Người Hà Giang bức xúc,lo lắng về việc gian lận thi cử tại tỉnh nhà
Đó là chia sẻ bức xúc của người dân tại Hà Giang, địa phương vừa phát hiện ra sự việc gian lận trong khâu chấm thi THPT quốc gia tối 17.7.
Vụ việc điểm thi bất thường vì bị tác động hiện tại đang là điểm nóng tại Hà Giang. Mỗi góc phố, con đường người dân đều thảo luận về tội “tày đình” của ông Vũ Công Lương – Phó Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng – Sở GDĐT Hà Giang. Có người bức xúc vì có con em tham gia kỳ thi, có người lại chép miệng cho rằng, tiền lệ sửa điểm, gian lận thi cử đã có từ lâu nhưng “cây kim trong bọc giờ mới lòi ra”.
Đã 17h30 nhưng Sở GDĐT Hà Giang vẫn “nườm nượp” xe ra vào cơ quan. Ảnh: Việt Phương
Liên hệ với học sinh H.K tại Hà Giang, một thí sinh tham dự kỳ thi vừa qua và cũng là một trong những học sinh của Hà Giang lên tiếng về những bất thường trong điểm thi của nhiều bạn học, em cho hay: “Em học thêm cùng 3 bạn trong một nhóm 5 người. Học lực chung của cả lớp chỉ ở mức trung bình. Nhưng khi điểm thi được công bố, bất ngờ 3 bạn trong lớp đạt trên điểm 9, còn em với bạn còn lại chỉ ở mức 6 điểm dù khi thi thử cũng như trong quá trình học, 3 bạn kia không có gì nổi bật, thậm chí thua em khá nhiều”.
Anh trai của H.K cho biết, em gái mình học rất chăm chỉ, “cày ngày cày đêm” nhưng chỉ đạt 20 điểm. Trong khi nhiều người chỉ “lớt phớt” cũng đạt điểm cao. “Sự việc bị phanh phui sẽ mang lại niềm tin cho nhiều học sinh tại Hà Giang, đặc biệt là lứa thí sinh tiếp theo”, anh trai H.K khẳng định.”Ban đầu, em cũng chỉ trách mình kém cỏi. Nhưng sau khi thấy mặt bằng điểm số tại Hà Giang có nhiều điểm vô lý như trên mạng chỉ ra, em đã liên hệ với một thầy giáo có tiếng tại Hà Nội để chia sẻ câu chuyện của mình và đặt câu hỏi về mặt điểm số”, H.K nói thêm.
Không chỉ những gia đình có con em đi thi mới quan tâm và bức xúc tới vụ việc điểm thi bất thường này. Bà N.H, một người dân sống trên phố Trần Hưng Đạo (TP.Hà Giang), cũng bức xúc khi được hỏi về vụ việc. “Người dân ai cũng biết về vụ việc tày đình này. Con cái tôi hiện giờ cũng trưởng thành hết rồi nhưng nhìn xung quanh khu phố cũng có nhà có con đi thi mà xót. Các cháu học ngày học đêm mà lúc đi thi về cũng lo lắng bỏ ăn, bỏ ngủ, thế mà lại có cả trăm bài thi được nâng điểm, để rồi những đứa chịu khó học hành lại không đỗ đại học vì mất suất còn đâu”.
Video đang HOT
Bà N.H bức xúc vì sự việc điểm thi bị gian lận tại Hà Giang.
Ông N.T.A, một người dân gần đó có con đi thi, đau đáu lo nghĩ: “Con tôi thi được 21 điểm nhưng là thực lực của cháu. Dù thấp dù cao tôi vẫn rất tự hào. Nhưng nó đang lo vì mấy hôm nay đọc trên mạng, nhiều lời thóa mạ dành cho thí sinh Hà Giang. Chẳng biết mấy ngày nữa lên Hà Nội đi học có hòa nhập được hay không đây”.
Tới thời điểm hiện tại, những nghi vấn về điểm thi bất thường tại Hà Giang đã phần nào được giải đáp. Có tới hơn 300 bài thi của hơn 114 thí sinh bị tác động làm thay đổi điểm số (cụ thể là nâng điểm). Tất cả những thay đổi trên bước đầu được xác định là có sự tác động trực tiếp của Phó Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở GDĐT Hà Giang – ông Vũ Công Lương.
Theo Danviet
Luật sư: Người nâng điểm thi có thể bị phạt tù tới 20 năm
Ông Vũ Tiến Vinh cho rằng hành vi sửa hơn 330 bài thi trắc nghiệm tại Hà Giang là "vi phạm rất nghiêm trọng", có dấu hiệu giả mạo trong công tác.
Điểm thi THPT quốc gia ở Hà Giang cao bất thường khiến Bộ Giáo dục và Đào tạo phải thành lập Hội đồng chấm thẩm định. Sau nhiều ngày kiểm tra, chiều 17/7, đại diện A83 (Bộ Công an) cho biết, ông Vũ Trọng Lương (Phó phòng khảo thí Sở Giáo dục Hà Giang) đã can thiệp sửa điểm của thí sinh.
