Người Hà Nội cầu cứu ‘xe bò’ qua đường ngập
Cách cơ quan chỉ vài trăm mét nhưng đường ngập không thể di chuyển, nhiều người phải thuê xe cải tiến, ba gác với giá 50 nghìn đồng để không phải chôn chân tại chỗ.
Sau trận mưa lớn kéo dài sáng 25/5, nhiều tuyến phố ngập sâu có điểm tới 60 cm. Khu vực quận Cầu Giấy, Hà Đông, Phạm Hùng, Trần Duy Dưng, hay Mễ Trì là những điểm ngập nặng. Nhiều ôtô chết máy từ 4h sáng.
Trên đường Dương Đình Nghệ, sau toà nhà Keangnam nước ngập cao 50 cm, hầu hết phương tiện không thể qua lại. Các điểm giao cắt, thậm chí đường trên cao cũng bị tắc kéo dài.
Hàng nghìn phương tiện chôn chân đến 10h sáng vẫn chưa thể di chuyển.
Nhiều xe máy cố vượt qua đoạn đường ngập…
…nhưng không thoát nổi.
Video đang HOT
Các dịch vụ sửa xe nở rộ. Cả chục chiếc xe máy phải nhờ thợ can thiệp với giá từ 50 đến 100 nghìn đồng.
Dịch vụ xe cải tiến chở qua đoạn đường vài trăm mét giá khoảng 50.000 đồng mỗi lượt.
Nhóm người ở làng Mễ Trì từ 6h30 sáng đã nghĩ cách mang xe cải tiến ra chở xe máy với giá 50 nghìn đồng cả người lẫn xe qua đoạn đường 100 m từ sau toà Keangnam tới đường Mễ Trì.
Khu vực này có khoảng 5-6 nhóm, mỗi nhóm 3-4 người vừa kéo vừa giữ cho phương tiện khỏi rơi xuống đường. “Thấy nhiều người dân đứng chôn chân cả tiếng không qua được, thậm chí xe chết máy nên chúng tôi đã nghĩ ra cách này để kiếm thêm, cũng là để giúp họ vượt qua đoạn đường ngập”, ông Nguyễn Văn Quang ở Mễ Trì, cho hay.
“Từ 6h30 sáng tới giờ chở được vài chục chiếc xe máy rồi, cả người lẫn xe 150 nghìn nhưng nhiều lúc chở không kịp”, ông Nguyễn Văn Hiếu ở Mỹ Đức, Hà Nội làm nghề chạy xe ba gác cho biết.
Theo Công ty thoát nước Hà Nội, đến 8h30, trung tâm thành phố còn 7 điểm ngập úng, sâu nhất 40 cm. Với lượng mưa tới 200 mm, Hà Nội đã phải áp dụng kịch bản thứ ba. Công ty đã huy động toàn bộ quân số ra đường thu dọn chướng ngại vật ở miệng cống, các trạm bơm được vận hành tối đa. Các cống Cầu Đìa trên sông Đăm, Cầu Sa trên sông Cầu Ngà phải đóng để ngăn nước vùng đồng huyện Đan Phượng và vùng đồng phía bắc huyện Hoài Đức chảy về sông Nhuệ.
Là con sông tiêu thoát nước chính của thủ đô, nhưng mực nước trên sông Nhuệ đang dâng rất cao, tại trạm Đồng Bông là 5,8 m, cao hơn bình thường gần 2 m. Đây cũng chính là lý do khiến nước nội thành chậm tiêu thoát ra ngoài. 6h sáng, UBND Hà Nội đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo vận hành trạm bơm Yên Lệnh hỗ trợ tiêu nước sông Nhuệ, dừng bơm tiêu nước từ nội đồng ra sông Nhuệ.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, mưa lớn là ảnh hưởng của không khí lạnh tràn về từ 24/5. Mưa tập trung vào rạng sáng nay, sau đó giảm dần.
Bá Đô
Theo VNE
Sài Gòn, Nha Trang ngập nặng do mưa lớn
Chiều tối 2.11, mưa lớn kéo dài hơn 2 giờ khiến nhiều đường trong khu Bàu Cát (Q.Tân Bình) như Nguyễn Hồng Đào, Phạm Phú Thứ, Võ Thành Trang... nước ngập sâu 30 - 40 cm, nhiều xe chết máy phải dắt bộ. Hàng chục hộ dân sống trong vùng cũng bị ảnh hưởng do nước tràn vào nhà, đảo lộn mọi sinh hoạt.
Ngập nặng tại khu Bàu Cát, Q.Tân Bình (TP.HCM) vào chiều tối 2.11 - Ảnh: An Huy
Trong khi đó, các tuyến đường tại Q.Tân Phú như: Âu Cơ, Tân Thành, Thoại Ngọc Hầu... nước ngập 20 - 30 cm. Đặc biệt, mưa lớn biến đường Nguyễn Văn Quá (Q.12) ngập sâu hơn nửa mét, kéo dài như sông, nhiều người phải dắt xe gắn máy bì bõm dưới nước do xe chết máy. Nước ngập cục bộ trên đường Phan Huy Ích, Phạm Văn Bạch (Q.Gò Vấp) 10 - 20 cm.
Trên các đường chính hướng vào trung tâm như Trường Chinh, Cộng Hòa (Q.Tân Bình), Cách Mạng Tháng Tám (Q.10) kẹt xe nghiêm trọng, hàng nghìn phương tiện nối đuôi nhích từng chút trên đường.
Cũng trong ngày 2.11, mưa lớn khiến nước tràn vào nhà hàng chục hộ dân sống dọc đường Phong Châu (TP.Nha Trang). Nước ngập cao ngang đầu gối khiến các hộ dân phải kê đồ đạc lên cao, dùng máy bơm hút nước từ trong nhà ra ngoài đường. Nhiều hộ phải gửi con nhỏ ở nhờ người quen.
Nước ngập tại nhiều nhà dân mỗi khi có mưa - Ảnh: Nguyễn Chung
Theo ông Ngô Khắc Thinh, Phó trưởng phòng Quản lý đô thị TP.Nha Trang, nguyên nhân gây ngập là khu vực này có nhiều dự án đang thi công như khu đô thị, dự án đường Phong Châu... nên hệ thống thoát nước chưa khớp nối, đồng bộ với hệ thống thoát nước của thành phố; cao trình hiện trạng nhiều nhà dân thấp hơn nền các dự án 1 - 1,5 m.
Cũng trong ngày 2.11, UBND TP.Nha Trang đã có cuộc họp với các đơn vị liên quan, chủ đầu tư các dự án, đưa ra giải pháp trước mắt là thi công hệ thống cống thoát nước; nạo vét các mương hở, để thoát nước mưa ra sông Tắc.
Mưa lớn đã khiến tường nhà của gia đình ông Nguyễn Trà (56 tuổi, trú xã Vĩnh Trung, TP.Nha Trang) lún, nứt toác từng mảng lớn, có nguy cơ đổ sập. Nhà ông Trà nằm trong khu tái định cư thuộc dự án đường Nha Trang - Diên Khánh. Khu tái định cư này hiện có 70 nhà dân, xây dựng trên nền đất yếu nên xảy ra hiện tượng lún, rạn nứt và mùa mưa rất nguy hiểm.
Trương Thị Rồi, 67 tuổi, ngụ P. Phước Hải, TP.Nha Trang, đứng trong căn nhà ngập nước sau mưa - Ảnh: Nguyễn Chung
* Chiều qua 2.11, nhiều chuyến bay của các hãng hàng không trong và ngoài nước đã không thể hạ cánh cũng như cất cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất do ảnh hưởng của trận mưa giông lớn ở TP.HCM kéo dài từ 16 - 17 giờ 10.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại sân bay Tuy Hòa (Phú Yên). Vietnam Airlines (VNA) tối qua cho biết đã có tổng số 22 chuyến bay của hãng này bị ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng dây chuyền đến nhiều chuyến bay khác.
Trong số 22 chuyến, có 10 chuyến hạ cánh muộn do phải bay chờ từ 30 - 50 phút, 10 chuyến cất cánh muộn từ 15 - 20 phút và 2 chuyến từ Melbourne (Úc) VN780 và Thanh Hóa VN1271 đến Tân Sơn Nhất phải chuyển hướng hạ cánh tại Nha Trang.
Theo Thanhnien
Cần Thơ ngập lênh láng sau mưa lớn Chiều 18.10, cơn mưa lớn trong khoảng 2 giờ (từ 17 giờ đến 19 giờ) đã khiến nhiều tuyến đường ở các quận trung tâm TP.Cần Thơ ngập lênh láng, nước tràn vào nhà dân. Đường Trần Văn Hoài ngập sâu sau cơn mưa chiều 18.10 Những nơi bị ngập nặng nhất là đường Nguyễn Văn Linh, 91B ngập từ 30 - 50...