Người gửi tiết kiệm ‘đón đầu’ lãi suất hạ
Ngân hàng Nhà nước chưa có quyết định điều chỉnh nhưng nhiều khách hàng bắt đầu rục rịch lên phương án, người thì đến đổi sổ kỳ hạn dài, người thì tính cách cho vay người thân để hưởng lãi cao.
Chị Nguyễn Mai Hương, Mai Dịch, Cầu Giấy có hơn 400 triệu đồng chưa đầu tư đang gửi tiết kiệm kỳ hạn 2 tháng tại một nhà băng. Khi nghe nói sắp có chủ trương hạ lãi suất, chị Hương dự định sẽ rút tiền để chuyển sang gửi kỳ hạn dài hơi hơn. “Tuy nhiên, năm tới kinh tế còn khó khăn chắc cũng chưa đầu tư gì nên cứ đáo hạn để được hưởng lãi cao nhất. Đầu năm nay lãi suất vẫn còn 14% một năm nhưng nay chỉ còn 9%, sắp tới hạ tiếp có thể còn 1% một năm nên mình cứ đổi sổ trước cho chắc. Nói thật là giờ mình thấy tiếc khi chỉ mở sổ 2-3 tháng mà không gửi dài hạn khoảng 1 năm ngay từ đầu năm”, chị Hương nói.Ngay sau thông tin Chính phủ sẽ bàn kế hoạch giảm lãi suất, nhiều người dân rục rịch đến ngân hàng đáo sổ tiết kiệm để vẫn được hưởng lãi cao. Việc lãi suất tiết kiệm hạ từ 14% hồi tháng 3 xuống 9% một năm như hiện nay khiến nhiều người tiếc nuối vì đã không gửi tiền kỳ hạn dài. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, trong một nền kinh tế mà lãi suất có thể điều chỉnh giảm nhiều thì việc gửi dài kỳ có lợi hơn.
Nhiều người tỏ ra tiếc nuối khi không gửi tiết kiệm kỳ hạn dài để hưởng lãi suất cao. Ảnh: Trâm Anh.
Khi nghe tin sắp hạ lãi suất thì chị Đinh Minh Hằng, Xuân Diệu, Tây Hồ lại có một suy nghĩ khác. Chị Hằng cho biết, nếu lãi suất hạ chắc chị sẽ rút tiền và cho người thân vay để được hưởng lãi cao hơn. “Mấy người trong gia đình tôi đang có nhu cầu mua nhà định vay ngân hàng. Lãi suất cho vay giờ tầm 14 đến 15%, mình chỉ cần cho họ vay tầm 12 đến 13% vẫn cao hơn nhiều so với gửi trong ngân hàng. Hiện có người trong gia đình còn trả tôi lãi suất cho vay cao hơn ngân hàng 1 đến 2% nên cũng đang cân nhắc “, chị Hằng cho biết.
Theo chị Hằng, việc rút tiền từ ngân hàng rồi cho vay ngoài thì hơi mạo hiểm nhưng với người thân thì việc làm này an toàn hơn. “Cho người nhà vay coi như đôi bên cùng có lợi, họ được giúp đỡ mà mình cũng được hưởng lãi cao hơn gửi nhà băng. Nếu cho vay khoản tiền lớn, họ cũng sẵn sàng trao sổ đỏ thế chấp cho mình”, chị Hằng nói.
Bình luận về phương án này của chị Hằng, chuyên gia tài chính ngân hàng – Tiến sĩ Cấn Văn Lực – cho rằng làm như vậy khá rủi ro. “Tôi không ủng hộ quan điểm này. Việc cho vay ngoài ngân hàng nhìn chung có thể gọi là “tín dụng đen”. Rất nhiều người đã phải trả giá khi dấn thân vào lĩnh vực này. Theo tôi người dân không nên dây vào”.
Khi nghe tin sắp hạ lãi suất, vợ chồng anh Đặng Minh Tâm, Giảng Võ, Hà Nội lại có một cách làm khác. Hiện anh có 300 triệu đồng nhàn rỗi và gửi ở ngân hàng. Nếu lãi suất giảm, anh Tâm dự định rút ra để chia làm 3 khoản đầu tư vàng, USD và một khoản tiền đồng để gửi ngân hàng.