Theo kết quả điều tra, ông Lương được phân công dùng máy tính quét bài thi trắc nghiệm hàng năm ở Hà Giang. Lợi dụng việc này, ngày 27/6, vị phó phòng đã lên mạng tải toàn bộ đáp án thi về máy tính và chuyển vào phần mềm. Từ các tin nhắn gửi vào điện thoại cá nhân, ông Lương nhập số báo danh vào máy tính và sửa điểm. Ông Lương chỉ mất 6 giây để sửa điểm cho một thí sinh.
Nhà chức trách còn cho rằng, vị phó phòng đã mở ổ khóa niêm phong, rút bài ở túi và sửa đáp án thi. Tổng cộng, ông Lương đã sửa hơn 330 bài thi trắc nghiệm của 114 thí sinh.
Sở Giáo dục tỉnh Hà Giang nơi diễn ra cuộc thanh tra. Ảnh: Quỳnh Trang.
Về vấn đề này, luật sư Vũ Tiến Vinh cho biết, với cương vị Phó phòng Khảo thí Sở giáo dục, ông Lương đã vi phạm các quy định của Luật Cán bộ, công chức về những điều cán bộ, công chức không được làm. Ngoài ra, ông Lương cũng vi phạm quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác thi cử, tuyển sinh. Đây là những "vi phạm rất nghiêm trọng" và có chủ ý nên cần xử lý nghiêm.
Theo ông Vinh, hành vi sửa điểm của vị phó phòng còn có dấu hiệu của tội Giả mạo trong công tác, theo Điều 359 Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo đó, người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ để sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng.
Lãnh đạo ban chấm thi cũng có thể bị xử lý hình sự
Theo luật sư Vinh, những người liên quan khác trong tổ công tác như lãnh đạo ban chấm thi, cán bộ, kỹ thuật viên và công an giám sát... tuỳ theo mức độ vi phạm và dựa vào kết quả điều tra mà sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi, theo Điều 366 Bộ luật hình sự 2015. Mức hình phạt từ cải tạo không giam giữ ba năm đến 10 năm tù.
Ngoài ra, người quản lý hồ sơ, hệ thống máy tính mà thiếu trách nhiệm để ông Lương dễ dàng thực hiện hành vi phạm tội thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, theo điều 360 Bộ luật hình sự 2015.
"Nếu phát hiện cha mẹ học sinh nhờ ông Lương sửa điểm cho con và trực tiếp hoặc qua trung gian đưa tiền cho vị phó phòng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa hối lộ. Tội này có hình phạt cao nhất đến 20 năm tù", luật sư Vinh phân tích.
Bộ Giáo dục kiên trì, xử lý đến cùng
Chiều 17/7, Cục trưởng Quản lý chất lượng Mai Văn Trinh cũng cho biết, việc điều tra những người liên quan đến sai phạm điểm thi THPT quốc gia ở Hà Giang "chưa kết thúc, phải tiến hành tiếp". Cả Bộ Giáo dục, Bộ Công an và lãnh đạo tỉnh Hà Giang đều kiên trì mục tiêu xử lý đến cùng, đúng người đúng việc và không có vùng cấm trong sự việc này.
Trên máy tính của Phó trưởng phòng Vũ Trọng Lương còn dữ liệu điểm thi THPT quốc gia 2017 của Hà Giang. Để phục vụ cho việc xác minh, Sở Giáo dục và ông Lương đã tự nguyện chuyển giao máy tính này cho tổ công tác mang về Bộ Giáo dục. Khi có ý kiến chỉ đạo từ Bộ trưởng Giáo dục, tổ công tác có thể điều tra làm rõ tiếp kết quả điểm thi năm ngoái của địa phương này.
Công an giám sát suốt quá trình chấm thi trắc nghiệmThành phần tổ xử lý bài thi trắc nghiệm gồm tổ trưởng là lãnh đạo ban chấm thi, các thành viên là cán bộ và kỹ thuật viên, bộ phận giám sát gồm công an do Chủ tịch hội đồng thi phân công và cán bộ thanh tra.Theo quy định, mỗi môn thi phải có ít nhất ba cán bộ chấm thi. Họ là cán bộ, giáo viên trường phổ thông và giảng viên trường đại học, cao đẳng (nếu cần thiết); đang trực tiếp giảng dạy đúng môn được phân công chấm thi. Những giảng viên, giáo viên đang trong thời kỳ tập sự và thành viên ban thư ký, ban làm phách của hội đồng thi không được chấm thi.Trong quá trình chấm, hội đồng thi phải bố trí bộ phận giám sát trực tiếp và liên tục từ khi mở niêm phong túi đựng phiếu trả lời trắc nghiệm đến khi kết thúc chấm thi. Các thành viên tham gia xử lý phiếu trả lời trắc nghiệm không được mang theo bút chì, tẩy vào phòng chấm thi và không được sửa chữa, thêm bớt vào phiếu của thí sinh với bất kỳ lý do gì.Mọi hiện tượng bất thường đều phải báo cáo ngay cho bộ phận giám sát và tổ trưởng để cùng xác nhận và ghi vào biên bản.
Phạm Dự
Theo VNE
Phó phòng Sở Giáo dục Hà Giang nâng điểm cho 114 thí sinh Nhận được tin nhắn đề nghị, ông Vũ Trọng Lương, Phó phòng Khảo thí Sở Giáo dục Hà Giang, đã sửa hơn 330 bài thi trắc nghiệm của 114 thí sinh. 13h30, tại trụ sở Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hà Giang, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng UBND tỉnh tổ chức họp báo công bố kết quả xác minh...