hoa từ tháng 12 tới tháng 1/2013.
Pháo hoa thường được người Trung Quốc sử dụng rộng rãi trong dịp tết âm lịch. Những năm qua tai nạn thường xuyên xảy ra tại các cơ sở sản xuất pháo hoa của nước này do không tuân thủ quy định về an toàn lao động, nhất là tại các cơ sở nhỏ lẻ.
Theo Dantri
Ý chí thép khuất phục quân đội Mỹ Tháng 6 năm 1965, Mỹ huỷ bỏ chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" và quyết định đưa quân đội Hoa Kỳ sang trực tiếp tham chiến, đồng thời chia Việt Nam thành 2 chiến trường: "Nam càn quét, Bắc oanh tạc" và tiến hành song song 2 cuộc chiến tranh: "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam và "Chiến tranh phá hoại" ở...