Video đang HOT
“Chia ra làm 3 món đầu tư để cái nọ mất giá thì còn cái kia &’vớt vát’. Vợ chồng tôi cũng không phải người am hiểu thị trường, có một khoản tích cóp cũng muốn sinh lãi càng nhiều càng tốt”, anh Tâm chia sẻ.
Trao đổi với VnExpress.net, nhiều chuyên gia nhấn mạnh, người dân không nên chạy theo lãi suất khi chọn “mặt gửi tiền”. Một chuyên gia từng là thành viên HĐQT ngân hàng cổ phần nói, ngân hàng lãi suất cao chưa chắc là ngân hàng tốt nhất.
“Ví dụ có một tỷ đồng, họ có thể gửi trên 12 tháng để hưởng lãi suất cao và lựa chọn ngân hàng nào trả cho mình lãi suất cao nhất”, ông này nói.
Ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng thì khuyên người dân nên gửi tiền kỳ hạn dài trong bối cảnh lãi suất có thể giảm. Tuy nhiên, theo ông, vấn đề đặt ra là nên bỏ tiền vào ngân hàng nào để an toàn.” Nếu dựa vào tuyên bố của Ngân hàng Nhà nước – sẽ không để ngân hàng nào sụp đổ thì lúc này tạm thời yên tâm gửi tiền tại mọi nhà băng. Còn nếu gửi kỳ hạn dài từ 1,5-2 năm thì nên cân nhắc bởi vì chính sách &’không để ngân hàng phá sản’ có thể thay đổi trong tương lai.
Theo VNE
Căn hộ cao cấp có thể 'ngủ đông' đến năm 2015
Theo các chuyên gia phải chờ 3 năm nữa bất động sản TP HCM mới hấp thu hết lượng căn hộ cao cấp tồn đọng và kết thúc giai đoạn ngủ đông. Năm 2013 phân khúc này vẫn sẽ tiếp tục giảm giá ở biên độ thấp, dưới 5%.
Chuyên gia đầu tư Trần Lê Khánh nhận định: "Hiện giá căn hộ cao cấp tại TP HCM đã giảm 30%. Phân khúc này có thể tiếp tục giảm giá nhẹ nếu tình hình kinh tế vĩ mô chưa khởi sắc".
Theo ông Khánh, để xây dựng một căn hộ cao cấp đúng nghĩa giá thấp nhất là 20 triệu đồng mỗi m2, mức cao nhất khoảng 40 triệu đồng và trung bình là 30 triệu đồng. Mức này tính trên cơ sở phát triển dự án trong vòng 3 năm nhưng trên thực tế tại Việt Nam kéo dài đến 5 năm.
Khung giá này giả định mức phí xây dựng, giá đất giữ nguyên như hiện nay. Song nghịch lý đang diễn ra là giá bán trung bình trên thị trường sơ cấp thấp hơn chi phí thật cho việc phát triển dự án. Điều này sẽ dẫn đến nguồn cung mới phân khúc cao cấp sẽ bị hạn chế trong thời gian tới.
"Theo thống kê của Compareal, hiện nay căn hộ cao cấp còn khoảng 4.800 căn chưa bán được. Trong 2-3 năm tới thị trường sẽ có thời gian hấp thụ lượng hàng tồn này và bước vào giai đoạn thiếu hụt. Lúc đó thời của căn hộ cao cấp sẽ trở lại", chuyên gia này dự báo.
Các chuyên gia dự báo thị trường căn hộ cao cấp TP HCM chưa thể khởi sắc trong năm 2013-2014. Ảnh: Vũ Lê.
Trong khi đó, Tổng giám đốc Hòa Bình House, Lê Quốc Duy nhận xét: "Căn hộ cao cấp đang bị thất sủng trong mắt nhà đầu tư vì chi phí thi công lớn, giá thành cao, đối tượng mua lại ít".
Chuyên gia này giải thích, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, lãi suất còn cao, nhất thời thị trường chưa thể hấp thụ được toàn bộ nguồn cung căn hộ cao cấp. Thêm vào đó, làn sóng giảm giá tác động lớn đến người mua, khiến tâm lý chờ đợi giá giảm thêm bao trùm toàn thị trường và tạo áp lực lớn lên nguồn cung.
Với tài chính còn hạn chế, người dân không thể nộp tiền một lần để sở hữu tài sản lớn dù họ có nhu cầu sống trong căn hộ cao cấp. "Nếu doanh nghiệp tích cực giãn tiến độ thanh toán, bàn giao nhà đúng hẹn để thúc đẩy tiêu thụ hàng tồn, tối thiểu 3 năm nữa thị trường căn hộ cao cấp mới trở lại", ông dự báo.
