Người Hà Nội bớt lo bệnh sốt xuất huyết
Nhờ có sự quyết liệt của chính quyền địa phương, huy động các ban, ngành, đoàn thể cùng chung tay phòng chống dịch mà số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn Hà Nội đã giảm mạnh.
Giám sát chặt các ổ dịch cũ
Thời gian qua, 100% tổ dân phố có điểm nguy cơ bùng phát SXH tại quận Long Biên đã kiện toàn mạng lưới cộng tác viên phòng chống SXH, thường xuyên kiểm tra, giám sát số hộ gia đình được phân công nhằm phát hiện các hộ có nguy cơ phát sinh bọ gậy. Công tác tổng vệ sinh môi trường diệt bọ gậy/lăng quăng được duy trì thường xuyên, đặc biệt là tại 5 phường trọng điểm (Ngọc Lâm, Ngọc Thụy, Gia Thụy, Bồ Đề, Long Biên).
Nhân viên y tế phun thuốc diệt muỗi, hướng dẫn cộng đồng vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết tại phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng. Ảnh: TTXVN
“Các cấp, các ban, ngành, đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên… luôn phải cùng chung tay với ngành y tế để giám sát chặt chẽ, nhắc nhở các hộ dân tiếp tục phòng chống dịch bệnh”.
Ông Nguyễn Khắc Hiển
14/14 phường trên địa bàn quận đã đồng loạt tổ chức chiến dịch tổng vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh đợt I và đợt II năm 2018; qua đó đã huy động sự tham gia của các phòng, ban, ngành, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Câu lạc bộ Tình nguyện vì môi trường, cán bộ tổ dân phố, đội xung kích diệt bọ gậy và các hộ gia đình với tổng số 4.332 lượt người tham gia chiến dịch. Sau chiến dịch, các tuyến phố, khu vực công cộng, trường học, trụ sở… được tổng vệ sinh sạch sẽ, 90% số hộ gia đình sau chiến dịch không còn bọ gậy trong nhà, đã xử lý 10.313 ổ bọ gậy…
Quận cũng đã phát động và tổ chức tổng vệ sinh phòng, chống dịch bệnh trong các trường học, đặc biệt là phòng chống SXH tại tất cả các cấp học; phòng chống tay chân miệng tại các cơ sở giáo dục mầm non. Ngoài ra, công tác giám sát, điều tra, xử lý dịch, phun hóa chất khu vực nguy cơ cao được duy trì thường xuyên.
Huyện Ứng Hòa cũng là địa phương phòng chống SXH hiệu quả, với chỉ 2 ca mắc trong 9 tháng đầu năm 2019. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh hiệu quả và không để dịch bệnh bùng phát, ngay từ đầu năm, khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS, Trung tâm Y tế huyện Ứng Hòa đã chỉ đạo 29 trạm y tế xã, thị trấn tăng cường giám sát, nhất là tại các ổ dịch cũ như SXH của năm 2017; thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh tại các điểm nóng, các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch, hỗ trợ tuyến dưới trong công tác phòng, chống dịch. Cùng với đó, tăng cường công tác giám sát ca bệnh SXH Dengue và thực hiện các biện pháp phòng, chống không để SXH lan rộng thành dịch và xảy ra tử vong.
Video đang HOT
Không lơ là phòng dịch
Tại hội nghị giao ban công tác y tế 10 tháng đầu năm 2018, báo cáo của Sở Y tế Hà Nội khẳng định, 10 tháng đầu năm, ngành y tế đã cơ bản kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố, đảm bảo không có dịch bệnh lớn xảy ra, phát hiện và xử lý dịch kịp thời, không để dịch bệnh mới bùng phát… Tính từ đầu năm đến 31.10, toàn thành phố ghi nhận 2.338 trường hợp mắc SXH, phân bố rải rác tại 348 xã, phường, thị trấn; 436 trường hợp mắc sởi tại 232 xã, phường, thị trấn và 1.937 trường hợp mắc tay chân miệng, chưa ghi nhận ca bệnh tử vong do các bệnh này.
Ông Nguyễn Khắc Hiến – Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhận định, các đơn vị y tế trong toàn ngành đã hết sức nỗ lực để hoàn thành các chỉ tiêu y tế được giao trong năm 2018, thực hiện hiệu quả công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Mặc dù vậy, từ nay đến cuối năm, tình hình thời tiết, dịch bệnh luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát. Các dịch bệnh như SXH, sởi, tay chân miệng, chỉ cần lơi là phòng chống là lại có nguy cơ bùng phát.
Theo Danviet
Dân Thủ đô bất chấp băng qua dải phân cách đi ngược chiều, giao thông hỗn loạn
Để đi nhanh nhiều người Hà Nội bất chấp quay đầu xe, đi ngược chiều, không màng đến nguy hiểm của bản thân và người khác gây ra tình trạng hỗn loạn giao thông vào các giờ cao điểm ở trung tâm thành phố.
Vào giờ cao điểm đoạn đường hướng Cầu Giấy, Bưởi, Vành đai 2... đổ về trục đường Láng- Ngã Tư Sở luôn đông đúc.
Khi đến đoạn cầu Yên Hòa, các phương tiện thường ùn ứ do tắc từ bên trong đường Nguyễn Khang ra ngoài, hoặc do các phương tiện va chạm khi ra vào cầu này. Để tránh tắc đường, nhiều người chọn giải pháp "nhanh gọn" là quay đầu xe sang làn đường Láng- Cầu Giấy để đi ngược chiều hoặc đi đường khác.
Va chạm giao thông luôn là điều khó tránh khỏi khi người đi xe máy lấn vào đường ô tô.
Nhiều người khi lái xe qua gờ dải phân cách phải chống chân vì tay lái yếu, dễ bị ngã xe.
Theo người dân, trước đây có gạch lát ở đoạn dải phân cách phân ranh giới 2 làn đường này. Tuy nhiên, do có quá nhiều phương tiện đi qua đã cày tung những hàng gạch ở đây.
"Công an cũng nhắc nhở nhiều về việc người dân trèo qua dải phân cách nơi đây. Tuy nhiên, người tham gia giao thông vẫn không tuân thủ pháp luật", ông Nguyễn Quang Dũng (Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay.
Việc va chạm giữa các xe là điều khó tránh khỏi.
Một người băng ngang đường để đi ngược chiều về phía Chùa Láng, khiến các phương tiện gặp nhiều khó khăn khi di chuyển gây nên tình trạng ùn tắc đường.
Tỉnh trạng giao thông hỗn loạn.
Người dân mong muốn cơ quan chức năng vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa để chấm dứt tình trạng trên, tránh tai nạn không đáng có xảy ra.
Khu vực các phương tiện di chuyển vượt qua dải phân cách để đi sang đường là đoạn đối diện cây xăng CTM số 1174 đường Láng- Cầu Giấy.
MẠNH ĐOÀN
Theo VTC
Người nuôi lợn cần chủ động phòng dịch Việt Nam đã và đang tập trung xây dựng nhiều trung tâm chế biến lớn, thị trường thịt lợn đã phục hồi. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng quý I/2018 khoảng 1.026 triệu tấn, quý II là 830 nghìn tấn. Ảnh minh họa Đây là một tín hiệu tích cực với ngành Chăn nuôi nói chung và người nuôi lợn nói riêng,...