Để giải bài toán đầu ra cho căn hộ cao cấp, theo ông Duy, các chủ đầu tư cần xác định lượng hàng tồn kho là bao nhiêu và phân loại sản phẩm. Nếu tồn số lượng nhỏ, không đáng kể thì có thể áp dụng chính sách nhận nhà trước, trả tiền dần với tiến độ thanh toán ưu đãi. Nếu tồn số lượng lớn thì tùy khả năng chịu đựng của doanh nghiệp mà cân nhắc giảm ít hay nhiều.
Giám đốc bộ phận nghiên cứu thị trường bất động sản Công ty tư vấn kinh doanh hội nhập toàn cầu (GIBC) Huỳnh Phước Nghĩa nhận định: "Bây giờ là thời của nhà giá rẻ. Bất động sản cao cấp phải chờ đến cuối năm 2015 hoặc đầu năm 2016 mới có chuyển biến".
Một dự án căn hộ cao cấp tại quận 2 (TP HCM) đã chuyển một số sản phẩm thành căn hộ dịch vụ cho thuê để tìm cách tăng thanh khoản. Ảnh: Vũ Lê
Ông Nghĩa phân tích, khái niệm căn hộ cao cấp tại Việt Nam còn quá phức tạp vì chưa có những chuẩn mực cụ thể. Mỗi chủ đầu tư có một quan niệm cao cấp khác nhau khiến cho người tiêu dùng bị nhiễu loạn thông tin. Hiện phân khúc này tại TP HCM chia thành 2 nhóm: đô thị ven nội thành (25-30 triệu đồng mỗi m2) và đô thị hiện hữu cạnh khu trung tâm (từ 35 triệu đồng mỗi m2 trở lên).
Chuyên gia này cho rằng trong thời gian tới chủ đầu tư các dự án cao cấp sẽ phải lựa chọn một trong các giải pháp: giảm giá bán, giảm diện tích, giãn tiến độ thanh toán và tối ưu thiết kế, dịch vụ để cải thiện thanh khoản. "Năm 2012, nhà chung cư đã giảm giá mạnh nhưng căn hộ cao cấp chỉ giảm nhẹ. Có thể năm 2013 phân khúc này sẽ tiếp tục giảm giá ở biên độ thấp, trung bình dưới 5%", ông cho hay.
Giám đốc bộ phận đầu tư TP HCM Công ty Savills Việt Nam, Sử Ngọc Khương cho hay, cách đây 3-5 năm, thị trường nhà cao cấp có 2 nhóm khách hàng là nhà đầu tư và người có nhu cầu thật. Đến nay tỷ lệ nhà đầu tư bằng 0, chỉ còn lại người mua để ở. "Theo quy luật, nhu cầu mua nhà cao cấp để ở chỉ nhích lên khi nền kinh tế dần ổn định trở lại", ông nói.
Nhiều chuyên gia bất động sản cho rằng, xu hướng tấn công ồ ạt vào phân khúc nhà giá rẻ như hiện nay là giải pháp tình thế trong giai đoạn khủng hoảng. Muốn thị trường bất động sản phát triển cân bằng cần phải dung hòa giữa các phân khúc: giá rẻ, trung cấp, cao cấp và hạng sang tùy theo cơ cấu thu nhập của người dân.
Do có nhiều điểm yếu: giá sụt giảm, lãi suất cao, túi tiền của khách hàng eo hẹp, bối cảnh kinh tế không thuận lợi và hạn chế về quyền sở hữu nhà nên bất động sản cao cấp chưa thể tìm ra điểm sáng trong ngắn hạn. "Nếu lãi suất tiếp tục hạ xuống, chính sách cho người nước ngoài mua nhà được mở rộng, có lẽ tình hình sẽ không trì trệ như hiện nay", một chuyên gia địa ốc nói.
Theo VNE
Lãi suất giảm nữa, tiền vẫn chảy vào tiết kiệm! Cho rằng các kênh đầu cơ vàng, bất động sản, chứng khoán, ngoại tệ đều khó có khả năng sinh lời, thậm chí lỗ vốn, UBGS khẳng định, lãi suất có hạ tiếp 1% thì huy động vốn ngân hàng vẫn khỏe. Lãi suất cao đã kéo dài trên 30 tháng Theo đánh giá của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia...